Soạn văn

Soạn bài các thành phần biệt lập siêu ngắn

Bài tập làm văn soạn bài các thành phần biệt lập lớp 9 bao gồm các bài soạn ngắn gọn. Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các bạn học sinh làm tốt bài văn soạn bài các thành phần biệt lập.
Soạn bài các thành phần biệt lập

I. Thành phần tình thái

Câu 1 – Soạn bài các thành phần biệt lập

Các từ ngữ in đậm trong những câu trên thể hiện nhận định của người nói đối với sự việc nêu ở trong câu.

(1) – chắc: thể hiện độ tin cậy cao của người nói (người kể chuyện) đối với nội dung được nói đến trong câu (ý nghĩ của nhân vật).
(2) – Có lẽ: cũng thể hiện độ tin cậy cao của người nói (người kể chuyện) đối với nội dung được nói đến trong câu (tâm trạng, cử chỉ của nhân vật), nhưng ở một mức độ không cao như từ chắc.

Câu 2 – Soạn bài các thành phần biệt lập

Thành phần tình thái không quyết định đến nghĩa sự việc của câu. Cho nên khi bỏ đi các từ ngữ chắc, có lẽ thì nội dung cơ bản của những câu trên không thay đổi.

II. Thành phần cảm thán

Câu 1 – Soạn bài các thành phần biệt lập

Các từ ngữ Ồ, Trời ơi trong hai câu này không chỉ sự vật hay sự việc cụ thể nào. Đây là thành phần cảm thán, có tác dụng bộc lộ tâm lí của người nói.

Câu 2 – Soạn bài các thành phần biệt lập

Nhờ những phần tiếp theo của câu mà chúng ta có thể hiểu được ý nghĩa cảm thán của từng câu, rằng tại sao người nói lại kêu lên ồ và trời ơi.

Câu 3 – Soạn bài các thành phần biệt lập

Các thành phần tình thái và cảm thán không tham gia vào việc diễn đạt nghĩa sự việc của câu cho nên chúng được gọi là thành phần biệt lập.

II. Luyện tập

Câu 1 – Soạn bài các thành phần biệt lập

– Các thành phần tình thái: có lẽ, hình như, chả nhẽ
– Các thành phần cảm thán: chao ôi

Câu 2 – Soạn bài các thành phần biệt lập

Có thể có những từ ngữ có mức độ tin cậy (hay chắc chắn) ngang hàng nhau, chỉ khác nhau về thói quen hay hoàn cảnh sử dụng.
– dường như / hình như / có vẻ như – có lẽ – chắc là – chắc hẳn – chắc chắn

Câu 3 – Soạn bài các thành phần biệt lập

Trong số 3 từ chắc/ hình như/ chắc chắn, với từ chắc chắn, người nói sẽ phải chịu trách nhiệm cao nhất về độ tin cậy của sự việc do mình nói ra; với từ hình như, trách nhiệm về độ tin cậy mà người nói phải chịu thấp nhất. Nhà văn chọn từ chắc là chính xác nhất. Tác giả không chọn từ chắc chắn vì đó mới là dự đoán của nhân vật “tôi” – người ngoài cuộc; nhưng cũng không dùng từ hình như có độ tin cậy thấp, vì nhân vật “tôi” là bạn thân lâu năm của ông Sáu, có thể hiểu rõ được tâm lí của bạn mình.

Câu 4 – Soạn bài các thành phần biệt lập

Viết một đoạn văn ngắn, có sử dụng câu chứa thành phần cảm thán hoặc tình thái, nói về cảm xúc của em khi được thưởng thức một tác phẩm văn nghệ (truyện, thơ, phim, ảnh, tượng,…).

Đọc Truyện Kiều của Nguyễn Du, chắc chắn không ai không thương xót cho số phận của nàng Kiều – một người con gái tài hoa bạc mệnh. Có thấu hiểu quãng đời mười lăm năm lưu lạc của nàng thì chúng ta mới thấy hết sự tàn bạo, độc ác của tầng lớp thống trị lúc bấy giờ. Hỡi ôi, một xã hội chỉ biết chạy theo đồng tiền, sẵn sàng chà đạp lên mọi nhân phẩm, giá trị của con người. Đúng là một xã hội bất nhân, thối nát mà Nguyễn Du muốn lột trần bộ mặt thật của nó. Nhưng ở đó, Truyện Kiều cũng là sự bênh vực, xót thương cho số phận nhỏ nhoi bị vùi dập. Chắc hẳn đại thi hào Nguyễn Du phải đau lòng lắm khi viết ra những nỗi đau, sự bất công trong xã hội mà ông đã sống và chứng kiến.

Trên đây là bài tập làm văn soạn bài các thành phần biệt lập, Baitaplamvan chúc các bạn học tốt!

Nguyễn Văn Vinh

Chào tất cả các bạn! Mình là Nguyễn Văn Vinh – làm việc tại trung tâm giáo dục BÀI TẬP LÀM VĂN. Rất mong được các bạn ủng hộ!

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button