Soạn văn

Soạn bài đề văn biểu cảm và cách làm bài văn biểu cảm

Bài tập làm văn soạn bài đề văn biểu cảm và cách làm bài văn biểu cảm lớp 7 ngắn gọn được sưu tầm và giới thiệu tới các bạn học sinh tham khảo để hiểu rõ về cách làm một bài văn biểu cảm và dàn ý thường dùng khi có đề văn biểu cảm để chuẩn bị tốt cho bài giảng của học kì mới sắp tới đây của mình.

Soạn bài đề văn biểu cảm và cách làm bài văn biểu cảm
Soạn bài đề văn biểu cảm và cách làm bài văn biểu cảm

Soạn bài đề văn biểu cảm và cách làm bài văn biểu cảm

I. Hướng dẫn soạn bài đề văn biểu cảm và cách làm bài văn biểu cảm

1. Đề văn biểu cảm

Trong mỗi đề văn biểu cảm thường có hai nội dung chính cần phải xác định: đối tượng biểu cảm và tình cảm cần thể hiện. Tìm hiểu đề văn biểu cảm là phải xác định được hai nội dung này.

a. Cảm nghĩ về dòng sông.

– Đối tượng biểu cảm là dòng sông (hoặc cánh đồng, vườn cây, … ) quê hương
– Tình cảm cần thể hiện là sự yêu quý của em với dòng sông (hoặc cánh đồng, vườn cây, … ) đó.

b. Cảm nghĩ về đêm trăng thu.

– Đối tượng biểu cảm là trăng trong đêm trung thu.
– Tình cảm yêu thích chân thực của bản thân.

c. Cảm nghĩ về nụ cười của mẹ

– Đối tượng biểu cảm là nụ cười của mẹ.
– Tình yêu thương tôn kính với mẹ.

d. Vui buồn tuổi thơ.

– Đối tượng biểu cảm là kỉ niệm tuổi thơ.
– Tình cảm sự hoài niệm về quá khứ.

e. Loài cây em yêu.

– Đối tượng biểu cảm là một loài cây bất kì.
– Tình cảm được biểu hiện bằng sự yêu thích chăm sóc của em.

2. Cách làm một bài văn biểu cảm

a. Tìm hiểu đề và tìm ý:

– Đối tượng biểu cảm: Nụ cười của mẹ
– Hình dung về nụ cười cười của mẹ: nụ cười ấm áp, yêu thương; khích lệ, động viên, …
– Tình cảm của em với nụ cười của mẹ nói riêng và với mẹ nói chung.

b. Lập dàn bài:

* Mở bài : Nêu cảm xúc đối với nụ cười mẹ, nụ cười ấm lòng.

* Thân bài :

– Vài nét về mẹ:

  • Tuổi, sức khỏe.
  • Đảm đang, tháo vát.
  • Tính tình hiền hòa, dễ mến.

– Nêu các biểu hiện sắc thái nụ cười của mẹ.

  • Nụ cười đem lại sự ấm áp và niềm tin tưởng cho em.
  • Nụ cười vui,thương yêu.
  • Nụ cười khuyến khích.
  • Nụ cười tha thứ, bao dung khi em mắc lỗi.
  • Những khi vắng nụ cười của mẹ.
  • Làm sao để luôn thấy được nụ cười của mẹ
c. Kết bài : Lòng yêu thương và kính trọng mẹ.

II. Luyện tập

Câu 1: Bài văn này biểu đạt tình yêu tha thiết của tác giả với quê hương An Giang yêu dấu. Có thể đặt nhan đề cho bài văn là: An Giang trong trái tim tôi.

Câu 2:

– Mở bài: Giới thiều tình yêu quê hương An Giang.
– Thân bài: Những biểu hiện tình yêu quê hương của tác giả:

  • Những kỉ niệm tuổi thơ.
  • Tình yêu quê hương trong chiến đấu và tình yêu đối với những người con anh hùng của quê hương.

– Kết bài: Tình yêu quê hương trong suy nghĩ và cảm nhận của người con xa quê (khi đã trưởng thành).

Câu 3:

Bài văn thể hiện những cảm xúc với quê hương bằng những câu văn biểu cảm trực tiếp, rất giàu cảm xúc và dung dị.

Trên đây là bài tập làm văn soạn bài đề văn biểu cảm và cách làm bài văn biểu cảm, chúc các bạn làm tốt bài văn của mình!

Nguyễn Văn Vinh

Chào tất cả các bạn! Mình là Nguyễn Văn Vinh – làm việc tại trung tâm giáo dục BÀI TẬP LÀM VĂN. Rất mong được các bạn ủng hộ!

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button