777dragon Khuyến Mãi Den casino bonus calendar togelkita com mejagacor melbet draftkings competitors nettruyen theo dõi xổ số miền nam 14 tháng 7 xoilac tv 82 Tường Thuật Trực Tiếp link vào k8 không bị chặn 789club chơi nhanh bản web u23 việt nam vs u23 hàn quốc Gem nohu Son.Club Game Bài Đổi Thưởng bet247 casino lịch vạn sự wap nhà cái dubai casino starcasinò slot Kéo Kubet kết quả world cup 2022 keno vietlott online keonhacai com xem bong da truc tuyen đánh bài obline bắn cá tiền đổi thẻ cào w66 trang web tải về wed casino net bet sòng bạc casino campuchia olxtoto 88 Tổng số sút bóng 789win bet akslot cz casino online Kèo chấp 2 Lịch thi đấu SIêu Cúp Nhà Vua maxwin88slot soi cầu kết quả xổ số miền nam one88 vp Tại Yo88 Game Bài B52 kinh nghiệm đánh baccarat con ngỗng đánh số mấy đá gà casino trực xem keo nha cai hom nay hi88bet com pas 77 casinolar tiến lên miền nam tá lả phỏm apk 2bong com kèo malaysia Nổ Hũ f8bet b99.one Sam86.Vip Game Bài B88 9club slot fun888 tsubasa amami cách soi cầu chuẩn miền bắc Lịch phát sóng bóng đá M88 Tải về miễn phí từ trang web của Dongzhong jili 008 jili 888 cach choi tai xiu nhất vip 2020 nhà cái tặng cược miễn phí đường link vào sbobet mới nhất 10 trang đánh đề online bd trực tiếp kèo nhà cái Ol777 Bet mẫu vé số bến tre betvisa ph login siji4d login Big79 Game Bài Có Code owltoto semartoto Tải App Pq88vn kaisarhoki choi casino tren mang hà nội thứ bảy hàng tuần song ngam tap 26 trang cờ bạc uy tín batik77 8 ball pool billiards game game hẹn hò fun88 link khuyến mãi giải phụ đặc biệt online casino roulette 10 cent rio66.cafe OLXTOTO deposit elektronik chơi game b29 trực tuyến kasqq slot888 Tải app Happyluke Nhận 60k pragmatic slot demo nhandinhbongda 55qh88 how serial killers choose their victims xskt đồng nai cwin.world kubet nét 11 lịch thi đấu euro 2024 pdf Tdtc Club Game Bài Sinh Tử gold888 7mmtv Lừa Đảo ceria138 cách chia bài binh 6 la laba33 w88 w88malay com crusade of fortune casino Win888 Club Game Bài Dom88 chung kết bóng chuyền nữ game bắn cá vip game bài 68 vip game tim vang metro777 King68 Club Game Bài Online jav togel vnbetway com free bet no deposit uk ứng dụng fun88 glow138 bos138 bắn cá 23 trực tiếp kèo nhà cái 789 kèo nhà cái bóng đá trực tiếp trò chơi bridge trò chơi điện tử online sola88 YOLO4D FRAGMATIC4D TRỰC TIẾP KẾT QUẢ XỔ SỐ MIỀN NAM Nhà cái K8.cc Trang Chủ Tabet88 SEGA4D Vip Club Game Bài G52 phim sex hàn tìm kiếm từ khóa new88 cách ghi lô de miền nam pragmatic play new slot sổ mơ lô đề Dom88 Club Tai Game Bài Đổi Thưởng Uy Tín warungplay thai lan vs indo kubet 6101 Dự Đoán Xổ Số đắk lắk ngày 12 99sport0.com lịch đá banh việt nam u23 W88 Nền tảng trực tuyến Metropolitan hot 68 club bắn cá thẻ cào đổi thẻ cào ào ào cổng game đổi thưởng nhancode ff.com miễn phí ag. viva88 win28888 123b.com soxo winbet888.bet tyle cacuoc bongda Đăng Nhập Xsxmn ligadunia365 game 789 bắn cá vip bancavip net rikvip uy tín không game bắn bida y8 khuyen mai fb88 Thống kê duy nhất MB Đại lý 789bet temple of boom agen288 panen4d cách chơi tài xỉu m88 thể thao 789bet tải game đánh bài đổi thưởng tặng xu mới88066 top 10 nhà cái uy tín nhất 2024 go99tv best casino blogs winslot303 www vkool net poker lounge boswin186 Nidia Garcia robothoki game đánh bài đổi tiền thật trên iphone web danh bac online V99 Win Game Bài Las Vegas qdal88 xs truc tiep mn vn88 pp tin tuc Slot online deposit memuaskan game bài rút tiền về momo TY LE KEO 365 b88bet hi88000.com cerdas 4d B99.Win Game Bài 77 game đánh bài dân gian online ratuslot303 Bet789 Game Bài 24H vn88 live XEM BONG TRUC TUYEN sex nhat ban Nga Roulette Fun88 app Tải về Phân tích nhân vật Tnú ngắn gọn - Dàn ý + 5 bài văn mẫu
Bài tập làm văn THPT

Phân tích nhân vật Tnú ngắn gọn – Dàn ý + 5 bài văn mẫu

Bài tập làm văn phân tích nhân vật Tnú trong truyện ngắn Rừng Xà Nu của Nguyễn Trung Thành lớp 12 bao gồm dàn ý phân tích nhân vật Tnú và các bài văn mẫu chọn lọc. Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các bạn học sinh phân tích nhân vật Tnú hay nhất.
Phân tích nhân vật Tnú

Dàn ý phân tích nhân vật Tnú

1. Mở bài

– Giới thiệu Nguyễn Trung Thành và truyện ngắn Rừng xà nu.

2. Thân bài

Phân tích hình tượng nhân vật Tnú.

– Tnú là nhân vật chính của truyện ngắn Rừng xà nu. Đó là một đứa trẻ cha mẹ mất sớm, Tnú gắn bó với dân làng và có những phẩm chất của dân làng. Tnú được cụ Mết nhận xét : “Đời nó khổ, nhưng bụng nó sạch như nước suối làng ta’’.

– Tnú là người con gan góc, táo bạo của núi rừng Tây Nguyên hùng vĩ.
+ Học chữ thua Mai, Tnú đập vỡ bảng, bỏ ra ngoài suối ngồi suốt ngày, sau đó, lấy một hòn đá “tự đập vào đầu, máu chảy ròng ròng’’ để sáng hôm sau lại ngượng ngùng gọi Mai ra phía sau hốc đá hỏi xem “chữ o có móc là chữ chi’’.
+ Nhưng “đi đường núi thì đầu nó sáng lạ lùng’’. Khi làm liên lạc, Tnú không đi đường mòn. Qua sông, khôn lội chỗ nước êm, mà “cứ lựa chỗ thác mạnh mà bơi ngang, vượt lên trên mặt nước, cưỡi lên thác băng băng như một con cá kình’’.
+ Khi bị giặc bắt và tra tấn, Tnú không hé răng một lời dù bị địch tra tấn dã man.
+ Khi bị địch đốt cháy mười ngón tay, Tnú nghiến răng chịu đựng chứ quyết “không thèm kêu van’’.

– Đây cũng là một con người có mối thù chồng chất với quân giặc. Chúng không chỉ giết hại dân làng mà còn giết hại vợ con anh và khiến hai bàn tay anh “mỗi ngón chỉ còn lại hai đốt’’.
– Tnú còn là một chàng trai dũng cảm và trung thành với cách mạng.
+ Những ngày ấy, làng Xô Man bị kẻ thù khủng bố điên cuồng “không bữa nào nó không đi lùng, không đêm nào chó của nó và súng của nó không sủa vang cả rừng’’. Anh Xút bị giặc treo cổ lên cây vả đầu làng ; bà Nhan bị chặt đầu cột tóc treo đầu súng vì đã vào rừng nuôi cán bộ. Sau cùng đến lũ trẻ thay người già làm việc này. Tnú và Mai là hai đứa trẻ hăng hái nhất. Có đêm, chúng ngủ luôn ở ngoài rừng, vì đề phòng giặc lùng phải có người “dẫn cán bộ chạy’’.
+ Lòng trung thành với cách mạng của Tnú đã được bộc lộ qua nhiều thử thách. Khi bị giặc bắt, giải về làng, tra hỏi chỗ ở của cộng sản, Tnú đặt tay lên bụng mình và nói : “ở đây này’’. Lưng Tnú ngang dọc biết bao vết dao chém của bọn lính.
+ Khi chứng kiến cảnh vợ con bị giặc tra tấn dã man bằng gậy sắt, mặc dù tay không, Tnú dũng cảm nhảy vào giữa lũ giặc đang điên cuồng. Nhưng anh không cứu được vợ con, bản thân bị giặc bắt và đốt hai bàn tay bằng giẻ tẩm dầu xà nu.
+ Khi được dân làng cứu thoát, dù hai bàn tay đã cụt đốt, Tnú gia nhập giải phóng quân như một tất yếu… Phẩm chất anh hùng của Tnú là ở chỗ biết vượt lên mọi đau đớn và bi kịch cá nhân : gia nhập bộ đội, chiến đấu dũng cảm, giết giặc để trả thù cho quê hương và gia đình.

– Căm thù mãnh liệt, Tnú cũng la người biết yêu thương sâu sắc. Ba năm đi bộ đội, Tnú da diết cảnh và người của buôn làng quê hương.

3. Kết bài

– Số phận và tính cách của nhân vật Tnú tiêu biểu cho dân làng Xô Man và con người Tây Nguyên.
– Nhân vật Tnú góp phần tô đậm chủ đề và làm nên màu sắc sử thu của truyện ngắn “Rừng xà nu’’.

Bài văn mẫu phân tích nhân vật Tnú

Phân tích nhân vật Tnú – bài 1

Phân tích nhân vật Tnú
Nguyễn Trung Thành (còn gọi là Nguyên Ngọc) được xem là nhà văn của Tây Nguyên, bởi lẽ, cả cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của ông đều gắn bó với mảnh đất này. Một trong những tác phẩm nổi bật nhất của nhà văn mà chúng ta phải để đến là truyện ngắn “Rừng xà nu”. Với tác phẩm này, nhà văn đã xây dựng thành công nhân vật Tnú – biểu tượng cho Tây Nguyên hùng hồn, bi tráng.

Có thể nói Tnú là nhân vật trung tâm xuyên suốt tác phẩm, song song bên cạnh hình tượng rừng xà nu đại ngàn. Nhà văn Nguyễn Trung Thành đã xây dựng nên hình tượng một người anh hùng của mảnh đất Tây Nguyên với màu sắc sử thi rất rõ nét qua câu chuyện của cụ Mết kể trong một đêm nhân khi Tnú về làng.

Tnú là người Strá, anh mồ côi cha mẹ từ nhỏ, lớn lên nhờ sự đùm bọc và cưu mang của dân làng Xô Man. Chính vì thế, Tnú luôn gắn bó với buôn làng và sau này còn trở thành người chiến sĩ gan góc bảo vệ quê hương mình. Cụ Mết từng nói: “Đời nó khổ, nhưng bụng nó sạch như nước suối làng ta” chính là một lời khen hoàn toàn xứng đáng.

Tnú là một người có bản lĩnh, gan góc và không ngại khó khăn, thử thách. Ngày từ khi còn nhỏ, Tnú đã tỏ ra là một đứa trẻ gan dạ. Ngay cả khi những người như anh Xút, bà Nhan đi liên lạc bị chặt đầu treo cổ thì Tnú không hề sợ hãi mà vẫn dũng cảm xung phong nhận làm liên lạc. Để tránh giặc phát hiện, Tnú “không chọn đường mòn, không chọn quãng nước êm mà chọn con đường gai góc, chọn quãng nước chảy xiết” để đi và vì thế cậu đã nhiều lần “lọt qua hết vòng vây của giặc”. Khi bị giặc bắt, Tnú cũng không hề sợ hãi mà nhanh trí nuốt bức thư mật vào bụng. Đã thế, Tnú còn thách thức lại với bọn giặc khi chỉ tay vào bụng và nói: “Cộng sản ở đây này”. Ngay cả khi bị giặc tró bắt đốt mười đầu ngón tay, Tnú vẫn không kêu lên một tiếng. Tất cả những hành động này đã cho thấy một bản lĩnh kiên cường, gan góc của một thanh niên trẻ tuổi. Trẻ nhưng không bồng bột, ngược lại, anh rất bình tĩnh và thông minh.

Không chỉ gan dạ, Tnú còn là một người có ý chí và quyết tâm cao. Tnú học chữ thua Mai vì hay quên thì lấy đá đập vào đầu, những tưởng nhét được con chữ vào trí nhớ. Nhưng khi được anh Quyết giải thích và động viên thì Tnú đã hiểu ra và học hành chăm chỉ hơn. Tinh thần học hỏi và vượt lên chính mình như vậy không phải ai cũng có và cũng làm được. Chính tính cách ấy của Tnú càng khiến cho chúng ta yêu mến anh hơn.

Mặc dù cuộc đời của Tnú phải chịu quá nhiều nỗi bi kịch nhưng anh vẫn kiên cường vượt lên tất cả, trở thành người anh hùng, trở thành một hình tượng đẹp mà ai cũng phải ngưỡng mộ. Ngay từ nhỏ, anh đã mồ côi cha mẹ nhưng được dân làng nuôi nấng, chính vì thế anh yêu buôn làng của mình, cùng dân làng bảo vệ cán bộ và sẵn sàng hy sinh thân mình để bao vệ quê hương nếu cần. Từ khi còn nhỏ, bị giặc bắt, bị đày đọa: “tấm lưng chằng chịt những vết chém” nhưng Tnú chưa bao giờ nói khai lấy một lời. Khi xông ra cứu mẹ con Mai, Tnú bị giặc bắt đốt mười đầu ngón tay và tận mắt chứng kiến giặc tra tấn vợ con đến chết, trong lòng Tnú thật không còn nỗi đau nào lớn hơn. Lòng căm hận trong anh sôi lên sùng sục, và chính lòng căm thù giặc sâu sắc ấy mà khiến cho anh càng kiên cường, bền gan, ý chí gia nhập quân đội để cầm súng giết giặc trả nợ nước báo thù nhà, bảo vệ dân làng và quê hương.

Lòng căm thù giặc cũng được xuất phát từ tình yêu đối với quê hương và đối với con người của Tnú. Tận mắt chứng kiến cảnh vợ con bị kẻ thù đánh đập rất tàn bạo, anh không thể kìm được nỗi đau đang đốt cháy lòng mình: “Anh đã bứt đứt hàng chục trái vả mà không hay. Anh chồm dậy (…) ở chỗ hai con mắt anh bây giờ là hai cục lửa lớn”. Bất chấp cả việc bọn chúng có giáo gươm, còn mình thì tay trắng, anh vẫn xông ra để cứu mẹ con Mai bởi anh không thể đứng nhìn nín nhịn thêm được nữa. Chính tình yêu thương và căm hận đã khiến cho đôi mắt anh “nảy lửa” vừa dữ dội vừa tràn đầy nỗi căm hờn.

Không chỉ dành tình yêu cho vợ con mình, Tnú còn yêu tha thiết quê hương bản làng. Trên đường trở về thăm làng, Tnú nhớ từng kỉ niệm bên gốc cây, nhớ tiếng chày giã gạo của buôn làng đầy thương yêu. Cũng chính vì để bảo vệ quê hương mà Tnú mới chăm chỉ học hành, tham gia cách mạng và vượt lên trên mọi khó khăn đau khổ. Có thể nói rằng, tình yêu thương với vợ con, với buôn làng quê hương và lòng căm thù giặc sâu sác đã trở thành động lực, biến thành quyết tâm cao độ và hành động cụ thể hơn: dù hai bàn tay mỗi ngón chỉ còn hai đốt, nhưng Tnú vẫn đi lực lượng để cầm súng chiến đấu giải phóng quê hương.

Tham gia lực lượng rồi, Tnú còn thể hiện rõ là một người có ý thức và tinh thần trách nhiệm kỷ luật cao. Tuy xa quê hương ba năm, rất nhớ nhà, nhớ buôn làng nhưng chỉ khi được cấp trên cho phép thì anh mới trở về làng và cũng chỉ về đúng một đêm như quy định trong giấy phép. Ta thấy rõ ở đây một người chiến sĩ cách mạng không chỉ gan dạ, dũng cảm mà còn rất nghiêm túc trong tác phong.

Tất cả những tính cách và phẩm chất của Tnú đã làm nên một người anh hùng kiên trung bất khuất. Chính vì thế không chỉ có dân làng Xô Man mà tất cả mọi người đều yêu mến và ngưỡng mộ anh. “Những cặp mắt tròn xoe, rồi những tiếng ré lên và những tiếng reo” của mọi người vừa thể hiện niềm vui mừng khi đón Tnú về làng vừa cho thấy sự quý trọng, yêu mến của tất cả mọi người dành cho anh.

Bằng những hình ảnh chân thực, sinh động và giàu chất sử thi, nhà văn Nguyễn Trung Thành đã tạc nên bức tượng kì vĩ về con người Tây Nguyên kiên cường bất khuất trong cuộc đấu tranh chống Mĩ đầy gian lao. Qua nhân vật Tnú trong truyện ngắn “Rừng xà nu”, tác giả đã gửi gắm những thông điệp mang tính cá nhân và cộng đồng sâu sắc.

Phân tích nhân vật Tnú – bài 2

Phân tích nhân vật Tnú
Nhà văn Nguyễn Trung Thành như một người con của mảnh đất Tây Nguyên với những cánh rừng đại ngàn. Một trong những tác phẩm nổi bật nhất phải kể đến là truyện ngắn “Rùng xà nu”, tác phẩm là câu chuyện về dân làng Xô Man trong kháng chiến chống Mĩ. Nhân vật Tnú hiện lên, đại diện cho lớp người Xô Man kiên cường, bất khuất trước chiến tranh xâm lược.

Tnú từ nhỏ đã mồ côi, thiếu thốn tình cảm của cha mẹ. Nhưng bù lại, Tnú được dân làng bao bọc, chăm sóc. Bởi vậy mà Tnú sớm có lòng yêu thương nhân dân, làng xóm: “có cái bụng thương núi, thương nước”. Từ khi còn là một cậu bé, Tnú được cụ Mết truyền dạy: “Cán bộ là Đảng. Đảng còn nước non này còn”. Bởi thế, cậu bé con ngày nào luon ý thức được lí tưởng sống của buôn làng, luôn tin tưởng đi theo con đường Cách mạng. Vì vậy dù còn nhỏ, Tnú đã sớm tỏ ra là một người chiến sĩ nhí gan góc táo bạo, đầy quả cảm. Bất chấp sự vây lùng khủng bố dã man của kẻ thù,, Tnú đã cùng với Mai xung phong vào rừng bảo vệ anh Quyết – một cán bộ trung kiên của Đảng. Tnú có cái đầu sáng lạ lùng trong việc tìm đường rừng để đưa thư cho anh Quyết. Có lần vượt qua thác, chuẩn bị lên bờ thì họng súng đen ngòm đã chĩa vào gáy lạnh ngắt. Tnú kịp nuốt lá thư của anh Quyết vào bụng bảo đảm bí mật. Tnú bị giặc giam cầm ở ngục tù với biết bao đòn roi, thương tích. Địch tra tấn hỏi “Cộng sản ở đâu?” Tnú đã không ngần ngại đặt tay lên bụng và nói: “Cộng Sản ở đây này!”.Và lưng Tnú lại hằn lên những vết dao chém ngang dọc của kẻ thù. Công việc khó khăn và đầy nguy hiểm là vậy nhưng Tnú đã làm rất tốt để dân làng Xô man mãi tự hào ” Năm năm chưa hề có cán bộ bị giặc bắt hoặc bị giết ở trong rừng”. Trong việc học, Tnú còn là một người nghiêm khắc với bản thân, có ý chí, nỗ lực, quyết tâm không ngừng nghỉ. Khi học chữ thua Mai, Tnú đã tự trừng phạt cái tội hay quên của mình: “cầm hòn đá tự đập vào đầu mình máu chảy ròng ròng”. Tnú thực sự đã mang trong mình những tố chất cần có để mai này trở thành một người chiến sĩ Cộng Sản trung kiên, anh dũng.

Ba năm sau, Tnú vượt ngục trở về trực tiếp lãnh đạo dân làng Xô man đánh giặc. Mai – người bạn từ thuở thiếu thời – nay đã là vợ của Tnú và đứa con là kết quả của mối tình đẹp ấy. Song kẻ thù tàn bạo đã dập tan ami ấm bé nhỏ của Tnú. Chúng đã giết vợ con Tnú. Tnú trước cái chết của vợ con hoàn toàn trở nên bất lực: “Anh đã bứt đứt hàng chục trái vả mà không hay. Anh chồm dậy… bụng anh có lửa đốt. Chỗ hai con mắt anh bây giờ là hai cục lửa lớn”. Căm thù , Tnú nhảy vào giữa đám lính, hai cánh tay như cánh gỗ lim của anh ôm chặt lấy mẹ con Mai. Nhưng không còn kịp nữa! Tnú bị bắt. Trước cái chết cận kề, Tnú không hề run sợ mà anh cảm thấy mình thật bình thản vì giờ gia đình anh đã không còn. Duy còn một điều làm Tnú day dứt và băn khoăn nhất chính là làng Xô man của mình. Ai sẽ cùng dân làng đánh đuổi quân giặc? Ai sẽ cùng dân làng đi theo lí tưởng của cụ Hô? Tnú hoàn toàn không nghĩ đến mình nữa. Giặc dùng giẻ tẩm nhựa xà nu để đốt mười đầu ngón tay của Tnú. Đó là bàn tay của trung thực, tình nghĩa, từng cầm phấn viết chữ anh Quyết dạy cho; từng đặt lên bụng mình mà nói: “Cộng sản ở đây này”. Bàn tay ấy cũng đã từng được Mai nắm chặt mà khóc bằng những giọt nước mắt nóng bỏng yêu thương đồng cảm, lúc Tnú vượt ngục trở về… Giặc đã đốt mười đầu ngón tay Tnú để thiêu rụi ý chí đấu tranh của dân làng Xô man. Nhưng ngọn lửa đấu tranh của dân làng Xô man lại bùng cháy. Tnú không kêu van khi bị lửa thiêu ngón tay, mà Tnú đã thét lên một tiếng “Giết”. Người Xô Man nhất nhất đồng loạt vùng dậy giết giặc. Đó là sự nổi dậy đồng khởi làm rung chuyển núi rừng, bàn tay trở thành chứng tích của tội ác và lòng hận thù mà Tnú mang theo suốt cả cuộc đời. Lòng hận thù ấy đã biến bàn tay Tnú thành ngọn đuốc châm bùng lên ngọc lửa nổi dậy của dân làng Xôman. Bàn tay chỉ còn hai đốt mỗi ngón vẫn cầm giáo, cầm súng để Tnú lên đường rửa hận. Và cuối cùng với chính bàn tay ấy, Tnú đã xiết vào cổ họng tất cả những thằng Dục tàn ác hơn cả dã thú. Từ đây , Tnú đã vượt qua mọi đau thương và bi kịch cá nhân, tham gia lực lượng giải phóng quân để quét sạch tất cả những thằng Dục, kẻ thù không đội trời chung với vợ con anh – còn tồn tại trên mảnh đất quê hương. Khi đã trở thành chiến sĩ giải phóng quân, Tnú là một cán bộ có tinh thần kỷ luật cao: tuy nhớ quê hương gia đình, nhưng phải cấp trên cho phép mới về đúng một đêm như quy định trong giấy phép.

Nhân vật Tnú tiêu biểu của người anh hùng đại diện cho số phận và con đường đi của các dân tộc Tây Nguyên trong thời đại đấu tranh giải phóng. Xây dựng nhân vật Tnú cho thấy được nét tài hoa của nhà văn Nguyễn Trung Thành khi viết về con người Tây Nguyên.

Phân tích nhân vật Tnú – bài 3

Phân tích nhân vật Tnú
Ngay từ nhỏ Tnú đã là một tiểu anh hùng. Tnú không sống một cuộc sống bình thường như những đứa trẻ khác mà là một tuổi thơ đầy ắp những chiến công. Từ lúc còn bé, Tnú đã nuôi cán bộ cách mạng. Khi Mĩ Diệm còn đang làm chủ núi rừng theo kiểu chủ của loại thú dữ: “không bữa nào nó không đi lùng, không ngày nào chó của nó, súng của nó không sủa vang cả núi rừng”. Chúng tàn sát dã man những người đi nuôi cán bộ cách mạng (treo cổ anh Xút, chặt đầu bà Nhan…). Song Tnú và Mai vẫn là những đứa trẻ hăng hái nhất, thay thanh niên, người già đi nuôi cán bộ.

Không những thế, Tnú còn tiếp tế lương thực cho cán bộ, làm liên lạc cho cán bộ từ xã đến huyện. Những lúc đó Tnú bộc lộ một trí tưởng tượng sắc sảo và dũng cảm hơn người: không bao giờ đi đường mòn mà xé rừng mà đi, còn khi lội suối nó “không thích lội chỗ nước êm, cứ lựa chỗ thác mạnh mà bơi” bởi theo Tnú chỗ nước êm bọn Mĩ Diệm nó hay phục, qua chỗ nước mạnh nó không ngờ.

Nhưng những phẩm chất tốt đẹp của Tnú không chỉ được thể hiện ở lòng dũng cảm, gan dạ, mưu trí mà còn được thể hiện ở lòng trung thành với cách mạng. “Tấm lưng ngang dọc những vết dao chém, máu ứa ra như nhựa xà nu”. Khi bị giặc bắt, Tnú không thốt lên một lời khai, thậm chí còn chỉ vào bụng mình mà trả lời giặc “Cộng sản ở đây này”. Lòng trung thành với cách mạng của anh đã được nung nấu từ thuở nhỏ. Nói đúng hơn, dòng máu anh hùng từ Đăm Săn, Xinh Nhã đã chảy trong huyết quản của Tnú làm nên một con người rắn rỏi như vậy. Sau bao năm bị đày ở ngục Kon Tum, Tnú vượt ngục trở về. Tnú trở thành một chàng trai như “những cây xà nu vượt cao hơn đầu người…dạn đại bác không giết nổi chúng”, thật cường tráng với hai cánh tay chắc như hai cây lim. Anh vẫn giữ lòng trung thành với cách mạng. Tnú chuẩn bị cho dân làng Xô Man nổi dậy khởi nghĩa. Qua đó, hình ảnh Tnú hiện lên thật dũng cảm, mang đậm khí phách anh hùng. Cuộc đời Tnú sẽ trở thành một lịch sử bi tráng của làng Xô Man.

Tuy nhiên, mặc dù Tnú có những phẩm chất tốt đẹp như vậy nhưng Tnú lại có một số phận đau thương. Tnú có một tình yêu tuyệt đẹp với Mai, tình yêu ấy đã ban cho anh một đứa con đầu lòng. Nhưng bi kịch đã xảy ra với Tnú. Ấy chính là âm mưu của giặc. Nghe tin dân làng Xô Man chuẩn bị giáo mác để nổi dậy, bọn giặc đứng đằng sau là thằng Dục ác ôn kéo về làng với mục tiêu bắt Tnú: “Lại thằng Tnú chứ không ai hết. Con cọp đó không giết sớm, nay nó làm loạn núi rừng”. Tnú cùng cụ Mết chỉ kịp dẫn thanh niên vào rừng. Trong làng chỉ còn người già, phụ nữ và trẻ nhỏ. Chúng không chừa một ai, đến đâu chúng cũng đánh đạp dã man. Rồi chúng cũng dùng đến đòn thâm hiểm cuối cùng, đó là bắt mẹ con Mai. Chúng đã tra tấn mẹ con Mai thật độc ác, đứa con trên lưng chưa đầy tháng đã phải chịu những đòn roi khát máu của giặc. Tnú đã chứng kiến cảnh đó trong đau khổ, anh đã bứt mấy chục quả vả mà không hề hay biết, hai con mắt anh thành hai cục lửa lớn. Tnú xông ra, nhưng không kịp nữa, máu anh quặn thắt, lòng căm thù giặc sôi sục lên. Tác giả đã để cụ Mết nói tới bốn lần: “Tnú không cứu sống được mẹ con Mai”, như một điệp khúc của bản trường ca bi tráng, như muốn khắc cốt ghi xương vào mọi dân làng Xô Man: Tnú không cứu được mẹ conMai vì anh đấu tay không với chúng. Thậm chí Tnú không cứu được chính mình. Chúng bắt anh trói lại, dùng những đòn tra tấn rất đỗi tàn nhẫn. Chúng quấn dẻ tẩm nhựa xà nu phủ vào mười đầu ngón tay anh rồi đốt…nửa đốt…một đốt cứ cháy dần. Mười đầu ngón tay đang cháy ấy dần trở thành mười ngọn đuốc thiêu đốt cả gan ruột anh:”Anh nghe lửa cháy trong lồng ngực, cháy ở bụng. Máu anh mặc chát ở đầu lưỡi”. Vậy là mười đầu ngón tay ấy đã trở thành chứng tích đau thương cho tội ác hủy diệt của kẻ thù.Mười đầu ngón tay, mười ngọn đuốc đã thể hiện ý chí quật cường của Tnú. Ý chí ấy chuyển thành lửa cháy trong lồng ngực. Đó chính là ngọn lửa đấu tranh sắp vỡ ra với một sức mạnh cực kỳ lớn, sức mạnh của cả niềm tin và chiến đấu. Qua đây ta thấy một triết lí sâu sắc mà tác giả muốn nói tới xuất phát từ nguyên nhân phải chịu bi kịch của Tnú. Tnú đã chiến đấu tay không với lũ giặc, chúng đã làm dân ta phải chịu khổ cực với vũ khí mà chúng cầm trong tay. Chúng ta phải đứng dậy, cầm vũ khí lên đấu tranh, phải chiến đấu đến tận cùng, “chúng nó cầm súng, mình phải cầm giáo”.

Phẩm chất tốt đẹp của Tnú còn được thể hiện ở một trái tim giàu tình yêu thương. Trước hết đó là với Mai, anh với Mai gắn bó với nhau từ thuở nhỏ nên tình cảm anh dành cho mai rất lớn. Khi Tnú vượt ngục trở về, trái tim anh bồi hồi, xúc động trước ánh mắt dịu dàng của người phụ nữ: “Tnú gặp lại Mai đã thấy Mai lớn không ngờ”. Còn Mai cầm tay anh trong tâm trạng xao xuyến, đôi tay lúc ấy còn lành lặn, nhưng đó dường như đang cứa vào lòng Tnú vậy. Và rồi chính tình yêu thắm thiết ấy đã khiến Tnú nhảy xô vào che chở cho mẹ con Mai khi bị bọn giặc đánh. Nhưng mọi việc đã quá muộn, làm thành một vết thương không bao giờ lành được trong lòng Tnú.

Tnú cũng mang trong mình một trái tim yêu làng sâu lắng. Trên đường đi chiến đấu anh không quên nổi những kỉ ức về nơi mình sinh ra. Tnú nhớ như in âm thanh và cả dáng đứng giã gạo của những người phụ nữ như là một dáng hình quen thuộc nhất. Đối với anh, âm thanh giã gạo vang vọng trong tâm tưởng anh như đi dọc theo chiến trường, là linh hồn của con người anh. Khi trở về, anh thuộc từng khuôn mặt, nhớ từng gốc cây…Những tình cảm yêu thương gắn bó ấy đã lamfcho hình ảnh Tnú hiện lên sâu sắc hơn.

Nguyễn Trung Thành đã xây dựng nhân vật Tnú bằng cảm hứng sử thi: câu chuyện Tnú được lồng trong số phận của cả cộng đồng. Cái chung đã nâng đỡ cái riêng lên tầm vóc cộng đồng, cái riêng là biểu hiện cụ thể của cái chung. Giọng điệu sử thi được kể qua người kể là cụ Mết – người già làng, đại diện cho cả cộng đồng, mỗi lời cụ nói ra là triết lí, là mệnh lệnh mà những người nghe nó chỉ có trách nhiệm thực hành.Nhà văn đã tạo ra không khí sử thi bằng việc đặt bối cảnh kể chuyện trong một không gian đặc biệt: ngoài xa là rừng đại ngàn, trong nhà ưng bên ánh lửa bập bùng, dân làng đông đảo im lặng lắng nghe. Ngoài ra, tác giả cũng tạo độ căng cho câu chuyện: câu chuyện về đời người về một giai đoạn lịch sử được kể trong một ngày một đêm Tnú về thăm làng. Điều này tạo nên độ căng, sự hàm súc cho câu chuyện được kể. Thêm vào đó ta có thể thấy Nguyễn Trung Thành đặc biệt thành công trong việc xây dựng chi tiết đôi bàn tay Tnú. Nhìn vào đó ta không những có thể thấy được cuộc đời mà còn thấy được cả tính cách, số phận nhân vật. Về nội dung, qua câu chuyện về Tnú ta thấy được một giai đoạn lịch sử bi thương của cách mạng Việt Nam, từ lúc bị đàn áp đến lúc cầm vũ khí giết giặc. Cuộc đời Tnú được miêu tả như cuộc đời của một người anh hùng trong sử thi. Cách miêu tả ấy làm ngợi ca, tôn vinh cuộc đời đấu tranh của người dân Tây Nguyên nói riêng và nhân dân Việt Nam nói chung. Qua đó thể hiện một triết lí sâu sắc: phải dùng bạo lực cách mạng để chống lại bạo lực phản cách mạng, đó là con đường duy nhất và có ý nghĩa sống còn đối với cách mạng Việt Nam.

Cũng như nhiều nhân vật văn học thời chống Mĩ, Tnú được xây dựng bằng ngòi bút lãng mạn giàu lí tưởng. Tnú mang trong chất anh hùng sử thi Tây Nguyên và chính là tiêu biểu cho tinh thần chiến đấu của toàn quân,toàn dân tộc. Thông qua nhân vật, Nguyễn Trung Thành đã làm nên một bức tranh toàn cảnh về cuộc chiến đấu của vùng đất Tây Nguyên, xa hơn đó chính là cuộc chiến đấu của cách mạng miền nam.

Phân tích nhân vật Tnú – bài 4

Phân tích nhân vật Tnú
Nhà văn Nguyễn Trung Thành như một người con của mảnh đất Tây Nguyên với những cánh rừng đại ngàn. Một trong những tác phẩm nổi bật nhất phải kể đến là truyện ngắn “Rùng xà nu”, tác phẩm là câu chuyện về dân làng Xô Man trong kháng chiến chống Mĩ. Nhân vật Tnú hiện lên, đại diện cho lớp người Xô Man kiên cường, bất khuất trước chiến tranh xâm lược.

Tnú từ nhỏ đã mồ côi, thiếu thốn tình cảm của cha mẹ. Nhưng bù lại, Tnú được dân làng bao bọc, chăm sóc. Bởi vậy mà Tnú sớm có lòng yêu thương nhân dân, làng xóm: “có cái bụng thương núi, thương nước”. Từ khi còn là một cậu bé, Tnú được cụ Mết truyền dạy: “Cán bộ là Đảng. Đảng còn nước non này còn”. Bởi thế, cậu bé con ngày nào luon ý thức được lí tưởng sống của buôn làng, luôn tin tưởng đi theo con đường Cách mạng. Vì vậy dù còn nhỏ, Tnú đã sớm tỏ ra là một người chiến sĩ nhí gan góc táo bạo, đầy quả cảm. Bất chấp sự vây lùng khủng bố dã man của kẻ thù,, Tnú đã cùng với Mai xung phong vào rừng bảo vệ anh Quyết – một cán bộ trung kiên của Đảng. Tnú có cái đầu sáng lạ lùng trong việc tìm đường rừng để đưa thư cho anh Quyết. Có lần vượt qua thác, chuẩn bị lên bờ thì họng súng đen ngòm đã chĩa vào gáy lạnh ngắt. Tnú kịp nuốt lá thư của anh Quyết vào bụng bảo đảm bí mật. Tnú bị giặc giam cầm ở ngục tù với biết bao đòn roi, thương tích. Địch tra tấn hỏi “Cộng sản ở đâu?” Tnú đã không ngần ngại đặt tay lên bụng và nói: “Cộng Sản ở đây này!”. Và lưng Tnú lại hằn lên những vết dao chém ngang dọc của kẻ thù. Công việc khó khăn và đầy nguy hiểm là vậy nhưng Tnú đã làm rất tốt để dân làng Xô man mãi tự hào ”Năm năm chưa hề có cán bộ bị giặc bắt hoặc bị giết ở trong rừng”. Trong việc học, Tnú còn là một người nghiêm khắc với bản thân, có ý chí, nỗ lực, quyết tâm không ngừng nghỉ. Khi học chữ thua Mai, Tnú đã tự trừng phạt cái tội hay quên của mình: “cầm hòn đá tự đập vào đầu mình máu chảy ròng ròng”. Tnú thực sự đã mang trong mình những tố chất cần có để mai này trở thành một người chiến sĩ Cộng Sản trung kiên, anh dũng.

Ba năm sau, Tnú vượt ngục trở về trực tiếp lãnh đạo dân làng Xô man đánh giặc. Mai – người bạn từ thuở thiếu thời – nay đã là vợ của Tnú và đứa con là kết quả của mối tình đẹp ấy. Song kẻ thù tàn bạo đã dập tan mái ấm bé nhỏ của Tnú. Chúng đã giết vợ con Tnú. Tnú trước cái chết của vợ con hoàn toàn trở nên bất lực: “Anh đã bứt đứt hàng chục trái vả mà không hay. Anh chồm dậy… bụng anh có lửa đốt. Chỗ hai con mắt anh bây giờ là hai cục lửa lớn”. Căm thù, Tnú nhảy vào giữa đám lính, hai cánh tay như cánh gỗ lim của anh ôm chặt lấy mẹ con Mai. Nhưng không còn kịp nữa! Tnú bị bắt. Trước cái chết cận kề, Tnú không hề run sợ mà anh cảm thấy mình thật bình thản vì giờ gia đình anh đã không còn. Duy còn một điều làm Tnú day dứt và băn khoăn nhất chính là làng Xô man của mình. Ai sẽ cùng dân làng đánh đuổi quân giặc? Ai sẽ cùng dân làng đi theo lí tưởng của cụ Hồ? Tnú hoàn toàn không nghĩ đến mình nữa. Giặc dùng giẻ tẩm nhựa xà nu để đốt mười đầu ngón tay của Tnú. Đó là bàn tay của trung thực, tình nghĩa, từng cầm phấn viết chữ anh Quyết dạy cho; từng đặt lên bụng mình mà nói: “Cộng sản ở đây này”. Bàn tay ấy cũng đã từng được Mai nắm chặt mà khóc bằng những giọt nước mắt nóng bỏng yêu thương đồng cảm, lúc Tnú vượt ngục trở về… Giặc đã đốt mười đầu ngón tay Tnú để thiêu rụi ý chí đấu tranh của dân làng Xô man. Nhưng ngọn lửa đấu tranh của dân làng Xô man lại bùng cháy. Tnú không kêu van khi bị lửa thiêu ngón tay, mà Tnú đã thét lên một tiếng “Giết”. Người Xô Man nhất nhất đồng loạt vùng dậy giết giặc. Đó là sự nổi dậy đồng khởi làm rung chuyển núi rừng, bàn tay trở thành chứng tích của tội ác và lòng hận thù mà Tnú mang theo suốt cả cuộc đời. Lòng hận thù ấy đã biến bàn tay Tnú thành ngọn đuốc châm bùng lên ngọc lửa nổi dậy của dân làng Xôman. Bàn tay chỉ còn hai đốt mỗi ngón vẫn cầm giáo, cầm súng để Tnú lên đường rửa hận. Và cuối cùng với chính bàn tay ấy, Tnú đã xiết vào cổ họng tất cả những thằng Dục tàn ác hơn cả dã thú. Từ đây, Tnú đã vượt qua mọi đau thương và bi kịch cá nhân, tham gia lực lượng giải phóng quân để quét sạch tất cả những thằng Dục, kẻ thù không đội trời chung với vợ con anh – còn tồn tại trên mảnh đất quê hương. Khi đã trở thành chiến sĩ giải phóng quân, Tnú là một cán bộ có tinh thần kỷ luật cao: tuy nhớ quê hương gia đình, nhưng phải cấp trên cho phép mới về đúng một đêm như quy định trong giấy phép.

Nhân vật Tnú tiêu biểu của người anh hùng đại diện cho số phận và con đường đi của các dân tộc Tây Nguyên trong thời đại đấu tranh giải phóng. Xây dựng nhân vật Tnú cho thấy được nét tài hoa của nhà văn Nguyễn Trung Thành khi viết về con người Tây Nguyên.

Phân tích nhân vật Tnú – bài 5

Phân tích nhân vật Tnú
Mỗi nhà văn thường có một vùng đất riêng, với Nguyễn Trung Thành đó là Tây Nguyên. Ông đã có rất nhiều những tác phẩm viết về mảng đề tài này, đặc biệt là hình ảnh của những con người kiên cường bất khuất nơi núi rung Tây Nguyên. Một trong những tác phẩm nổi bật nhất trong sáng tác của Nguyễn Trung Thành là truyện ngắn “Rùng xà nu”, tác phẩm là câu chuyện về dân làng Xô Man trong kháng chiến chống Mĩ. Trong số những con người hiên ngang bất khuất của làng Xô Man nổi bật lên là hình ảnh Tnú. Câu chuyện về cuộc đời anh đã được tái hiện cụ thể qua lời kể của già làng bên bếp lửa nhà ưng.

Nhìn lại chặng đường đời của Tnú, chúng ta có thể dễ dàng thấy hiện lên hình ảnh một Tnú trước và sau khi đứng lên cầm vũ khí. Trước khi cầm vũ khí, ngày từ khi còn nhỏ Tnú đã là cậu bé gan góc, dũng cảm biểu lộ một tính cách táo bạo mạnh mẽ. Tnú thay người già làm liên lạc, nuôi giấu cán bộ, nhanh nhẹn luồn rừng đưa thư, vượt qua suối lũ một cách dũng cảm. Cậu thất sáng dạ khi biết rằng bọn Mĩ nguỵ ít khi phục kích ở chỗ nứơc chảy xiết. Nguời đọc cảm thấy một cái gì thật đáng yêu ở sự quan tâm học chữ không chịu thua kém ai của Tnú. Cậu bé này dám lấy đá đập vào đầu mình khi học cái chữ không sáng bằng Mai. Và đặc biệt sự gan dạ dũng cảm của Tnú khi bị giặc bắt, chú bé nhỏ tuổi này đã chỉ vào bụng mình và nói: “Cộng sản ở đây này”. Mặc cho những vết dao chém dọc ngang trên tấm lưng bé nhỏ Tnú vẫn không khai báo, vẫn gan dạ kiên cường. Trước những trận đòn roi tra tấn dã man của kẻ thù, Tnú thật may mắn khi được học cái chữ và được giác ngộ cách mạng từ rất sớm.

Khi thoát ngục Kon Tum trở về, Tnú đã là một chàng trai cường tráng, hiểu biết được tôi luyện qua nhiều thử thách. Giờ đây Tnú giống như một cây xà nu trưởng thành, vạm vỡ, căng đầy nhựa sống và ham ánh sáng. Theo lời dạy của anh Quyết ngày nào, Tnú thay anh làm cán bộ và một lần nữa anh đã đi 3 ngày đường lên núi Ngọc Linh nhưng không phải là lấy đá để làm phấn mà là để mài giáo mác chuẩn bị cho cuộc nổi dậy.

Không chỉ nhìn thấy rõ con đường để đi, Tnú còn có một cuộc sống hạnh phúc với tình yêu của Mai, với đứa con mới chào đời. Nhưng quãng thời gian hạnh phúc ấy thật ngắn ngủi, giặc đã cầm súng kéo về, buôn làng còn chưa kịp cầm vũ khí. Tnú và thanh niên trong làng phải trốn vào rừng để rồi một mình Tnú lại xông ra mong che chở cho mẹ con Mai trước đòn roi của kẻ thù, nhưng cả hai đều không sống được. Cảnh tượng về cái chết đau thương trong đêm ấy cứ trở đi trở lại trong lời kể của già làng và dòng hồi ức đau đớn của anh. Không những không cứu được vợ con, Tnú còn bị kẻ thù đốt cháy mười đầu ngón tay “Mỗi ngón chỉ còn hai đốt….không mọc lại được”. Nỗi đau thương này là minh chứng hùng hồn cho câu nói vừa giản dị vừa sâu sắc của cụ Mết: “Chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo”.

Đặc biệt là hình ảnh của Tnú sau khi cầm vũ khí chiến đấu thật đẹp và lớn lao biết bao.Hình ảnh Tnú hiện lên như những anh hùnh thời nào trong các khan, trong các trường ca Tây Nguyên. Khi đốt cháy 2 bàn tay của Tnú kẻ thù muốn dập tắt ý chí phản kháng, muốn tiêu diệt khát vọng chiến đấu của người dân Xô Man. Chúng muốn người dân nơi đây mãi mãi xuôi tay trong kiếp nô lệ thấp hèn dưới lưỡi gươm và nòng súng tàn bạo của chúng. Nhưng Tnú và người dân làng Xô Man không cam chịu khuất phục, mà ngược lại họ đã phản kháng quyết liệt. Họ đã biết vượt lên đau thương để vùng lên cầm vũ khí tự giải phóng mình. Lửa đã thiêu cháy mười đầu ngón tay Tnú, lửa bùng cháy trên mười đầu ngón tay tẩm nhựa xà nu. Nhưng Tnú không thấy đau đớn, anh chỉ thấy lửa cháy ở trong lòng – ngọn lửa chiến đấu sẽ thiêu cháy kẻ thù. Và một tiếng hét căm hờn, phẫn uất đã vang vọng khắp núi rừng Xô man, tiếng het ấy như khơi dậy cao đọ lòng căm thù giặc của cả buôn làng. Xác mười tên giặc đã chết nằm ngổn ngang trên mặt đất. Đêm ấy lửa cháy suốt trong bếp lửa nhà ưng. Nhà văn Nguyễn Trung Thành đã miêu tả cái đêm nổi dậy ấy thật hào hùng, sôi động: “Tiếng chiêng nổi lên, đứng trên đồi xà nu gần con nước lớn suốt đêm nghe cả rừng Xôman ào ào rung động và lửa cháy khắp rừng. Cái đêm nổi dậy ấy đâu chỉ là của dân làng Xôman mà là sự lớn dậy phi thường của cả 1 cộng đồng, dân tộc. Dường như trong đêm ấy đang sống lại cái không khí linh thiêng hào hùng của những thiên sử thi Tây Nguyên”.

Một điều không thể thiếu khi nhắc tới cuộc đời của Tnú đó chính là hình ảnh hai bàn tay của anh. Đôi bàn tay bị đót cháy của Tnú đã nhóm lên ngọn lửa căm thù giặc sâu sắ của dân làng Xôman, nó còn soi sáng cuộc đời anh. Anh đã thay mặt người dân làng Xôman lên đường theo kháng chiến đi tìm những thằng Dục khác. Bởi lẽ không phải ngẫu nhiên tác giả lại để cho Tnú kể với dân làng mình sự đối đầu của anh với kẻ thù sau này: “Tôi nói: này tao có súng đây, tao có cả dao găm đây nhưng tao không giết mày súng, tao không đâm mày bằng dao nghe chưa Dục. Tao giết mày bằng mười ngón tay cụt này thôi, tao bóp cổ mày thôi”. Nhà văn đã cố tình tô đậm hình ảnh đôi bàn tay Tnú – đôi bàn tay có cả một lịch sử, một số phận.

Lúc còn nhỏ, đôi bàn tay ấy kiên trì học từng nét chữ của anh Quyết, cần cù làm nương phát rẫy. Đôi bàn tay dám lấy đá đập vào đầu mình vì học cái chứ không sáng dạ bằng Mai. Và đôi bàn tay ấy dám chỉ vào bụng mình mà nói với quân giặc “Cộng sản ở đây này” khẳng định lòng trung thành vớ cách mạng. Lớn lên đôi bàn tay xúc động nắm lấy bàn tay người con gái anh yêu thương và cũng đôi bàn tay ấy xé tấm đồ làm nịu cho đứa con thơ dại. Lửa đốt cháy mười đầu ngón tay để rồi mãi mãi chỉ còn hai đốt không bao giờ mọc lại được…..cho nên Tnú muốn dung đôi bàn tay ấy để giết chết kẻ thù.Bao uất hận căm hờn đã dồn lên đôi bàn tay kia, nó đã trở thành biểu tượng cho ý chí bất khuất , cho sức sông mãnh liệt của Tnú và người dân làng Xôman. Kẻ thù tàn ác có thể đốt cháy đôi bàn tay nhưng không thể tiêu diệt được sức mạnh phi thường, tiềm ẩn trong con người họ. Đó là ý chí chiến đấu và khát vọng chiến thắng. Đó là một dân tộc kiên cường dũng cảm như những khu rừng xà nu hàng vạn cây không cso cây nào bị thương mà vẫn xanh tươi bát ngát trải xa tít tắp tận chân trời.

Xây dựng thành công nhân vật Tnú, nhà văn đã khắc hoạ được hình ảnh tiêu biểu của con người mang đạm dòng máu, tính cách của núi rừng Tây Nguyên. Và qua hình tượng Tnú, Nguyễn Trung Thành còn gợi ra được số phận và phẩm chất của cả cộng đồng trong cuộc chiến đấu bảo vệ buôn làng thân yêu. Đó là tình cảm gắn bó thiết tha sâu nặng với quê hương đất nước, với núi rừng Tây Nguyên, căm thù giặc sâu sắc một lòng một dạ đi theo cách mạng, không ngại khó khăn, gian khổ, hi sinh, tin tưởng tuyệt đối vào sự thắng lợi của cách mạng. Có thể nói qua thiên truyện ngắn xuất sắc này của Nguyễn Trung Thành, người đọc càng thêm hiểu và thêm trân trọng con người Tây Nguyên với biết bao phẩm chất thật đẹp, thật cao quý.

Trên đây là bài tập làm văn Phân tích nhân vật Tnú, Baitaplamvan chúc các bạn học tốt!

Nguyễn Văn Vinh

Chào tất cả các bạn! Mình là Nguyễn Văn Vinh – làm việc tại trung tâm giáo dục BÀI TẬP LÀM VĂN. Rất mong được các bạn ủng hộ!

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button