Soạn văn

Luyện tập sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh

Luyện tập sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh là bài soạn giới thiệu với các bạn để tham khảo giúp học tập tốt môn Ngữ Văn lớp 9 hiểu rõ hơn về phương thức và vận dụng yếu tố miêu tả thường dùng trong văn bản thuyết minh.

Luyện tập sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh
Luyện tập sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh

Luyện tập sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh

I. Hướng dẫn chuẩn bị – Luyện tập sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh

Cho đề bài sau: Con trâu ở làng quê Việt Nam

Lập dàn bài thuyết minh về con trâu.

A. Tìm hiểu đề:

– Kiểu văn bản/ Thể loại: Thuyết minh.
– Đối tượng thuyết minh: Con trâu.
– Phạm vi kiến thức: Con trâu ở làng quê Việt Nam.
– Yêu cầu chung: Vận dụng linh hoạt các phương pháp thuyết minh, một số biện pháp nghệ thuật và yếu tố miêu tả.

B. Lập dàn ý:
1. Mở bài:

Giới thiệu chung về hình ảnh con trâu trên đồng ruộng, làng quê Việt Nam.

2. Thân bài:

a. Nguồn gốc, đặc điểm của loài trâu:

– Trâu Việt Nam có nguồn gốc từ trâu rừng thuần hóa, thuộc nhóm trâu đầm lầy.
– Là động vật thuộc lớp thú, lông trâu có màu xám, xám đen; thân hình vạm vỡ, thấp, ngắn; bụng to; mông dốc; đuôi dài thường xuyên phe phẩy; bầu vú nhỏ; sừng hình lưỡi liềm…
– Trâu mỗi năm chỉ đẻ từ một đến hai lứa, mỗi lứa một con …

b. Lợi ích của con trâu:

– Trong đời sống vật chất:

+ Trâu nuôi chủ yếu để kéo cày, bừa, giúp người nông dân làm ra hạt lúa, hạt gạo.
+ Là tài sản quý giá của nhà nông.
+ Cung cấp thịt; cung cấp da, sừng để làm đồ mĩ nghệ…

– Trong đời sống tinh thần: Trâu là người bạn thân thiết với tuổi thơ của trẻ em ở nông thôn một buổi đi học, một buổi đi chăn trâu:thổi sáo, đọc sách, thả diều, đánh trận giả khi chăn trâu …

– Con trâu với lễ hội ở Việt Nam:

+ Hội chọi trâu ở Đồ Sơn – Hải Phòng.
+ Lễ hội đâm trâu ở Tây Nguyên.
+ Là biểu tượng của Sea Game 22 Đông Nam Á được tổ chức tại Việt Nam.

3. Kết bài:

– Khẳng định lại vai trò của con trâu trong đời sống người nông dân ở làng quê Việt Nam.
– Nêu suy nghĩ, tình cảm của bản thân.

II. Luyện tập trên lớp – Luyện tập sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh

1. Có thể tham khảo một số đoạn văn sau:

Đoạn 1: Con trâu trên đồng ruộng.

Đã bao đời nay, trâu là con vật không thể thiếu được của người nông dân Việt Nam. Trên đồng ruộng, trâu lực lưỡng khỏe mạnh kéo những đương cày thẳng tắp như kẻ chỉ. Lực kéo trung bình trên ruộng 70- 75 kg bằng 0,36 – 0.4 mã lực. Trâu loại A mỗi ngày cày 3 – 4 sào, loại B cày 2 – 3 sào và loại C cày 1,5 – 2 sào Bắc Bộ. Vì vậy con trâu có ý nghĩa rất lớn đối với công việc đồng áng của người nông dân, câu tục ngữ: Con trâu là đầu cơ nghiệp xuất phát từ thực tế đó. Mùa gặt, trầu cần cù siêng năng kéo những xe lúa vàng ươm nặng trĩu về chất đầy kho. Những lúc mùa vã, trâu trong thả đứng gặm cỏ trên những bờ ruộng, trên lưng trâu một vài chú cò trắng tinh nghịch sà xuống, đó là biểu tượng cho cảnh yên bình của làng quê.

Đoạn 2: Con trâu trong một số lễ hội.

Một trong những lễ hội truyền thống đặc sắc của dân tộc mà lễ hội chọi trâu, thường được tổ thức vào đầu tháng tư hàng năm. “Dù ai buôn bán trăm bề Ngày ba tháng bốn thì về chọi trâu” Trâu được chọn để chọi trường là trâu to độ 4 -5 tuổi vào lúc sung sức nhất, da bóng mượt, đuôi cong vút, thân mình mở nang, lực lưỡng và thường là đuôi ngắn thì sức mới khỏe. Khắp làng trên xóm dưới ai cũng chọn làng mình một con trâu to khỏe nhất, đẹp mã nhất để tham gia cuộc thi. Khi bắt đầu thi đấu hai con trâu nhìn nhau hằn học rồi sau đó chúng lao vào nhau như hai võ sĩ quyền anh. Xung quanh mọi người hò reo cổ vũ cho trâu của mình thật sôi nổi và hào hứng. Con trâu chiến thắng là con trâu húc ngã đối phương hoặc làm cho đối phương bỏ chạy. Cổ động viên bên chú trâu chiến thắng vui sướng la hét om sòm, không khí chọi trâu thật vui vẻ.

2. Đọc văn bản sau và nhận xét về sự kết hợp giữa thuyết minh với miêu tả (kết hợp ở nội dung nào, tác dụng ra sao):

DỪA SÁP

Giồng cây xanh – một vùng ven thị trấn cầu kè, tỉnh Trà Vinh là nơi duy nhất trên nước ta trồng loại dừa độc nhất vô nhị có cái tên nghe ngồ ngộ là dừa sáp. Và loại dừa này dùng để ăn chứ không để uống…

Từ lâu dừa sáp là đặc sản nổi tiếng của huyện Cầu Kè. Theo những người cao niên trong làng thì dừa sáp được trồng vào giữa thế kỷ XX do sư cả Chùa Chợ đến Cam-pu-chia mua về trồng. Nhìn bề ngoài thì cây dừa sáp cũng giống như cây dừa ta. Sở dĩ dừa được gắn với tên sáp là vì cơm của nó vừa mềm, vừa xốp lại dẻo như bột đã được nhào sệt, đồng thời lại có màu đùng đục của sáp. Đặc biệt là cơm dừa chiếm trọn gần cả gáo. Các bạn nhiều nơi thiệt thòi vì còn ít, hoặc chưa bao giờ được nếm, thậm chí chỉ chiêm ngưỡng thôi, loại dừa có một không hai này.

Thời gian trước người ta thưởng thức dừa bằng cách nạo cơm dừa rồi bỏ vào ly sẵn đá rồi sau đó cho sữa bò vào. Ngày nay người ta bỏ cơm dừa vào máy say sinh tố có chứa sữa và đá ở trong đó. Vị lạnh của đá đã được say nhuyễn làm cho vị thơm ngon của dừa trộn sữa toát ra hết rồi lan toả khắp miệng để lại dư vị tuyệt vời trên đầu lưỡi. Có lẽ nhờ hương vị của ly dừa tuyệt hảo mà mỗi trái dừa sáp có giá cao hơn dừa thường gấp 10 lần.

Bình thường thì mỗi trái dừa là 10 000 đồng. Vào những dịp lễ hội lớn như lễ thanh minh, lễ cúng chùa ông Bổn vào ngày rằm tháng bảy âm lịch, lễ Vu Lan là khách từ các nơi nườm nượp đổ về, ai cũng muốn thưởng thức đặc sản của quê hương Cầu Kè và đồng thời mua về làm quà cho người thân, khiến cho dừa sáp vọt lên với giá 25 000 đồng.

Hiện tại, cả Giồng Cây Xanh cũng chỉ có được khoảng 700 cây dừa sáp. Cặp dừa giống mà vị sư cả đem về trồng ở trong sân chùa hơn 50 năm qua giờ đã trở thành thuỷ tổ của loại dừa sáp. Người dân ở nơi đây đã cố nhân giống loại dừa siêu ngon này khắp nơi nhưng lạ thay nó chỉ chịu cho sáp ở các nơi như: Tam Ngãi, Phong Phú, Phong Thạnh… có nghĩa là nó chỉ “mến” vùng đất quanh thị trấn Cầu Kè còn nếu trồng chệch qua phần đất khác thì dừa sẽ không cho sáp. Trước đây thường mỗi buồng dừa có khoảng 12 trái thì có đến hơn phân nửa là dừa sáp nhưng hiện thì chỉ có được 3 – 4 trái có sáp, có khi còn không có trái nào.

Lí giải hiện tượng này, chi cục bảo vệ thực vật tỉnh Trà Vinh cho biết, do dừa sáp trồng cùng vùng với dừa thường nên dẫn đến tình trạng hoa của dừa sáp thụ phấn của dừa thường. Để khắc phục, cần phải có vùng đất riêng để trồng nó. Nhưng muốn có một “giang sơn” cho dừa sáp là điều mà các nhà khoa học còn phải “đau đầu”

(Thanh Thuý, Báo Thiếu niên tiền phong, số 80 – 2004)

Gợi ý:
Trước hết, phải xác định được chủ đề thuyết minh của văn bản; chủ đề ấy được triển khai ở những nội dung nào?
Người viết đã sử dụng miêu tả như thế nào để giới thiệu về cây dừa sáp? (miêu tả những gì? tác dụng của yếu tố miêu tả ra sao?).
Tự rút ra kết luận về việc sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh, cách thức cũng như tác dụng của việc kết hợp này.

Trên đây là bài tập làm văn luyện tập sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh, chúc các bạn làm tốt bài văn của mình!

Nguyễn Văn Vinh

Chào tất cả các bạn! Mình là Nguyễn Văn Vinh – làm việc tại trung tâm giáo dục BÀI TẬP LÀM VĂN. Rất mong được các bạn ủng hộ!

Related Articles

One Comment

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button