Soạn văn

Nghị luận về một tư tưởng đạo lí lớp 12 ngắn gọn

Bài tập làm văn soạn bài nghị luận về một tư tưởng đạo lí lớp 12 bao gồm các bài soạn ngắn gọn. Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các bạn học sinh làm tốt bài văn nghị luận về một tư tưởng đạo lí.
Nghị luận về một tư tưởng đạo lí

I. Tìm hiểu chung – Nghị luận về một tư tưởng đạo lí

1. Khái niệm

– Nghị luận về một tư tưởng đạo lý là quá trình kết hợp những thao tác lập luận để làm rõ những vấn đề tư tưởng, đạo lí trong cuộc đời
– Tư tưởng đạo lí trong cuộc đời bao gồm:

  • Lí tưởng (lẽ sống).
  • Cách sống.
  • Hoạt động sống.
  • Mối quan hệ giữa con người với con người (cha mẹ, vợ chồng, anh em,và những người thân thuộc khác) ở ngoài xã hội có các quan hệ trên dưới, đơn vị, tình làng nghĩa xóm, thầy trò, bạn bè.…2. Yêu cầu làm bài văn về về tư tưởng đạo lí

a. Hiểu đựoc vấn đề cần nghị luận, ta phải qua bước phân tích, giải đề, xác định được vấn đề, với đề trên đây ta thực hiện.

– Hiểu được vấn đề nghị luận là gì?

Ví dụ: “Sống đẹp là thế nào hỡi bạn”

Muốn tìm thấy các vấn đề cần nghị luận, ta phải qua các bước phân tích, giải đề xác định được vấn đề, với đề trên đây ta thực hiện.

– Thế nào là sống đẹp?

  • Sống có lí tưởng đúng đắn, cao cả, phù hợp với thời đại, xác định vai trò trách nhiệm.
  • Có đời sống tình cảm đúng mực, phong phú và hài hoà.
  • Có hành động đúng đắn.

Suy ra: Sống đẹp là sống có lí tưởng đúng đắn, cao cả, cá nhân xác định được vai trò trách nhiệm với cuộc sống, có đời sống tình cảm hài hoà phong phú, có hành động đúng đắn. Câu thơ nêu lên lí tưởng và hành động và hướng con người tới hành động để nâng cao giá trị, phẩm chất của con người.

b. Từ vấn đề nghị luận xác định người viết tiếp tục phân tích, chứng minh những biểu hiện cụ thể của vấn đề, thậm chí bàn bạc, so sánh bãi bỏnghĩa là áp dụng nhiều thao tác lập luận.

c. Phải biết rút ra ý nghĩa vấn đề.

d. Yêu cầu vô cùng quan trọng là người thực hiện nghị luận phải sống có lí tưởng và đạo lí.

3. Cách làm bài nghị luận

a. Bố cục: Bài nghị luận về tư tưởng đậo lí cũng như các bài văn nghị luận khác gồm 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài.

b. Các bước tiến hành ở phần thân bài: phụ thuộc vào yêu cầu của thao tác những vấn đề chung nhất.

II. Củng cố – Nghị luận về một tư tưởng đạo lí

III. Luyện tập – Nghị luận về một tư tưởng đạo lí

Câu 1

a. Vấn đề mà Nê-ru, cố Tổng thống Ấn Độ nêu ra là văn hoá và những biểu hiện ở con người.

Có thể đặt tên cho văn bản là: Văn hoá con người.

b. Tác giả sử dụng các thao tác lập luận.

+ Giải thích + chứng minh.

+ Phân tích + bình luận.

+ Đoạn từ đầu đến “hạn chế về trí tuệ và văn hoá”: Giải thích + khẳng định vấn đề (chứng minh).

+ Những đoạn còn lại là thao tác bình luận.

+ Cách diễn đạt rõ ràng, giàu hình ảnh.

Câu 2

Nhà văn Nga Lép Tôn-xtôi nói: “Lí tưởng là ngọn đèn chỉ đường. Không có lí tưởng thì không có phương hướng kiên định, mà không có phương hướng thì không có cuộc sống”.

Anh (chị) hãy nêu suy nghĩ về vai trò của lí tưởng trong cuộc sống của con người.

1. Tìm hiểu đề:

– Nội dung: Suy nghĩ về vai trò của lí tưởng nói chung đối với mọi người và lí tưởng riêng của mình.

+ Lí tưởng là ngọn đèn chỉ đường; không có lí tưởng thì không có cuộc sống.

+ Nâng vai trò của lí tưởng lên tầm cao ý nghĩa của cuộc sống.

+ Giải thích mối quan hệ lí tưởng và ngọn đèn, phương hướng và cuộc sống.

– Phương pháp nghị luận: Phân tích, giải thích, bình luận, chứng minh.

– Phạm vi tư liệu: Cuộc sống.

2. Lập dàn ý:
a. Mở bài:

Giới thiệu, dẫn dắt vấn đề tư tưởng, đạo lí cần nghị luận.

b. Thân bài:

Giải thích và bàn luận về ý nghĩa câu nói của Lep Tôn-xtôi.

– “Lí tưởng” là cái đích để con người hướng tới.

+ “Cuộc sống” ở trong câu nói của Lep Tôn-xtôi là chỉ giá trị sống trên cõi đời của mỗi người.

– Câu nói của Lep Tôn-xtôi nêu vai trò của lí tưởng ở hai mức độ:

+ “Lí tưởng là ngọn đèn chỉ đường”: Không có lí tưởng thì hành động của con người không có phương hướng. Lí tưởng giúp cho con người không đi lạc đường. Khả năng lạc đường trước cuộc đời là rất lớn nếu không có lí tưởng tốt đẹp.

+ “Không có lí tưởng thì không có phương hướng kiên định, mà không có phương hướng thì không có cuộc sống”. Sống không có mục đích, không có lí tưởng, cuộc sống trở nên vô nghĩa. Có lí tưởng, con người có động lực thúc đẩy, có nghị lực để vượt qua thử thách, hướng tới mục đích sống rõ ràng, cuộc sống sẽ ý nghĩa hơn.

Suy nghĩ về vai trò của lí tưởng đối với cuộc sống của mỗi người.

– Lý tưởng sống tầm thường, nhỏ bé, ích kỉ có thể làm hại cuộc đời của một người và nhiều người.
– Lý tưởng sống đẹp đẽ kích thích những hành động đẹp, tạo nên niềm say mê sáng tạo, tạo niềm vui trong cuộc sống.

Suy nghĩ của bản thân về ý kiến của Lep Tôn-xtôi:

– Con người sống phải biết lựa chọn lí tưởng và có hướng phấn đấu thực hiện lí tưởng.
– Vấn đề bức thiết đặt ra cho mỗi học sinh tốt nghiệp THPT là chọn ngành nghề, một ngưỡng cửa để bước vào thực hiện lý tưởng.

c. Kết bài:

– Khái quát lại vấn đề.
– Nêu ý nghĩa và rút ra bài học nhận thức từ tư tưởng đạo lí đã nghị luận.

Trên đây là bài tập làm văn nghị luận về một tư tưởng đạo lí, Baitaplamvan chúc các bạn học tốt!

Nguyễn Văn Vinh

Chào tất cả các bạn! Mình là Nguyễn Văn Vinh – làm việc tại trung tâm giáo dục BÀI TẬP LÀM VĂN. Rất mong được các bạn ủng hộ!

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button