Soạn văn

Soạn bài câu nghi vấn lớp 8 ngắn nhất

Bài tập làm văn soạn bài câu nghi vấn lớp 8 bao gồm các bài soạn ngắn gọn. Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các bạn học sinh làm tốt bài văn soạn bài câu nghi vấn.
Soạn bài câu nghi vấn

Soạn bài câu nghi vấn

I. Đặc điểm hình thức và chức năng chính.

a.

– Câu nghi vấn đó là:

  • Sáng ngày người ta đấm u có đau lắm không?
  • Thế làm sao u cứ khóc mãi không ăn khoai? Hay là u thương chúng con đói quá?

– Những đặc điểm hình thức chi biết các câu trên là câu nghi vấn:

  • Có những từ nghi vấn: “có … không”, “làm sao” và từ “hay”.
  • Kết thúc câu bằng dấu chấm hỏi (khi viết).

b. Chức năng các câu nghi vấn trên là dùng để hỏi.

II. Luyện tập

Câu 1 – Soạn bài câu nghi vấn

Có những câu nghi vấn sau:

a. Chị khất tiền sưu đến chiều mai phải không?
b. Tại sao con người lại phải khiêm tốn như thế?
c. Văn là gì? Chương là gì?
d. Chú mình muốn cùng tớ đùa vui không? Đùa trò gì? Cái gì thế? Chị cóc béo xù đứng trước cửa nhà ta đấy hả?

– Đặc điểm hình thức cho biết đó là những câu nghi vấn:

  • Có những từ nghi vấn như: phải không, tại sao, gì, không, hả.
  • Kết thúc câu bằng dấu chấm hỏi (khi viết).

Câu 2 – Soạn bài câu nghi vấn

– Các câu này đều là những câu nghi vấn vì có từ “hay”
– Không thể thay từ “hay” bằng từ “hoặc” trong các câu nghi vấn đó. Bởi vì nếu thay thì câu trở thành kiểu câu trần thuật và có ý nghĩa khác hẳn.

Câu 3 – Soạn bài câu nghi vấn

Không. Vì đó không phải là những câu nghi vấn. Câu a, b có các từ nghi vấn như (có … không, tại sao, không) nhưng những kết cấu chứa những từ này chỉ làm chức năng bổ ngữ trong một câu.
Trong câu c, d các từ nào (cũng), ai (cũng) là những từ bất định có ý nghĩa khẳng định tuyệt đối, chứ không phải là nghi vấn.

Câu 4 – Soạn bài câu nghi vấn

Về hình thức, hai câu (a) và (b) dùng hai cặp từ khác nhau: có … không; đã … chưa. Về ý nghĩa, câu (b) cho ta biết: trước đó, “anh” không khỏe. Nhưng câu (a) không đề cập tới vấn đề này.
Câu trả lời thích hợp đối với câu (a) là khỏe hoặc không khỏe. Câu trả lời thích hợp với câu (b) là: đã khỏe hoặc chưa khỏe.

Ví dụ:

– Cái cặp này có đẹp không?
– Cái cặp này đã cũ chưa?

Câu 5 – Soạn bài câu nghi vấn

Về hình thức, câu a và câu b khác nhau ở trật tự từ. Trong câu a, “bao giờ” đứng đầu câu còn trong câu b, “bao giờ” đứng cuối câu.
Về ý nghĩa, câu a hỏi về thời điểm của một hành động sẽ diễn ta trong tương lai, câu b hỏi thời điểm của một hành động đã diễn ra trong quá khứ.

Câu 6 – Soạn bài câu nghi vấn

Câu (a) đúng, tuy không biết nó nặng bao nhiêu nhưng có thể cảm nhận được sức nặng nhờ cảm giác. Câu (b) sai, vì chưa biết giá bao nhiêu thì không thể khẳng định chiếc xe rẻ được.

Soạn bài câu nghi vấn tiếp theo

III. Những chức năng khác

– Các câu nghi vấn trong những đoạn trích trên:

  • Hồn ở đâu bây giờ?
  • Mày định nói cho cha mày nghe đấy à?
  • Có biết không?… phép tắc gì nữa à?
  • Một người hằng năm chỉ cặm cụi lo lắng vì mình… văn chương hay sao?
  • Con gái tôi vẽ đấy ư?

– Những câu nghi vấn trên không dùng để hỏi

a. Dùng để bộc lộ sự nuối tiếc, hoài cổ của tác giả
b. Bộc lộ sự tức giận, đe dọa của tên cai lệ
c. Bộc lộ sự đe dọa, quát nạt của tên quan hộ đê
d. Khẳng định vai trò của văn chương trong đời sống
e. Bộc lộ sự ngạc nhiên của nhân vật người bố.
– Các câu nghi vấn trên có dấu hỏi chấm kết thúc (hình thức),

  • Câu nghi vấn trên để biểu lộ cảm xúc, đe dọa, khẳng định, ngạc nhiên…
  • Không yêu cầu người đối thoại trả lời.

IV. Luyện tập

Bài 1 – Soạn bài câu nghi vấn tiếp theo

a. Câu nghi vấn: ” Con người đáng kính ấy bây giờ cũng theo gót Binh Tư để có ăn ư?”
→ Biểu lộ sự ngạc nhiên đến sững sờ của ông giáo.

b. Câu nghi vấn “Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan?/ Ta lặng ngắm giang sơn ta đổi mới?/ Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng? / Để ta chiếm riêng ta phần bí mật? / Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?
→ Bộc lộ sự nuối tiếng những ngày tháng huy hoàng, oanh liệt chỉ còn là quá khứ.

c. Câu nghi vấn: “Vậy thì sự biệt li… nhẹ nhàng rơi?”
→ Hai câu nghi vấn trên dùng để thể hiện phủ định sự biệt li khi nhìn chiếc lá rơi.

d. Câu nghi vấn ” Ôi, nếu thế thì đâu còn là quả bóng bay?”
→ Dùng để khẳng định những đặc tính vốn có của quả bóng bay ( vỡ, bay mất).

Bài 2 – Soạn bài câu nghi vấn tiếp theo

a.

  • Sao cụ lo xa quá thế?
  • Tội gì bây giờ nhịn đói mà để tiền lại?
  • Ăn mãi hết đi thì đến lúc ấy lấy gì mà lo liệu?

→ Có dấu hỏi chấm kết thúc câu, và sử dụng có từ “thế”, “gì”. Mục đích câu hỏi của ông giáo dùng để khuyên lão Hạc. Còn lão Hạc dùng câu hỏi thể hiện sự buồn bã, lo lắng về tương lai.

b. Cả đàn bò giao cho thằng bé người không ra người, ngợm không ra ngợm ấy chăn dắt làm sao?
→ Dấu hiệu: các từ để nghi vấn “làm sao”, có dấu chấm hỏi cuối câu. Mục đích thể hiện sự chê bai, không tin tưởng của nhân vật phú ông.

c. Ai dám bảo thảo mộc tự nhiên không có tình mẫu tử?
→ Dấu hiệu: từ nghi vấn “ai”, dấu hỏi kết thúc câu. Mục đích câu nghi vấn trên dùng để khẳng định tình mẫu tử của măng tre (thảo mộc)

d. Thằng bé kia, mày có việc gì? Sao lại đến đây mà khóc?
→ Dấu hiệu: từ để hỏi ” gì”, “sao” và dấu hỏi chấm kết thúc câu. Mục đích dùng để hỏi.
– Trong các câu trên, câu ở đoạn (a), (b), (c), (d) có thể được thay thế bằng các câu khác không phải câu nghi vấn, nhưng có chức năng tương đương.

Bài 3 – Soạn bài câu nghi vấn tiếp theo

a. Lan có thể kể cho tớ nghe về phim “Người đẹp và quái vật” cậu xem chiều qua được không?
b. Ai dám bảo cuộc đời lão Hạc không đáng thương nào?

Bài 4 – Soạn bài câu nghi vấn tiếp theo

Trong giao tiếp những câu như: “Anh ăn cơm chưa?”, “Cậu đọc sách đấy à?” không nhằm để hỏi mà dùng để chào hỏi. Mối quan hệ của người nói và người nghe ở đây gần gũi và thân thiện.

Trên đây là bài tập làm văn soạn bài câu nghi vấn, Baitaplamvan chúc các bạn học tốt!

Nguyễn Văn Vinh

Chào tất cả các bạn! Mình là Nguyễn Văn Vinh – làm việc tại trung tâm giáo dục BÀI TẬP LÀM VĂN. Rất mong được các bạn ủng hộ!

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button