Soạn bài câu cảm thán ngắn gọn – Ngữ văn lớp 8
Bài tập làm văn soạn bài câu cảm thán lớp 8 bao gồm các bài soạn ngắn gọn. Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các bạn học sinh làm tốt bài văn soạn bài câu cảm thán.
I. Đặc điểm hình thức và chức năng
– Những câu cảm thán: câu ” Hỡi ơi lão Hạc!” và “Than ôi!”
– Đặc điểm của các câu cảm thán này: dấu chấm than và các từ cảm thán ” hỡi ơi”, “than ôi”.
– Câu cảm thán dùng để bộc lộ trực tiếp cảm xúc, tình cảm của người nói.
Khi viết đơn, biên bản, hợp đồng hay giải một bài toán thì không dùng câu cảm thán vì những văn bản đó sử dụng ngôn ngữ “duy lí”. Câu cảm thán thường xuất hiện trong các văn bản nghệ thuật.
II. Luyện tập Soạn bài câu cảm thán
Bài 1 – Soạn bài câu cảm thán
a. Câu cảm thán: “Than ôi! Lo thay! Nguy thay!
→ Có dấu chấm than kết thúc câu kết hợp bộc lộ sự lo lắng trước tình thế nguy kịch khi đê sắp vỡ.
b. Câu cảm thán: ” Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi!”
→ Bộc lộ khát vọng, tình cảm nhớ mong chốn cũ, rừng xưa của con hổ.
c. Câu cảm thán: “Chao ôi… mình thôi”
→ Sự hối tiếc, ân hận trước những hành động hung hắng, hống hách của Dế Mèn
Bài 2 – Soạn bài câu cảm thán
a. Câu ca dao bộc lộ sự thương xót, đồng cảm với thân phân của những con người nhỏ bé trong xã hội.
b. Sự than thân, trách phận đã đẩy người chinh phụ tới cảnh đơn chăn gối chiếc, cô đơn.
c. Nỗi buồn đau, sự cô đơn chán trường vẫn ngự trị thường trực trong lòng tác giả khi mọi người đang mong chờ xuân tới.
d. Sự hối hận muộn màng của Dế Mèn trước cái chết của Dế Choắt.
→ Đây đều là những câu nói bộc lộ cảm xúc tuy nhiên không có câu nào là câu cảm thán vì không chứa từ ngữ cảm thán, và không có dấu chấm than kết thúc cuối câu.
Bài 3 – Soạn bài câu cảm thán
a. Cháu cũng yêu bà nhiều biết bao!
b. Ôi, mặt trời rực rỡ quá!
Bài 4 – Soạn bài câu cảm thán
– Câu nghi vấn có những từ nghi vấn: ai, nào, tại sao, bao nhiêu, bao giờ… có, không, đã (chưa)… với chức năng để hỏi, biểu lộ cảm xúc, sự đe dọa, khẳng định…
Khi viết câu nghi vấn phải sử dụng dấu hỏi chấm để kết thúc câu.
– Câu cầu khiến có các từ nghi vấn: hãy, đừng, chớ, đi, thôi, nào… hay ngữ điệu cầu khiến, dùng để ra lệnh, yêu cầu, đề nghị, khuyên bảo…
Khi viết câu cầu khiến thường được kết thúc bằng dấu chấm than, ý cầu khiến không được nhấn mạnh thì có thể sử dụng dấu chấm cuối câu.
Trên đây là bài tập làm văn soạn bài câu cảm thán, baitaplamvan chúc các bạn làm tốt bài văn của mình!