Soạn văn

Soạn bài tục ngữ về con người và xã hội

Bài tập làm văn soạn bài tục ngữ về con người và xã hội dưới đây được sưu tầm và giới thiệu với các bạn để tham khảo giúp học tập tốt môn Ngữ Văn lớp 7 của học kì 2 chuẩn bị cho bài giảng sắp tới đây của mình.

Soạn bài tục ngữ về con người và xã hội
Soạn bài tục ngữ về con người và xã hội

Soạn bài tục ngữ về con người và xã hội

Câu 1:

Đọc kĩ văn bản và chú thích để hiểu các câu tục ngữ và một số từ khó.

Câu 2:

Phân tích từng câu tục ngữ:

CâuNghĩa của câu tục ngữGiá trị kinh nghiệm được thể hiệnTH ứng dụng câu tục ngữ
1Con người quý hơn tiền bạcĐề cao giá trị của con ngườiCha mẹ yêu con, muốn con được sống và học tập tốt. Xã hội quan tâm tới quyền con người.
2Răng và tóc là các phần thể hiện hình thức, tính nết con người.Phải biết chăm chút từng yếu tố thể hiện hình thức, tính nết tốt đẹp của con người.Rèn luyện từ cái nhỏ nhất. Chú ý lời nói, cử chỉ, bước đi…
3Dù khó khăn về vật chất, vẫn phải trong sạch, không làm điều xấu.Dù nghèo khó vẫn phải biết giữ gìn nhân cách tốt đẹp.Giữ mình, tránh xa cám dỗ như: nghiện hút, trò chơi điện tử, đua đòi ăn diện bỏ bê học hành…
4Cần phải học cách ăn, nói,… đúng chuẩn mực.Cần phải học các hành vi ứng xử văn hoá.Khéo léo đúng mực trong nói năng, giao tiếp với thầy cô, cha mẹ, bạn bè.
5Muốn làm được việc gì cũng cần có người hướng dẫn.Đề cao vị thế của người thầy.Tìm thầy học để có cơ hội hiểu biết, thành công.

Tôn trọng và biết ơn thầy bằng những việc làm cụ thể.

6Học thầy không bằng học bạn.Đề cao việc học bạn.Học hỏi bạn bè trong lớp, ở những người có kiến thức hơn mình.

Tự học để nâng cao hiểu biết

7Khuyên con người biết yêu người khác như chính bản thân mình.Đề cao cách ứng xử nhân văn.Cần nhắc ai đó biết giúp đỡ mọi người trong cuộc sống hàng ngày khi có thể, nhất là những người gặp khó khăn, hoan nạn.
8Được hưởng thành quả, phải nhớ ơn người tạo ra thành quả đó.Phải biết ơn với người có công lao giúp đỡ, gây dựng, tạo nên thành quả.Nói về phong trào đền ơn đáp nghĩa. Nhận xét khi thấy một việc làm tốt thể hiện lòng biết ơn.
9Việc lớn, việc khó không thể do một người làm được, mà phải cần nhiều người hợp sức.Khẳng định sức mạnh của tình đoàn kết.Nhắc nhở về tinh thần tập thể trong lối sống và làm việc tránh lối sống cá nhân.

Câu 3:

Hai câu tục ngữ 5, 6 nêu mối quan hệ thầy trò, bình luận, đánh giá vai trò của người thầy và xác định việc tiếp thu học hỏi từ bạn bè được nhân dân đúc kết:

+ Không thầy đố mày làm nên.
+ Học thầy không tày học bạn.

Mới đọc tưởng chừng hai câu tục ngữ đối lập nhau nhưng thực chất lại bổ sung chặt chẽ cho nhau. Cả hai câu, câu nào cũng đề cao việc học, chỉ có học tập, biết tìm thầy, tìm bạn mà học thì con người mới có thể thành tài. CHúng ta phải biết kết hợp học ở cả hai sẽ đem lại hiệu quả hơn.
Một số cặp câu tục ngữ cũng có nội dung tưởng ngược nhau nhưng lại bổ sung cho nhau:

Cặp 1:

– Máu chảy ruột mềm.
– Bán anh em xa, mua láng giềng gần

Cặp 2:

– Đi một ngày đàng học một sàng khôn
– Không đi không biết xứ đông

Đi thì khốn khổ thân ông thế này.

Câu 4:

Các giá trị nổi bật của các đặc điểm trong tục ngữ:

– Diễn đạt bằng so sánh: Các câu có sử dụng biện pháp so sánh: 1, 6, 7.

Phép so sánh được sử dụng rất đa dạng, linh hoạt.

+ Trong câu thứ nhất, so sánh “bằng”, hai âm “ươi” (người – mười) vần và đối nhau qua từ so sánh.
+ Trong câu thứ hai cũng diễn đạt quan hệ đó, dân gian so sánh “tày”, vần với âm “ay” trong vế đưa ra so sánh (thầy).
+ Câu thứ ba dùng phép so sánh “như”. Các cách sử dụng đó có tác dụng dễ thuộc, dễ nhớ, chuyển tải ý tưởng một cách dễ dàng.

– Diễn đạt bằng hình ảnh ẩn dụ: 8, 9

+ Hình ảnh ẩn dụ trong câu thứ nhất: từ quả – cây nghĩa đen chuyển sang thành quả và người có công giúp đỡ, sinh thành…
+ Tương tự như vậy, cây và non chuyển sang nghĩa một cá nhân và việc lớn, việc khó… là những phép ẩn dụ có tác dụng mở rộng nghĩa, diễn đạt uyển chuyển các ý tưởng cần nêu.

– Dùng từ và câu có nhiều nghĩa:

+ Cái răng, cái tóc (không những chỉ răng tóc cụ thể, mà còn chỉ các yếu tố hình thức nói chung – là những yếu tố nói lên hình thức, nhân cách con người).
+ Đói, rách (không những chỉ đói và rách mà còn chỉ khó khăn, thiếu thốn nói chung);sạch, thơm chỉ việc giữ gìn tư cách, nhân phẩm tốt đẹp.
+ Ăn, nói, gói, mở… ngoài nghĩa đen còn chỉ việc học cách giao tiếp, ứng xử nói chung.
+ Quả, kẻ trồng cây, cây, non… cũng là những từ có nhiều nghĩa, như đã nói trong câu 3.

Các cách dùng từ này tạo ra các lớp nghĩa phong phú, thích ứng với nhiều tình huống diễn đạt và hoàn cảnh giao tiếp.

Trên đây là bài tập làm văn soạn bài tục ngữ về con người và xã hội, chúc các bạn làm tốt bài văn của mình!

Nguyễn Văn Vinh

Chào tất cả các bạn! Mình là Nguyễn Văn Vinh – làm việc tại trung tâm giáo dục BÀI TẬP LÀM VĂN. Rất mong được các bạn ủng hộ!

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button