Bài viết số 2 lớp 11
Bài tập làm văn bài viết số 2 lớp 11 bao gồm dàn ý bài viết số 2 lớp 11 và các bài văn mẫu tuyển chọn cho: bài viết số 2 lớp 11 đề 1, bài viết số 2 lớp 11 đề 2, bài viết số 2 lớp 11 đề 3, bài viết số 2 lớp 11 đề 4. Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các bạn học sinh viết bài tập làm văn số 2 lớp 11 hay nhất.
Bài viết số 2 lớp 11 đề 1
Đề bài: Cảm nghĩ của anh chị về giá trị hiện thực của đoạn trích vào phủ chúa trịnh
Dàn ý bài viết số 2 lớp 11 đề 1
1. Mở bài
– Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm của đoạn trích (Nêu luận điểm của đề)
VD: Không chỉ là một danh y lỗi lạc, Lê Hữu Trác còn là một văn nhân văn nhân tài ba của nước ta ở TKXVIII. Nhắc đến ông không thể không nhắc đến “Thương kinh kí sự”. Tác phẩm phản ánh hiện thực sâu sắc cuộc sống xa hoa, giàu sang, quyền huy tột bậc của nhà chúa. Giá trị ấy đặc biệt được thể hiện qua đoạn trích “Vào phủ chúa Trịnh”.
2. Thân bài
(Triển khai vấn đề: Bức tranh chân thực về cuộc sông xa hoa, giàu sang, quyền huy tột bậc của nhà chúa)
+ Cảnh vật nơi phủ chúa mới lộng lẫy xinh xắn làm sao: Đâu đâu cũng là cây cố um tùm, chim kêu ríu rít, danh hoa đua thắm, gió đưa thoang thoảng mùi hương. Tất cả điều là kì hoa dị thảo, toàn là những thú quý hiếm mà chỉ có ở nơi đây. Chưa hết thành quách nơi đây mới thực sự là lấu son gác tía. Cung cách xây dựng thật công phu với những dãy hành lang quanh co nối tiếp nhau. Nó tạo cho phủ chúa sự lộng lẫy, nguy nga tráng lệ thật giàu sang mà cũng thật trang nghiêm.
– Bên trong nội cung toàn là những thứ quý hiếm như: mâm vàng, chén bạc, ghế rồng, sập vàng, màn là, trướng gấm toàn những thứ “nhân gian chưa từng thấy”. Cảnh nơi phủ chúa đẹp và giàu sang đến mức tác giả phải thốt lên: “Cả trời Nam sang nhất là đây”. Trong lúc đời sống của muôn dân lầm than cơ cực thì cảnh sống nơi phủ chúa mới thật xa xỉ làm sao. Điều này chính là giá trị hiện thực sâu sắc của tác phẩm. tác giả đã tỏ ra khen ngợi nhưng vẫn dửng dưng không hề bị quyến rủ bởi sự giàu sang nơi phủ chúa.
+ Cung cách sinh hoạt: Để vào hậu cung, tác giả phải đi qua nhièu lần cửa với những thủ tục rườm rà, nhiêu khê.Những tưởng cứu bệnh như cứu hỏa vậy mà tác giả lại phải lui ra chờ vì “thánh thượng đang ngự ở đó”. Ông ta còn đang say sưa hưởng lạc với các cung tần mĩ nữ. Xung quanh chúa cha và chúa con có biết bao kẻ hầu người hạ, mặt hoa da phấn, đi lại lặng lẽ như những cái bóng.
– Nơi ở của thế tử cũng thật khác thường: Phải qua 5-6 lần trướng gấm, nơi ở tối om, ngột ngạc và thiếu sinh khí. Người ta vì đói ăn thiếu mặc mà bệnh hoạn, ốm yếu đã đành, đây lại vì “ăn quá no, mặc quá ấm” dư thừ về vật chất mà ốm yếu mới thật đau xót làm sao. Chính tác giả cũng cho ngừoi đọc hiểu rõ căn nguyên cơ thể ốm yếu, héo hon, gầy mòn của chúa nhỏ chính là kết quả của lối sống xa hoa giàu sang mà thiếu khs trời và không khí tự do. Cách sống nơi và sinh hoạt nơi phủ chúa càng làm nổi bậc giá trị hiện thực của tác phẩm và đoạn trích.
3. Kết bài
– Khẳng định lại vấn đề và liên hệ bản thân
Bài văn mẫu bài viết số 2 lớp 11 đề 1
Bài mẫu 1
“Con ơi nhớ lấy câu này
Cướp đêm là giặc, cướp ngày là quan”.
Bọn vua chúa phong kiến đa số là những tên cướp ngày. Chúng cướp của nhân dân một cách công khai bằng đủ thủ đoạn tàn ác để vinh thân phì gia, để hưởng thụ cuộc sống. Lên Hữu Trác, một danh y lỗi lạc, một văn nhân tài ba của nước ta ở thế kỉ XVIII đã một phần nào nói lên được thực trạng này qua tác phẩm Thượng kinh kí sự. Trong kí sự này, đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh có một giá trị hiện thực sâu sắc khi phản ánh được cuộc sống xa hoa, giàu sang, quyền uy tột bậc của nhà chúa.
Thượng kinh kí sự nguyên văn bằng chữ Hán, được Lê Hữu Trác viết năm 1782, nội dung ghi lại những điều mà tác giả tai nghe mắt thấy trong những lần được vời ra kinh đô Thăng Long chữa bệnh cho cha con chúa Trịnh Sâm. Qua những trang viết sinh động và sắc sảo, tác giả đã phản ánh chân thực cuộc sống xa hoa của tầng lớp vua chúa phòng kiến, đồng thời kín đáo bày tỏ thái độ thờ ơ, coi thường danh lợi của mình. Lê Hữu Trác sử dụng người trần thuật ngôi thứ nhất,trực tiếp tiếp cận cung cách sinh hoạt xa hoa của chúa Trịnh. Nhà văn quan sát tỉ mỉ, ghi chép trung thực, tả cảnh sinh động, thuật việc khéo léo.
Mở đầu bài kí là Khung cảnh giàu sang, đẹp đẽ hiếm có cùa phủ chúa Trịnh được tác giả miêu tả trực tiếp qua quan sát và miêu tả gián tiếp qua ấn tượng mà nó gây ra trong lòng tác giả: Tôi ngẩng đầu lên: đâu đâu cũng là cây cối um tùm, chim kêu ríu rít, danh hoa đua thấm, gió đưa thoang thoảng mùi hương… Tôi nghĩ bụng: Mình vốn con quan, sinh trưởng ở chốn phồn hoa, chỗ nào trong cấm thành mình cũng đã từng biết Chỉ có những việc trong phủ chúa là mình chỉ mới nghe nói thôi. Bước chân đến đây mới hay cảnh giàu sang của vua chúa thực khác hẳn người thường!
Quang cảnh và cung cách sinh hoạt trong phủ chúa được ghi lại khá tỉ mỉ qua con mắt quan sát của một thầy thuốc lần đầu tiên bước chân vào thế giới mới lạ. Không gian nghệ thuật của tác phẩm ngày càng được mở rộng hơn theo bước chân, và cách nhìn của nhân vật xưng “tôi” . Bức tranh toàn cảnh về phủ chúa Trịnh không chỉ có bề rộng mà còn có chiều sâu, với một sức gợi mạnh mẽ.
Tuy được mời nhưng vị danh y cũng chỉ được đưa vào phủ bằng lối cửa sau, mỗi bước đều có người của phủ chúa đi theo. Trên đường đi, ông để ý ghi nhận từng sự vật: Đi được vài trăm bước, qua mấy lần cửa mới đến cái điếm “Hậu mã quân túc trực”. Điếm làm bên cái hồ, có những cái cây lặ lùng và những hòn đá kì lạ. Trong điếm cột và bao lơn lượn vòng, kiểu cách thật là xinh đẹp.
Càng vào sâu bên trong, sự ngạc nhiên của tác giả càng lớn:
Qua dãy hành lang phía tây, đến một cái nhà lớn thật là cao và rộng. Hai bên là hai cái kiệu để vua chúa đi. Đổ nghi trượng đều sơn son thiếp vàng. Ở giữa đặt một cái sập thếp vàng. Trên sập mắc một cái võng điều. Trước sập và hai bên, bày bàn ghế, những đổ đạc nhân gian chưa từng thấy… Lại qua một cửa nữa, đến một cái lầu cao và rộng. Ở đây, cột đều sơn son thếp vàng. Đúng là cảnh lầu son gác tía, cung bạc lầu vàng mà dân chúng chĩ có thể thấy trong truyện thần tiên hoặc trong tưởng tượng mà thôi.
Bài mẫu 2
Chúng ta thường biết đến Hải Thượng Lãn Ông là một người thầy thuốc thế nhưng ông còn là một nhà văn nữa. Cuộc đời ông sáng tác không nhiều những đã để lại những tác phẩm có giá trị và giàu ý nghĩa. Tiêu biểu đó là tác phẩm vào phủ chúa Trịnh. Có thể nói qua tác phầm ấy giá trị hiện thực được thể hiện rất rõ.
Trước hết vào phủ chứa Trịnh được xảy ra trong hoàn cảnh triều đình chúa Trịnh Sâm vời Lê Hữu Trác vào khám bệnh cho thái tử Trịnh Cán. Mặc dù bản thân không muốn những ông vẫn phải vào theo lệnh chúa. Và những hiện thực nơi đây được nhìn qua con mắt của ông khiến cho chúng ta thấy được cuộc sống nơi phủ chúa như thế nào.
Hiện thực phủ chúa được tác giả miêu tả theo quang cảnh của phủ chúa từ ngoài vào trong, không những thế còn là những cách thức trong cung nữa. Mọi thứ nơi đây hiện lên thật sự rất cụ thể.
Trước hết là quang cảnh nơi đây, bước chân vào phủ chúa tác giả không hết khen ngợi bởi sự xa hoa sang trọng nơi đây. Nào là những cây cối mà chưa thấy ở đâu, những cây cối ấy toàn những của quý, cây quý cả. Quý như thế mà trong phủ chúa lại có rất nhiều rất um tùm nữa. Phải nói qua đây ta thấy cuộc sống nơi đầy giàu sang phú quý. Không chỉ có những loại cây quý hiếm để làm cảnh đẹp nơi đây thêm phần sang trọng mà phủ chúa còn có những loài chim cũng quý nữa. Nào là danh hoa đua thắm nào là chim kêu véo von. Có thể nói mới đặt chân vào phủ chúa mà tác giả đã vẽ lên những hiện thực nơi phủ chúa sang trọng với những loại cây, loài chim quý hiếm. Đó hẳn là người giàu sang lắm mới có thể trồng những danh hoa kia trong nhà.
Không những thế càng đi sâu vào trong phủ thì Lê hữu Trác càng vẽ lên khung cảnh chúa với sự xa hoa mỹ lệ. Tác giả thấy nhưng không hám muốn danh lợi, đặc biệt ông cũng thể hiện thái độ không thích sống một cuộc sống tiện nghi quá như thế. Phải chăng chính vì tiện nghi quá cho nên thế tử kia mới mắc bệnh tật. Khung cảnh phủ chúa được tiếp tục thể hiện qua những đại đường, quyền bổng. Ở đây người ta thấy được những màu vàng chói lọi. Có thể nói màu vàng thể hiện sự giàu sang phú quý và chính vì thế mà trong phủ chúa những vật từ nhỏ cho đến lớn đều được sơn son thiếp vàng. Cuộc sống vua chúa nơi đây quả thật chẳng khác nào thiên đường mà nhiều người muốn. Từ những cây cột ở đại đường đều được sơn thếp sơn vàng. Hay là những đũa chén, mâm ăn cơm, những vật dụng tưởng chừng nhỏ bé bình thường ấy cũng được mạ vàng. Nếu như có những mâm vàng chén bạc quý giá thì người ta chỉ để làm vật quý giá trưng bày mà thôi thế mà ở đây là một vật dụng để ăn cơm. Có được một thứ mạ vàng hay bằng vàng là một sự quý giá lắm rồi thế mà ở đây từ vật to đến vật lớn đều là vàng cả. Cuộc sống hiện lên thật sự đầy đủ và giàu sang.
Không những thế cung cách trong cung cũng phần nào thể hiện được giá trị hiện thực của tác phẩm này. Để vào được trong cung thì phải qua nhiều lần bẩm báo trong phủ thì mới được vào. Những thứ của chúa thì gọi là thánh giống như là nhà vua vậy. Lê Hữu Trác vào cung vì có thánh chỉ cũng cần phải qua nhiều cửa mới đến nơi. Mọi người ở đây cung kính với chúa. Riêng bản thân chúa Trịnh Sâm thì có biết bao nhiêu là cung tần mĩ nữ vây quanh mình để chờ được hầu hạ ngài. Có thể nói cuộc sống ấy đúng là cách sống của những bậc vua chúa. Tuy nhiên sống như thế thì lấy tiền ở đâu ra?.
Không những thế khi vào khám bệnh cho thái tử Trịnh Cán thì dù chỉ mà một đứa trẻ trong cung vậy thôi nhưng những người ngự y dù đã rất già cũng phải vái lạy thái tử rồi mới được bắt mạch kê đơn. Căn phòng ấy cũng khá lộng lẫy, thái tử thì ở sau những bức chướng gấm quý giá như để che chở lấy tấm thân gọi là ngọc ngà kia. Những ngự y túc trực quanh đó và cuối cùng Lê hữu Trác đã tìm ra phương thuốc để chữa bệnh cho Trịnh Cán.
Trước những sự phản đối của đa số những thầy thuốc trong cung Lê Hữu Trác vẫn thể hiện sự uyên thâm của bản thân mình khiến cho những ngự y kia phải khâm phục.
Qua đây ta thấy rõ ràng cuộc sống ăn chơi xa hoa nơi phủ chúa. Trả lời cho câu hỏi vậy những cây cối um tùm danh hoa đua thắm kia là ở đâu ra?, tiền đâu mà có thể có cuộc sống ăn chơi như thế?. Có thể khẳng định tiền chính là những cống nộp của nhân dân. Trong tình hình đất nước chia làm hai như thế những chúa Trịnh không lo cuộc sống cho dân, trị được nước và đi vào lòng dân chúng mà ở đây chúa lại có cuộc sống chỉ biết ăn chơi hưởng lạc. Qua đây ta thấy được hiện thực đất nước ta trong những năm ấy, trong khi nhân dân sống một cách khổ cực thì chúa lại có một cuộc sống không ai sánh bằng.
Như vậy qua đoạn trích vào phủ chúa Trịnh của Lê Hữu Trác chúng ta thấy tác phẩm này thấm nhuần giá trị hiện thực của xã hội Việt nam những năm ấy. Cuộc sống vua chúa ăn chơi, xa đọa hưởng lạc thú mà quên đi nhiệm vụ trị an đất nước của mình.
Bài viết số 2 lớp 11 đề 2
Đề bài: Hình ảnh người phụ nữ việt nam thời xưa qua các bài bánh trôi nước tự tình thương vợ
Dàn bài viết số 2 lớp 11 đề 2
1. Mở bài
– Giới thiệu hình tượng ng phụ nữ trong văn học nói chung.
– Cảm hứng về ng phụ nữ trong tự tình, của HXH và thương vợ của trần tế xương.
2. Thân bài
– Thời đại hoàn cảnh, nội dung cơ bản trong thơ của 2 tác giả trên.
– Người phụ nữ VN thời xưa đẹp người và đẹp nết.
– Tảo tần, chung thủy, son sắt: Bà tú, chịu thương chịu khó, tảo tần, quanh năm buôn bán, nuôi chồng nuôi con, thủy chung son sắt.
– Người phụ nữ chịu nhiều thiệt thòi, gian nan, vất vả, hồng nhan bạc phận.
– Trong tự tình: Thân phận bẽ bàng, cô độc, tình duyên lận đận, hạnh phúc mong manh.
– Trong thương vợ: Lam lũ, vất vả
– Viết về người phụ nữ vớ mối đồng cảm sâu sắc là 1 biểu hiện của tinh thần nhân đạo.
3. Kết bài
– Người phụ nữ xưa phải chịu nhiều bất hạnh và sự hạn chế của ý thức xã hội
– Nhắc nhở con người phải biết trân trọng hạnh phúc của ngày hôm nay.
– Phân tích được các luận điểm sau:
+ Họ là những người phụ nữ có tài có sắc (thân em vừa trắng lại vừa tròn, trơ cái hồng nhan với nước non), có phẩm chất cao đẹp như bà Tú tông Thương vợ của Tú Xương (Quanh năm buôn bán ở mom sông – Nuôi đủ năm con với một chồng).
+ Thân phận của những người phụ nữ này lại vô cùng nhỏ bé, cuộc đời của họ long đong lận đận. Họ phải sống trong một chế độ xã hội phong kiến lạc hậu, trọng nam khinh nữ, người phụ nứ không có chỗ đứng và địa vị trong xã hội vì vậy mà những người phụ nữ có tài như HXH thường không được coi trong đồng thời việc làm của một người vợ thường ít được người chồng cảm thông dù cho quanh năm lam lũ vất vả nuôi chồng nuôi con chăm sóc cho gia đình luôn được yên ấm dù mình có phải chịu thiệt thòi.
+ Bản lĩnh của người phụ nữ trong xã hội xưa: Mặc dù bị trói buộc trong những quan niệm, phong tục cổ hủ và lạc hậu… Nhưng trong sâu thẳm tâm hồn họ vẫn đẹp, vẫn sáng, vẫn luôn vùng lên để đòi bình quyền. Để muốn rằng: Họ là nữ nhi nhưng vai trò của họ trong xã hội là rất lớn…
Bài văn mẫu bài viết số 2 lớp 11 đề 2
Bài mẫu 1
Văn thơ trung đại Việt Nam, nhất là các tác phẩm viết bằng chữ Nôm nói nhiều đến tình yêu và số phận người phụ nữ trong cuộc đời.
Nương tử ơi!
Chướng căn ấy bởi vì đâu? Oan thác ấy bởi vì đâu?
Cho đến nỗi xuân tàn hoa nụ, thơ lẩn trăng rằm?
(“Văn tế Trương Quỳnh Như” – Phạm Thái)
Đau đớn thay phận đàn bà,
Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung
(“Truyện Kiều” – Nguyễn Du)
Nguyệt Nga là gái tuyết trinh,
Sắc phong quận chúa hiển vinh rỡ ràng.
(“Truyện Lục Vân Tiên” – Nguyễn Đình Chiểu)
Hồ Xuân Hương và Tú Xương, qua “Bánh trôi nước”, “Tự tình” – Bài II, “Thương vợ” đã làm hiện lên hình ảnh người phụ nữ Việt Nam thời xưa với bao ấn tượng sâu xa, với bao cảm thương man mác.
Bài thơ “Bánh trôi nước” có hai lớp nghĩa: tả thực chiếc bánh trôi, một món ăn dân tộc và tượng trưng cho phẩm chất tốt đẹp của người con gái quê ta. Chữ “trắng” và chữ “tròn”, hình ảnh nhân hoá “thân em” đã thể hiện vẻ đẹp khiêm nhường, dịu dàng, trinh trắng và duyên dáng của “em”. Tuy tình yêu và số phận bị phụ thuộc vào lễ giáo phong kiến, và đạo tam tòng, vào “tay kẻ nặn”, dù “rắn nát”, dù vất vả, lận đận, long đong, trải qua “bảy nổi ba chìm”, nhưng em vẫn kiên trinh, sắt son. Hình ảnh ẩn dụ “tấm lòng son” và hai tiếng “vẫn giữ” đã ngợi ca đức hạnh kiên nhẫn, lòng chung thủy sắt son của người phụ nữ ngày xưa trong mọi gia đình Việt Nam. “Bánh trôi nước” là bức chân dung nghệ thuật với hai gam màu “trắng” và “son” tuyệt đẹp:
“Thân em vừa trắng lại vừa tròn,
Bảy nổi ba chìm với nước non.
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn,
Mà em vẫn giữ tấm lòng son”.
Chùm thơ “Tự tình” ba bài của Bà chúa thơ Nôm, đặc biệt biệt bài thơ thứ hai, đã nói lên một cách cảm động về bi kịch tình duyên của người phụ nữ phận hẩm duyên ôi!
Người phụ nữ ấy thao thức giữa đêm khuya, một mình một bóng đang lắng nghe tiếng trống dồn “văng vẳng” từ một chòi canh xa đưa lại. Thao thức vì cô đơn, vì lẻ bóng. Rượu và trăng cũng không làm vợi đi bao nỗi buồn chồng chất, đang đè nát cõi lòng. “Chén rượu hương đưa” cứ ngỡ có thể làm say để quên đi bao nỗi buồn chứa chất tâm hồn, cố uống cho say, nhưng “say lại tỉnh” để mà thêm buồn; buồn cho tình duyên lẽ mọn! Trơ trọi ngắm “vầng trăng bóng xế”, ngắm mãi ngắm hoài mà trăng kia vẫn “khuyết chưa tròn”, Hạnh phúc mà nàng mong đợi chỉ là “Một tháng đôi lần có cũng không!”. Số phận và bi kịch ấy thật đáng thương!
Trong bi kịch tình duyên, người đàn bà lẽ mọn cố vùng vẫy bươn ra nhưng thoát sao được. Dù có “xiên ngang mặt đất”, dù có “đâm toạc chân mây”, nhưng đám rêu kia, mấy hòn đá nọ cũng không thể nào thay đổi được cảnh ngộ đáng buồn, đáng thương, đáng tủi, đáng hận:
“Xiên ngang mặt đất, rêu từng đám,
Đâm toạc chân mây, đá mấy hòn”.
Phép đảo ngữ trong hai câu thơ không chỉ làm nổi bật cái dữ dội tiềm ẩn của thiên nhiên mà còn tô đậm sự phản kháng duyên số, phản kháng đến tuyệt vọng của người đàn bà “lấy chồng chung”.
Thời gian chẳng mang lại hạnh phúc cho nàng. Mùa xuân cũng chẳng đem lại niềm vui gì cho nàng, mà nỗi chán ngán, đau khổ cứ chồng chất mãi thêm. Mùa xuân đi qua rồi mùa xuân lại trở lại, tuổi mỗi ngày một cao, nhan sắc ngày một phai tàn, nhưng tình yêu và hạnh phúc chỉ được “san sẻ tí con con” mà thôi! Thật đáng thương! Thật tội nghiệp. Tổng Cóc và ông phủ Vĩnh Tường cũng chẳng mang lại cho nàng chút hạnh phúc nào! Hai câu kết đã cực tả nỗi đau khổ trong bi kịch tình yêu của Hồ Xuân Hương:
“Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại,
Mảnh tình san sẻ tí con con!”
“Tự tình” – Bài II không chỉ nói lên nỗi đau khổ cô đơn mà còn thể hiện niềm khao khát tình yêu hạnh phúc của người đàn bà trong cảnh ngộ “lấy chồng chung”, Giá trị nhân bản của bài thơ thật sâu sắc.
Tú Xương có bài “Văn tế sống vợ”; ông còn có bài “Thương vợ” Cảm hứng chủ đạo là tình thương, lòng quý trọng, biết ơn của ông đối với người vợ hiền thục của mình.
Bài mẫu 2
Hình ảnh người phụ nữ luôn là đề tài quen thuộc của văn học dân gian. Mảng đề tài đầy cảm hứng nhân văn này đã làm nên giá trị của nền văn học nói chung, gương mặt của các tác giả nói riêng. Tiêu biểu là Hồ Xuân Hương với “Tự tình” (II) và Tú Xương với “Thương vợ”.
Đúng như vậy, hai bài thơ với hai người phụ nữ đều khát khao một mái ấm gia đình. Xong cuộc đời lại lắm éo le trắc trở. Họ phải chịu đựng số phận hẩm hiu chế độ phong kiến mục nát. Cái chế độ mà khi nhắc tới ai ai cũng thấy bất bình tĩnh. Là phụ nữ thì sao chứ? Chẳng lẽ phụ nữ không phải con người trong xã hội? Hà cớ gì cứ phải bắt người phụ nữ làm những thứ họ không muốn từ những hủ tục lạc hậu: cha mẹ đặt đâu con ngồi đó, trọng nam khinh nữ, người phụ nữ không có quyền hành gì trong gia đình.
Trước hết, thơ của Hồ Xuân Hương là những lời than thân từ nỗi niềm riêng của một cá thể, chất chứa những vấn đề mang tầm phổ quát của thân phận người phụ nữ. Hay nói cách khác, bằng việc viết lên tiếng nói cá nhân. Hồ Xuân Hương làm sống lên hình ảnh người phụ nữ Việt Nam xưa. “Tự tình” (II) nằm trong chùm thơ tự tình gồm ba bài viết bằng chữ Nôm. Đó là sự đau khổ vì không là chủ được thân phận mình. Trong khung cảnh lúc nửa đêm nổi bật chỉ là âm thanh “văng vẳng” của trống canh dồn, tiếng trống dồn dập, gấp gáp như hối thúc dội vào lòng người . Âm thanh văng vẳng không chỉ đơn thuần là sự cảm nhận bằng thính giác mà còn là cảm nhận của xúc giác về thời gian. “Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn”. Nhức nhối một tâm sự “trơ cái hồng nhan với nước non”. vẻ đẹp của người phụ nữ trong đêm trơ trọi, im ắng, gợi lên hình ảnh “hồng nhan” trở nên rẻ rúng, không có giá trị. Chắc hẳn ai trong tình cảnh của Hồ Xuân Hương cũng cảm thấy quạnh hiu, đau nhói, buồn phiền. Hình ảnh “cái hồng nhan” với “nước non” càng cho thấy tâm trạng bẽ bàng tủi hổ của người phụ nữ. Cùng với nỗi buồn đè nặng lên con người nhỏ bé trong xã hội, đè lên thân phận của họ. Hồ Xuân Hương là con người rất mạnh mẽ, bà không cam chịu và muốn thoát khỏi. “Chén rượu hương đưa” là một phương tiện giải sầu, tuy không phải phương tiện duy nhất nhưng là tốt nhất vào lúc này. Tìm quên trong chén rượu, say rồi lại tỉnh, càng uống càng nhận thức mọi thứ rõ ràng hơn. Nó như một vòng luẩn quẩn khiến người phụ nữ ấy nhận ra sự cô đơn trĩu nặng hơn. Hướng tới vầng trăng mong tìm người bạn tri âm tri kỉ giữa đất trời nhưng “khuyết chưa tròn” lại còn “bóng xế”. Ngoại cảnh và con người g đây như một. Người phụ nữ tự hỏi đến bao giờ trăng mới tròn. đến bao giờ người mới có được tình yêu cho mình. Trăng đã sắp tàn mà vẫn chưa tròn, tuổi xuân qua đi mà nhân duyên chưa tới. Người phụ nữ đang chơi vơi giữa một thế giới mênh mông, hoang vắng, muốn thoát khỏi nhưng bất lực trước nỗi cô đơn trơ trọi với chính mình.
Đến với Tú Xương là đến với những bài thơ tràn đầy tình yêu thương, cảm động viết về người vợ đang còn sống. Bài thơ “Thương vợ” thể hiện tâm thế và vị thế của một người mẹ, một người vợ đảm đang. Bà Tú có thể đã phải chịu nhiều nghiệt ngã của cuộc đời nhưng bà lại có niềm hạnh phúc mà bao kiếp người vợ xưa không có được. Vì chồng, thương con mà cam chịu cuộc sống khó khăn vất vả. Quanh năm suốt tháng, ngày này qua ngày khác không có lấy một ngày nghỉ, ngày mưa cũng như ngày nắng Bà Tú lam lũ buôn bán trên một mảnh đất nhô lên ở lòng sông. Cái nơi bấp bênh, gập ghềnh hiện lên hình ảnh tần tảo, tất bật ngược xuôi của bà Tú. “Quanh buôn bán ở mom sông”. Cái nền không gian, thời gian ấy, cuộc mưu sinh đầy khó khăn của bà Tú được ông Tú phác họa. “Lặn lội thân cò khi quãng vắng”. Hình ảnh “thân cò” là hình ảnh tượng trưng cho người phụ nữ trong xã hội xưa. Ông Tú đã dùng hình ảnh đó để nói về nỗi vất vả của bà Tú, đồng thời cũng gợi lên số kiếp, nỗi đau thân phận. Thân cò “lặn lội” trong một khoảng không gian “khi quãng vắng” vừa chỉ ra cái rợn ngợp của thời gian, vừa chỉ ra cái rợn ngợp của không gian. Hình ảnh bà Tú trở nên rõ nét hơn về sự vật lộn với cuộc sống. “Eo sèo mặt nước buổi đò đông”. Cảnh bươn trải, chen chúc nhau của những người buôn bán rất khó khăn. “Buổi đò đông” đâu có giống như “khi quãng vắng”. Nó không chỉ có những lời cãi cọ, mè nheo, sự chen lấn xô đẩy mà còn có những bất trắc nguy hiểm. Biết là vậy nhưng bà Tú vẫn đi trên chuyến đò đó để dành miếng cơm manh áo cho chồng con. Dù vắng hay đông bà Tú cũng thui thủi một “thân cò”.
Tuy rằng số phận dằng buộc họ nhưng nhờ đó những phẩm chất cao quý của người phụ nữ được hiện diện.
Dù đau đớn thế nào, dù yếu ớt đến đâu thì trong sâu thẳm trái tim Hồ Xuân Hương cũng ánh lên ngọn lửa khao khát, hi vọng, không chịu khuất phục mà muốn vùng lên đấu tranh thay đổi cuộc sống của mình. “Xiên ngang mặt đất rêu từng đám./Đâm toạc chân mây, đá mấy hòn”. Tâm trạng con người như muốn nói lên nỗi phẫn uất, ngang ngạnh, bướng bỉnh. Thiên nhiên trong mắt Hồ Xuân Hương tiềm ẩn một sức sống đang bị đè nén và đang vươn lên mạnh mẽ. “Rêu”, “đá” chỉ là những vật nhỏ bé, hèn mọn nhưng không hề yếu đuối bởi rêu xiên ngang mặt đất, đá đâm toạc chân mây. Điều đó càng chứng tỏ Hồ Xuân Hương muốn bứt phá rào cản để đi tìm hạnh phúc cho mình, muốn giải thoát số phận hoàn cảnh, thể hiện cá tính táo bạo của nữ sĩ. Tuy lòng đầy canh cánh nhưng bà vẫn nhìn cảnh vật với con mắt yêu đời. Yêu đời là thế, sức sống là thế mà cuộc đời riêng thì vẫn “xuân đi xuân lại lại”. Cái vòng quẩn quanh đáng ghét của cuộc đời không thể tránh khỏi tiếng thở than chua xót. Càng chua xót hơn khi giữa cái tuần hoàn thời gian ấy là một “mảnh tình” nhỏ vụn đã vỡ nhưng nay vẫn bị sẻ đi sẻ lại. Đối với trái tim thiết tha yêu thương kia, điều đó như một vết thương cứa sâu đau nhức nhối, khao khát một tình yêu trọn vẹn.
Dù có vất vả, đau xót, chán chườm đến thế nào thì người phụ nữ Việt Nam xưa vẫn là những con người có phẩm chất đẹp đẽ. Không chỉ vẻ bề ngoài mà còn cả bên trong. Đó là lòng yêu thương, lòng nhân hậu, một lòng một dạ vì chồng vì con. “Nuôi đủ năm con với một chồng”. “Nuôi đủ năm con” là việc hiển nhiên của một người mẹ nhưng còn chồng, cớ sao lại phải đếm “một chồng”? Là vì chồng, bà Tú cũng phải nuôi và đáp ứng đầy đủ nhu cầu cần thiết cho ông Tú. Bà Tú phải thắt lưng buộc bụng nuôi dưỡng năm đứa trẻ vất vả, vậy mà phải nuôi thêm một ông Tú trong nhà nữa thì gánh nặng đè lên đôi vai nhỏ của bà tăng gấp đôi. Sự khéo léo. đảm đang của bà thể hiện ở việc lựa chọn ông Tú mà sống, khéo léo chiều sự khó tính khó nết của ông để trong ấm ngoài êm. Bà Tú nhẫn nhục chịu đựng cái nợ đời như một sự tất yếu không thể không chấp nhận. “Một duyên hai nợ âu đành phận”. Điều kì diệu là người mẹ, người vợ này không hề ý thức rằng đó là sự hi sinh. Sự vất vả “năm nắng mười mưa” càng thể hiện được đức tính chịu thương chịu khó, hết lòng vì chồng vì con mà bà đâu “dám quản công” một lời. Bà tự nguyện gánh vác trách nhiệm chăm lo cho gia đình. Dù vất vả trăm điều nhưng bà vẫn âm thầm chịu đựng. Phải chăng đó chính là đức hi sinh – vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam?
Hai người phụ nữ đẹp đều tìm thấy sức mạnh, ý chí để vượt lên hoàn cảnh. Nhưng trong cuộc thoát thân họ còn cô đơn quá, vì thế mà thất bại. Một người muốn bứt phá, thoát khỏi cuộc sống ngột ngạt. Một người cam chịu , nhẫn nại để làm tròn bổn phận một người mẹ, một người vợ. Một người được đồng cảm, sẻ chia. Một người cô đơn một mình, buồn đau trước số phận hẩm hiu. Chỉ khi những người phụ nữ biết đoàn kết, biết đồng lòng dưới sự lãnh đạo của Đảng họ mới có thể thay đổi được số phận, làm chủ được cuộc đời mình.
Người phụ nữ thời xưa phải chịu nhiều thiệt thòi, bất công, ngang trái và bị hạn chế bởi xã hội phong kiến. Còn người phụ nữ ngày nay được quyền bình đẳng, quyền học tập, quyền lựa chọn tình yêu và quyền làm chủ cuộc đời. Họ không còn bị đối xử như trước nữa. Tuy người phụ nữ ngày xưa có cuộc đời éo le nhưng hình ảnh sâu thẳm trong họ không bao giờ bị mất đi. Dù hoàn cảnh có ra sao thì tâm hồn cao đẹp của họ vẫn sáng lên. Và điều đó khiến ta luôn tự hào về người phụ nữ Việt Nam.
Bài viết số 2 lớp 11 đề 3
Đề bài: Nhân cách nhà nho chân chính trong bài ca ngắn đi trên bãi cát của cao bá quát
Dàn ý bài viết số 2 lớp 11 đề 3
1. Mở bài
– Giới thiệu: nhân cách nhà nho chân chính.
2. Thân bài
a. Nhân cách nhà nho chân chính là cái gì?
– Giải thích:
– Nhân cách là gì? Nhân cách là tư cách, phẩm chất của con người.
– Thế nào là nhà nho? Nhà nho là những người tri thức thời xưa, theo Nho học.
Nhà nho là người đã học sách thánh hiền được thiên hạ cần để dạy bảo người đời ăn ở hợp luân thường, đạo lí ….
Nhìn chung “Nho” là một danh hiệu chỉ người có học thức, biết lễ nghĩa, biết “tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ”.
b. Nhân cách nhà nho chân chính là thế nào?
– Trước hết nhân cách nhà nho chân chính là phải biết “tu thân”. Trong tu thân, sự học là rất quan trọng. Mà học là để đỗ đạt trong thi cử. Sau đó “trị quốc”, ra làm quan để kính bang tế thế, giúp nước giúp đời.
“Khi thủ khoa, khi Tham tán, khi Tổng đóc Đông …”
– Nhân cách nhà nho chân chính như Nguyễn Công Trứ còn có tính cách của một nhà nho tài tử.
“Đô môn giải tổ chi niên
Đạc ngựa bò vàng đeo ngất ngưởng …
– Nhân cách của nhà nho chân chính Cao Bá Quát lại có những nét đặc biệt:
“Bãi cát lại bãi cát dài,
Đi một bước như lùi một bước …”
3. Kết bài
– Đánh giá chung: Nhân cách nhà nho chân chính
Bài văn mẫu bài viết số 2 lớp 11 đề 3
Bài mẫu 1
Ta vẫn thường nghe: “Tài cao phận thấp, chí khí uất”. Dường như cái tài năng vẫn chưa đủ để con người ta tỏa sáng những còn bởi một chữ “phận”. Đó cũng chính là bi kịch cuộc đời của một con người tài hoa bậc nhất Cao Bá Quát. Ông hiện ra là một nhà nho giỏi, đức độ với một tâm hồn văn chương và cốt cách thanh cao. Được nhân dân tôn lên hàng thánh – thánh Quát. Vậy nhưng đương thời Chu Thẩn lại phải trải qua biết bao khổ ải, gian truân của một chế độ phong kiến thối nát suy tàn. Những nỗi niềm xót xa, phẫn uất của một đấng nam nhi đã được ông gửi gắm kín đáo trong tác phẩm Sa hành đoản ca.
Là một nhà nho chân chính, Cao Bá Quát vốn chịu ảnh hưởng rất lớn của quan niệm “chí làm trai”. Cũng như Nguyễn Công Trứ và bao bậc trượng phu đương thời, ông luôn tâm niệm va khao khát lập nên công danh sự nghiệp vẻ vang hiển hách cho đời, coi đó là lý tưởng sống, là trách nhiệm trọn đời và là món nợ phải trả – “nợ tang bồng”. Ông vố đã sớm được coi như một tài năng xuất chúng khi mới chỉ ít tuổi và càng trưởng thành, ông lại càng chứng tỏ rõ khí phách hiên ngang và hoài bão lớn lao của mình. Tuy nhiên đứng trước một xã hội phong kiến bảo thủ, trì trệ và khủng hoảng, con người ấy đã không thể thỏa mãn khát vọng của mình.
Bãi cát dài lại bãi cát dài,
Đi một bước như lùi một bước.
“Bài ca ngắn đi trên bãi cát” là một khúc ca ngắn, vậy mà bản thân nó lại vẽ nên một con đường rất dài. Bức tranh sa mạc mênh mông cát trắng với bóng người nhỏ bé đang bước đi từng bước khó nhọc. Đi mà như lùi, vậy ra đi mà thực ra không đi. Đó là một hình ảnh rất thực và cũng bao hàm ý nghĩa ẩn dụ. Đây thực ra là con đường thi cử của chính tác giả, cái tủi nhục của bãi cát cũng là cái nhọc nhằn ông đang phải gánh chịu vì con đường ấy – khó nhọc mà xa vời. Đối với trí thức nho sĩ ngày xưa, con đường học – thi – làm quan ấy đầy gian nan vất vả, càng khó khăn hơn trong những buổi cuối của nho học và đây cũng là cách duy nhất để họ thực hiện chí làm trai lập công danh của mình. Suốt những năm từ lúc 14 tuổi cho đến khi 31 tuổi, Cao Bá Quát đã vào Huế đi thi không biết bao nhiêu lần nhưng lần nào ông cũng bị đánh hỏng. Không phải vì ông không có tài mà vì lẽ cái tính cách ngông nghênh của ông vốn đã quá nổi tiếng và không được lòng các vị quan triều thần. Đến đây lời thơ như những tiếng thở dài của chính tác giả, ta thấy được trướng nhất là sự chán ngán của Chu Thần trước thời cuộc. Bản thân ông ngày càng nhận thức được sự lạc hậu, thoái hóa của chế độ học hành thi cử truyền thống trong cái chuyển mình của thời thế.
Mặt trời đã lặn chưa dừng được,
Lữ khách trên đường nước mắt rơi.
“Mặt trời lặn” là hình ảnh chuyển giao của thời gian, khi thiên nhiên đã chìm dần vào giấc nghỉ ngơi, thì đối lập với nó là hình ảnh người lữ khách “chưa dừng được”. Vì sao chưa dừng được? Bởi lữ đường còn dài mà đích thì chẳng thấy đâu. Con đường cuộc đời ông đi mãi mà ông vẫn chưa tìm được cho mình chỗ đứng trong xã họi, chưa thỏa mãn ý chí lập nên công danh. Vậy nên bản thân ông không cho phép mình dừng lại. Nếu ở câu đầu mở ra là sự rộng lớn của không gian thì đến lúc này, Cao Bá Quát lại nói đến sự chảy trôi liên tục của thời gian, tất cả những yếu tố thiên nhiên vũ trụ ấy dường như đều là lực cản đường, cản trở những bước đi vốn đã đầy khó nhọc trên cát. Do đó, ông thấy mình trơ trọi cô đơn trước bãi cát hoang vu ấy và tự khóc cho số phận dai dẳng của mình. Có thể những giọt nước mắt ấy ban đầu chỉ đơn thuần do tác động của ngoại cảnh (gió, cát, bụi) nhưng chúng trở nên đắng hơn, mặn hơn và xót xa hơn bởi tâm sự của tác giả. Để rồi từ đây, những cung bậc cảm xúc của Chu Thần được đưa lên một vị trí mới:
Không học được tiên ông phép ngủ,
Trèo non, lội suối giận khôn vơi.
Chu Thần đang giận ai hay giận cái gì vậy? Ông đang giận chính bản thân ông bởi nhiều lẽ. Thứ nhất, ta có thể hiểu: trước những cảnh đời khổ cực của nhân dân và thời thế thay đổi, ông dù một lòng trung quân ái quốc, hết mực thương dân nhưng vẫn chưa thể làm để đem tài năng ra giúp dân giúp nước. Ngay cả Nguyễn Công Trứ “ngất ngưởng” là thế mà con luôn tâm niệm “nghĩa vua tôi cho vẹn đạo sơ chúng”. Vậy nên ông tự trách bản thân vẫn chưa làm tròn nhiệm vụ với giang sơn xã tắc: “Không có lấy một sách lược gì làm cho đời được thái bình, thẹn mình là nhà nho mà lại tầm thường đến thế”. Tâm sự này của ông khiến ta cảm thấy trân trọng một con người có tấm lòng đức độ và tâm hồn thanh cao trong thơ văn: “Nhất sinh đê thủ bái mao hoa”.
Bài mẫu 2
“Nhất sĩ, nhì nông”.
Trong xã hội phong kiến xưa, giai cấp được xếp hạng nhất, được trọng vọng nhất đó là “sĩ”, thường được gọi là các nhà nho. Vậy họ là ai? Họ làm việc gì và sinh sống ra làm sao? Chúng ta thử tìm hiểu nhân cách của nhà nho chân chính qua Bài ca ngắn đi trên bãi cát của Cao Bá Quát và Bài ca ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ.
Nhân cách là gì? Nhân cách là tư cách, phẩm chất của con người.
Thế nào là nhà nho? Nhà nho là những người tri thức thời xưa, theo Nho học. Nho giáo là một hệ thống đạo đức, triết lí và tôn giáo do Khổng Tử phát triển để xây dựng một xã hội thịnh trị. Những người thực hành theo các tín điều của Nho giáo được gọi là các nhà nho, nho sĩ hay nho sinh. Nhà nho là người đã học sách thánh hiền, có học thức, biết lễ nghĩa, biết “tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ”, được thiên hạ cần để dạy bảo người đời ăn ở hợp luân thường, đạo lí …
Nhân cách nhà nho chân chính thể hiện trước hết là biết “tu thân”. Trong tu thân, sự học là rất quan trọng. Khổng Tử nói: “Ta đi học là học cho ta, để gây cái phẩm giá của ta”. Mà học là để đỗ đạt trong thi cử. Sau đó “trị quốc”, ra làm quan để kinh bang tế thế, giúp nước giúp đời. Mà làm việc gì Nguyễn Công Trứ cũng làm đến nơi đến chốn. Trong bài ca ngất ngưởng, ông viết:
“Vũ trụ nội mạc phi phận sự,
Ông Hi Văn tài bộ đã vào lồng.
Khi Thủ khoa, khi Tham tán, khi tổng đốc Đông,
Gồm thao lược đã nên tay ngất ngưởng.
Lúc bình Tây, cầm cờ Đại tướng,
Có khi về Phủ doãn Thừa Thiên.
Nguyễn Công Trứ liệt kê các vị trí, chức quan ông đã trải qua. Chúng đều là những vị trí cao nhất trong phạm vi của nó: Thủ khoa (đứng đầu khoa thi Hương, tức Giải nguyên), Tham tán (đứng đầu đội quan văn tham chiến: Tham tán quân vụ, Tham tán đại thần), Tổng đốc (đứng đầu một tỉnh hoặc vài ba tỉnh), Đại tướng (cầm đầu đội quân bình Trấn Tây), phủ doãn (đứng đầu ở kinh đô). Ngoài ra, ông còn có các hoạt động đa dạng trong lĩnh vực kinh tế: khai hoang (lập nên hai huyện Kim Sơn và Tiền Hải), trị thủy (đê sông Hồng); đấu tranh với tệ cường hào ở nông thôn; kiến nghị về quỹ xã thương (dự trữ gạo), về việc cấp tiền dưỡng liêm để chống tham nhũng … Tất cả công việc đều được Nguyễn Công Trứ thực hiện đầy tinh thần trách nhiệm, có hiệu quả cao.
Là một nhà nho chân chính, Cao Bá Quát cũng ảnh hưởng rất lớn của quan niệm “chí làm trai”. Cũng như Nguyễn Công Trứ và bao bậc sĩ phu đương thời, ông luôn tâm niệm và khao khát lập nên công danh sự nghiệp vẻ vang cho đời, coi đso là lí tưởng sống, là trách nhiệm trọn đời và là món nợ phải trả – “nợ tam bồng”. Ông vốn đã sớm được coi như một tài năng xuất chúng khi mới chỉ ít tuổi và càng trưởng thành, ông lại càng tỏ rõ khí phách hiên ngang và hoài bão lớn lao của mình. Năm Tân Mão (1831) đời vua Minh Mạng, ông thi Hương đỗ Á Nguyên tại trường thi Hà Nội, nhưng đến khi duyệt quyển, bị Bộ Lễ kiếm cớ xếp xuống cuối bảng, xếp ông xuống hạng cuối cùng trong số 20 người đỗ cử nhân. Năm Nhâm Thìn (1832), Cao Bá Quát vào kinh đô Huế dự thi Hội nhưng không đỗ. Sau đó, ông vào kinh dự thi mấy lần nữa, nhưng lần nào cũng hỏng. Năm 1841, đời vua Thiệu Trị, được quan tỉnh Bắc Ninh tiến cử, Cao Bá Quát được triệu vào kinh đô Huế bổ làm Hành tẩu ở bộ Lễ. Sau ba năm bị thải về, Cao Bá Quát nhận được lệnh triệu vào Huế (1847) làm ở Viện Hàn lâm, lo việc sưu tầm và sắp xếp văn thơ.
Bên cạnh nhân cách nhà nho chân chính, Nguyễn Công Trứ còn có tính cách của một nhà nho tài tử. Điểm khác biệt cơ bản giữa nhà nho tài tử với người nhà nho hành đạo (nhập thế) và nhà nho ẩn dật (xuất thế) là ở chỗ nhà nho tài tử coi “tài” và “tình” chứ không phải đạo đức làm nên giá trị của con người. Nhà nho tài tử quan nhiệm “tài” theo nhiều cách: có thể đó là tài trị nước, cầm quân (kinh luân), có thể là tài học vấn. Nhưng dẫu đã có những tài năng ấy, vẫn nhất thiết phải có thêm tài văn chương, văn nghệ, “cầm kì thi họa” và những thứ nghệ thuật tài hoa, và tài năng đó phải gắn với “tình” nữa mới thành nhà nho tài tử:
“Đô môn giải tổ chi niên
Đạc ngựa bò vàng đeo ngất ngưởng.
Kìa núi nọ phau phau mây trắng,
Tay kiếm cung mà nên dáng từ bi,
Gót tiên theo đủng đỉnh một đôi dì
Bụt cũng nực cười ông ngất ngưởng”.
Ông cáo quan về quê, thoát khỏi chốn quan trường năm 1848. Đó cũng chính là thời điểm ông sáng tác bài thơ này. Nguyễn Công Trứ cho mọi người biết rằng ông đã hết làm quan, đã đực tự do, thoát khỏi “cái lồng” làm quan. Hành động của ông lúc từ quan đã làm nổi bật được cái ngông trong con người ông khi khác với những ông quan về ở ẩn bằng ngựa, ông lại quyết định về quê bằng một con bò vàng có đeo nhạc. Ông “ngất ngưởng” ngồi trên lưng bò, được mọi người nhìn theo bằng con mắt hiếu kì, ngạc nhiên. Câu thơ “Kìa núi nọ phau phau mây trắng” tái hiện một phong cảnh tuyệt đẹp, thần tiên. Nguyễn Công Trứ đã dựng nhà và sống chốn thần tiên ấy – núi Đại Nại. Tưởng rằng khi về ở ẩn, ông sẽ sống một cuộc sống giản dị, thanh nhàn theo phong cách của một nhà nho. Thế nhưng, ông đã làm một việc trái luật của nhà nho, hành xử không đúng với việc ông được học: những cô hầu gái đủng đỉnh đi theo ông tới chốn tu hành, lại còn ca hát, đánh đàn. Hành động của ông khiến Bụt cũng phải nực cười, cười cho cái hành động “lạ”, ngông cuồng và “ngất ngưởng”.
“Được mất dương dương người thái thượng
Khen chê phơi phới ngọn đông phong”.
Đối với Nguyễn Công Trứ, “Được” và “mất” là hai chuyện thường tình trong cuộc sống. Ông không buồn khi “mất” cũng chẳng vui khi “được”. Ông chấp nhận những gì cuộc sống mang lại cho ông dù đó là “được” hay “mất” cũng không quan trọng. Ông cứ thưởng thức “Đông phong”, gió xuân ấm áp phe phẩy bên tai, chẳng đáng quan tâm đến “được – mất”, “khen – chê”.
“Khi ca, khi tửu, khi cắc, khi tùng
Không Phật. không tiên, không vướng tục”.
Nguyễn Công Trứ dù đi chùa nhưng lại dẫn theo hần gái, lại còn gảy đàn và ca hát nơi tôn nghiêm. Thế nhưng ông không thuộc về nơi trần tục ấy, ông không vướng vào thói hư hư tật xấu vì ông là một nhà nho tài tử. Cao hơn đó là ông “ngất ngưởng” hơn trần tục, hơn những đỉnh núi cao danh vọng, ông vượt qua Phật, qua tiên. Nguyễn Công Trứ rất riêng, không giống bất kì ai.
Khác với Nguyễn Công Trứ, nhân cách của nhà nho chân chính Cao Bá Quát lại có những nét đặc biệt: đó là tầm nhìn xa rộng về cuộc đời, đó là tinh thần muốn đổi mới cuộc sống. Trong tác phẩm Bài ca ngắn đi trên cát, Cao Bá Quát đã thể hiện sự coi thường danh lợi, công danh trong xã hội phong kiến xưa đã bị thối nát. Ông đã nhận ra tư tưởng hà khắc, lạc hậu của Nho giáo:
“Bãi cát lại bãi cát dài,
Đi một bước như lùi một bước.
Mặt trời đã lặn, chưa dừng được,
Lữ khách trên đường nước mắt rơi”.
Bài can ngắn đi trên bãi cát là một khúc ca ngắn, vậy mà bản thân nó lại vẽ trên một con đường rất dài. Bức tranh mênh mong cát trắng với bóng người nhỏ bé đang bước đi từng bước khó nhọc. Đi mà như lùi, đi mà như không đi. Đây thực ra là con đường thi cử của chính tác gia. Cái nhọc nhằn của bãi cát cũng là cái nhọc nhằn ông đang phải gánh chịu vì con đường ấy khó nhọc mà xa vời. Đối với tri thức nho sĩ ngày xưa, con đường hoc – thi – làm quan ấy đầy gian nan vất vả, càng khó khăn hơn trong những buổi cuối của nho học và đây cũng là cách duy nhất để họ thực hiện chí làm trai lập công danh của mình. Bản thân ông ngày càng nhận thức được sự lạc hậu, tha hóa của chế độ học hành thi cử truyền thống trong cái chuyển mình củ thời thế. “Mặt trời lặn” là hình ảnh chuyển giao của thời gian, khi thiên nhiên đã chìm dần vào giấc nghỉ ngơi, thì đối lập với nó là hình ảnh người lữ khách “chưa dừng được”. Vì sao chưa dừng được? bởi lẽ đường còn dài mà đích thì chẳng thấy đâu, Cao Bá Quát lại nói đến sự chảy trôi liên tục của thời gian. Tất cả dường như đều là lực cản đường, cản trở những bước đi vốn đã đầy khó nhọc trên cát.
“Xưa nay, phường danh lợi,
Tất tả trên đường đời,
Đầu gió hơi men thơm quán rượu
Người say vô số, tình bao người?”
Con đường danh lợi cũng là một thứ đường đời thật gập gềnh, trắc trở. Cong danh được ví như một thứ rượu cám dỗ đời người, khiến con người phải bon chen, phải gạt đi mọi giá trị đạo đức luân lí. Học hành, đỗ đạt rồi vào chốn quan trường để phú quý vinh hoa, con đường lập thân, lập nghiệp ấy sao quá nỗi tầm thường. Lòng nhủ phải làm cái gì đó lớn hơn, cao cả hơn. Nhưng tiếc thay, chẳng mấy kẻ thắng được cái sức lôi cuốn của danh lợi. Số đông này hễ cứ ngửi thấy men thơm là lao đầu vào cho đến say khướt. Những suy nghĩ của Chu Thần đã đi trước thời cuộc của ông và minh chứng cho trí tuệ uyên bác vượt bậc của danh sĩ họ Cao. Người đọc cũng có thể thái độ khinh miệt, chán ghét của ông với lối quan niệm của các sĩ tử bấy giờ và ông tự hào là kẻ tỉnh hiếm hoi giữa rừng người say ấy. Song đáng buồn thay, ông vẫn đang đi theo con đường này. Trong tâm trí đang tự hỏi mình “tỉnh” hay “say” để rồi lại trút tiếng thở dài:
“Bãi cát dài, bãi cát dài ơi!
Tính sao đây ? Đường bằng mờ mịt,
Đường ghê sợ còn nhiểu, đâu ít ?
Hãy nghe ta hát khúc “đường cùng”,
Phía bắc núi Bắc, núi muôn trùng,”
Tiếng thở dài chán ngán, mệt mỏi của Cao Bá Quát khi gặp phải sự bế tắc, lòng luôn thao thức câu hỏi: Tính sao đây?”. Khó khăn nối tiếp khó khăn, nhìn bốn bề, đâu đâu cũng chỉ thấy những trắc trở, gian lao muôn trùng. Dường như, trong ông đang có sự đấu tranh quyết liệt: Một mặt, ông không muốn đi tiếp vì biết đường gian khổ mà vô đích. Mặt khác lại có một tiếng gọi vang lên từ tấm lòng thương dân sâu sắc, đó là cái nợ nước nhà chưa thể trả, nợ công danh cuộc đời.
“Anh đứng làm chi trên bãi cát?”
Câu hỏi vang lên vô vọng giữa bãi cát mênh mông. Nhưng có vẻ kín đáo trả lời cho mâu thuẫn nội tâm của Cao Bá Quát. Một lần nữa, ông khẳng định tính chất vô nghĩa của con đường “bãi cát” ấy để làm tiền đề cho cái nhìn của mình, cái nhìn sáng suốt: từ bỏ cái cũ lỗi thời để đến với cái mới. Đến đây, ta chợt nhớ đến triết lí của Lỗ Tấn: “trên thế gian làm gì có đường, người ta đi mãi thì thành đường thôi”. Quả thật vậy, câu hỏi tu từ “Anh đứng làm chi trên bãi cát” như là lời thúc giục, là tiếng gọi lên đường, khai phá lối đi mới tiến bộ. Đó cũng là nguyên nhân chính và động cơ thúc đẩy Chu Thần đứng ra, lãnh đạo nhân dân khởi nghĩa Mĩ Lương, chống lại triều đình nhà Nguyễn – việc làm để lại tiếng danh muôn đời khiến thế hệ sau nể phục khôn nguôn.
Tóm lại, Cao Bá Quát và Nguyễn Công Trứ xứng danh là những con người có nhân cách nhà nho chân chính. Hai nhà thơ đã có những suy nghĩ rất độc đáo tuy sống trong một xã hội đã bị thấm nhuần tư tưởng hà khắc, lạc hậu của Nho giáo. Với Bài ca ngất ngưởng, Nguyễn Công Trứ chứng tỏ là một nhà nho tài tử, thể hiện rõ sự khác biệt, “ngất ngưởng” trong suy nghĩ của ông về một nhà nho chân chính, không ép mình bị trói buộc, Cao Bá Quát chứng tỏ là một nhà nho có quan niệm sống tiến bộ, có cái nhìn vượt thời đại, là ước muốn cái cách xã hội. Cả Cao Bá Quát và Nguyễn Công Trứ đều để lại dấu ấn qua tác phẩm của mình để khẳng định phong cách riêng của mỗi người. Vì thế có thể nói, cả hai nhà thơ đều đáng được đề cao như những nhà nho đã tạo nên một diện mạo mới cho Nho học Việt Nam.
Bài viết số 2 lớp 11 đề 4
Đề bài: Những cảm nhận sâu sắc của anh (chị) qua tìm hiểu cuộc đời và thơ văn Nguyễn Đình Chiểu
Dàn ý bài viết số 2 lớp 11 đề 4
1. Mở bài
– Giới thiệu: cuộc đời thơ văn Nguyễn Đình Chiểu.
2. Thân bài
a. Tiểu sử Nguyễn Đình Chiểu
– Sinh năm 1822, mất năm 1888, quê ở tỉnh Gia Định, tục gọi là Đồ Chiểu.
– Năm 1843 ông đỗ tú tài.
– Bỏ thi khi nghe tin mẹ mất, bị mù, bị từ hôn.
– Dạy học và làm thuốc ở Bến Tre.
– Ông liên hệ mật thiết với các nhóm nghĩa binh, dùng văn chương kêu gọi lòng yêu nước.
b. Cuộc đời Nguyễn Đình Chiểu
– Nghị lực và nhân cách cao cả.
– Đồ Chiểu là một nhà giáo, một người thầy.
– Nguyễn Đình Chiểu còn là một thầy thuốc giỏi, một nhà thơ nổi tiếng.
c. Thơ văn Nguyễn Đình Chiểu
– Nguyễn Đình Chiểu làm thơ để biểu lộ lòng yêu nước, thương dân và lấy đó làm vũ khí chống giặc.
– “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc”.
– “Lục Vân Tiên” lại được đánh giá là “bản trường ca ca ngợi chính nghĩa”.
– Quan niệm “văn dĩ tài đạo” của ông khác với quan niệm của nhà Nho: đó là quan điểm xem ngòi bút là vũ khí chiến đấu.
– Tác phẩm văn học của Nguyễn Đình Chiểu có sức sống bền vững trong tình cảm nhân dân.
– Lí tưởng thẩm mĩ trong các nhân vật anh hùng.
– Lối sống trọng đạo lí và công bằng xã hội, trọng con người và căm ghét áp bức bất công.
3. Kết bài
– Đánh giá chung: cuộc đời và thơ văn Nguyễn Đình Chiểu
Bài văn mẫu bài viết số 2 lớp 11 đề 4
Bài mẫu 1
“Thư sinh đánh giặc bằng ngòi bút,
Báo nước từng này biết mấy thương”.
(Miên Thẩm)
Nền văn học trung đại như dãy núi trong đó nổi bật ba ngọn núi: ngọn núi đầu tiên là Nguyễn Trãi ở thế kỉ XV, ngọn núi chính giữa là Nguyễn Du ở thế kỉXVIII và ngọn núi cuốicùng là Nguyễn Đình Chiểu ở thế kỉ XIX. Nhà thơ Đồ Chiểu từng được mệnh danh là “Thư sinh đánh giặc bằng ngòi bút”, đã cống hiến suốt đời cho đất nước bằng các tác phẩm văn học yêu nước của mình. Vì thế cuộc đời và thơ văn Nguyễn Đình Chiểu đã để lại trong lòng người đọc nhiều cảm nhận sâu sắc.
Trước hết chúng ta tìm hiểu tiểu sử của Nguyễn Đình Chiểu: Ông sinh năm 1822, mất năm 1888, tục gọi là Đồ Chiểu (khi dạy học), tự Mạnh Trạch, hiệu Trọng Phủ, Hối Trai (sau khi bị mù); tại quê mẹ là làng TânThới, phủ Tân Bình, huyện Bình Dương, tỉnh Gia Định (thuộc phường CầuKho, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh ngày nay). Năm 1843, ông đỗ Tú tàiở trường thi Gia Định. Năm 1847, ông ra Huế học để chờ thi khoa KỉDậu1849.Nhưng sau đó, mẹ ông mất, ông trở về chịu tang mẹ, dọc đường vị vả lại thương mẹ khóc nhiều nên ông bị bệnh rồi mù cả dôi mắt. Về qua chịu tang mẹ xong, ông lại bị một gia đình giàu có bội ước. Từ ấy ông vừa dạy học vừa làm thơ. Khi Pháp xâm chiếm Gia Định, ông về ở Ba Tri, tỉnh Bến Tre, tiếp tục dạy học và làm thuốc. Vốn nhiệt tình yêu nước, ông liênhệ mật thiết với các nhóm nghĩa binh của Đốc binh Nguyễn Văn Là, lãnh binh Trương Định. Ông tích cực dùng văn chương kêu gọi lòng yêu nước của sĩ phu và nhân dân.
Sau khi đọc xong tiểu sử, tôi có những cảm nhận rất sâu sắc về cuộc đời của ông. Trước hết, tôi rất khâm phục nhân cách cao cả của nhà thơ. Nhân cách của Nguyễn Đình Chiểu là một minh chứng sống động về nghị lực và ý chí của con người. Cuộc đời dù nghiệt ngã, đau thương: nước mất nhà tan, bản thân bị mù, bị từ hôn… nhưng sự nghiệp của con người ấy không vì thế mà buông xuôi theo số phận. Vượt qua số phận để đứng vững trước sóng gió của cuộc đời chính là thái độ sống có văn hoá, là nhân cách cao đẹp của Nguyễn Đình Chiểu. Nhìn từ góc độ văn hoá, Nguyễn Đình Chiểu là một con người Việt Nam trọng đạo lí, nặng tình người, tôn trọng, đề cao bản sắc dân tộc, yêu ghét rõ ràng, khen chê dứt khoát. Vì người, ông sẵn sàng hi sinh, xả thân, không màng danh lợi. Vì đời, ông chấp nhận mọi thử thách trước khó nghèo, khổ cực, không hám lợi, không sợ uy vũ, không khuất phục cường quyền. Tóm lại, cuộc đời Nguyễn Đình Chiểu là một tấm gương sáng về nghị lực và nhân cách trong lúc đất nước có ngoại xâm. Mặc dù bị mù đôi mắt, không trực tiếp cầm gươm, cầm súng đánh giặc được, ông đã dùng văn chương như một vũ khí sắc bén để chống kẻ thù, ca ngợi những tấm gương hi sinh vì nghĩa. Dù hoàn cảnh nào ông cũng nêu cao khí tiết của người chí sĩ yêu nước.
Điều tôi ngưỡng mộ nhất là những cống hiến của ông trong lĩnh vực giáo dục. Đồ Chiểu là một nhà giáo, một người thầy trọn đời chăm lo dạy dỗ môn sinh, truyền thụ cho thế hệ tương lai những điều cốt lõi của văn hoá Việt Nam, về đạo lí truyền thống của dân tộc và nhân cách của một kẻ sĩ. Hào khí Đồng Nai, một nét đẹp văn hoá của con người Nam Bộ được nuôi dưỡng và phát huy chính là nhờ sự nghiệp giáo dục của biết bao thế hệ người thầy đầy tâm huyết mà được truyền thụ đến ngày nay, trong đó có nhà thơ -nhà giáo Nguyễn Đình Chiểu. Chúng ta đều biết NguyễnĐình Chiểu thuộc thế hệ học trò thứ hai của nhà giáo Võ Trường Toản ở Gia Định, một người thầy nổi tiếng về phương pháp giáo dục tri ngôn, dưỡng khí, tập nghĩa, một nhà trí thức sớm nổi tiếng ở đất Đồng Nai – Gia Định, không màng danh lợi, suốt đời chăm lo đào tạo thế hệ môn sinh có chí, có tài, biết lấy “thảo ngay làm nghĩa cả”.
Một điều nữa cũng làm cho tôi cảm phục, đó là những cống hiến của ông trong lĩnh vực y học. Nguyễn Đình Chiểu còn là một thầy thuốc giỏi, một lương y thông hiểu sâu sắc y lí phương Đông và y lí Việt Nam cả về y thuật và y đức mà y đức của cụ chính là đạo cứu người lồng trong nghĩa vụ cứu dân cứu nước. Tác phẩm lớn cuối đời của Nguyễn Đình Chiểu là cuốn Ngư Tiều y thuật vấn đáp, một cuốn sách dạy đạo làm người và đạo làm thầy thuốc cứu người. Yêu nước và yêu thương con người chính là tư tưởng chủ đề của tác phẩm:
“Xưa rằng quốc thử lời khen phải
Giúp sống dân ta trọn lẽ trời”.
Giáo sư Lê Trí Viễn viết: “Y thuật ấy là kết tinh nghề thuốc trong hằng trăm bộ sách của mấy mươi thế kỉ. Yêu nước ấy có chiều sâu cá nhân một đời người và chiều sâu lịch sử dân tộc hằng mấy ngàn năm. Nhưng cả hai đều đúc lại thành một thang thuốc hồi sinh, một đạo lí sống, một con đường phù hợp cho những con người yêu nước bình thường trong tình hình quê hương rơi vào tay giặc: giữ vững khí tiết không phục vụ quân thù, làm một công việc vừa có ý nghĩa vừa giúp dân, vừa giúp nước…”.
“Thấy người đau giống mình đau
Phương nào cứu đặng, mau mau trị lành.
Đứa ăn mày cũng trời sanh
Bịnh còn cứu đặng thuốc dành cho không”.
Cuộc đời của Nguyễn Đình Chiểu thật cao đẹp! Và chúng ta càng khâm phục hơn nữa, càng cảm nhận sâu sắc hơn nữa khi tìm hiểu thơ văn của ông. Nguyễn Đình Chiểu làm thơ để biểu lộ lòng yêu nước, thương dân và lấy đó làm vũ khí chống giặc. Thơ văn yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu đã làm sống lại phong trào kháng Pháp oanh liệt, bền bỉ của nhân dân Nam Bộ. Qua những bài văn tế ca ngợi những sĩ phu, những người nông dân Lục tỉnh, ta mới hiểu hết tấm lòng trung nghĩa của ông. Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng cũng nhận xét về bài Văn tế nghĩa sĩ cần Giuộc như sau: “Bài văn của Nguyễn Đình Chiểu làm chúng ta nhớ lại bài Đại Cáo bình Ngô củaNguyễn Trãi. Hai bài văn, hai cảnh ngộ, hai thời buổi nhưng một dân tộc. Cáo của Nguyễn Trãi là khúc ca khải hoàn, ca ngợi những chiến công oanh liệt chưa từng thấy, biểu dương chiến thắng làm rạng rỡ nước nhà.Bài Văn tếnghĩa sĩ Cần Giuộc là khúc ca những người anh hùng thất thế, nhưng vẫn sống hiên ngang, sống đánh giặc, thác cũng đánh giặc… muôn kiếp nguyện được trả thù kia…”.
Nếu như Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc là khúc ca bi tráng sống mãi cùng lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc thì Lục Vân Tiên lại được đánh giá là “bản trường ca ca ngợi chính nghĩa”, ca ngợi “những đạo đức đáng quý trọng ở đời”. Tuy còn có ý kiến khác nhau nhưng những tác phẩm này vẫn thể hiện được cái hay, cái đẹp của về cả nội dung lẫn hình thức. Trong một thời gian khá dài từ đầu thế kỉ XX đến nay, truyện thơ Lục Vân Tiên đã là nội dung diễn xướng dân gian với các loại hình như nói thơ, hò, vè, trong sinh hoạt văn hoá quần chúng và chính đề tài Lục Vân Tiên -Kiều Nguyệt Nga đã sớm thể hiện trên sân khấu ca kịch cải lương khi bộ môn này vừa mới ra đời trên kịch trường Nam Bộ. Gần đây đề tài này đã và đang được dựng lên thành nhạc kịch hiện đại, dựng thành phim truyện…
“Trên trời có những vì sao ánh sáng khác thường, nhưng con mắt của chúng ta phải chăm chú nhìn thì mới thấy và càng thấy sáng. Văn thơ của Nguyễn Đình Chiểu cũng vậy”.
Về quan điểm văn chương, Nguyễn Đình Chiểu tuy không nghị luận về văn chương nhưng ông có quan điểm văn chương riêng. Quan điểm “văn dĩ tải đạo” của ông khác với quan niệm của nhà Nho, càng khác với quan niệm chính thống lúc bấy giờ. Nhà Nho quan niệm Đạo là đạo của trời, còn Đồ Chiểu trên nguyên tắc đề cao đạo trời nhưng trong thực tế ông cho rằng đạo làm người đáng quý hơn nhiều. Văn chương chiến đấu vị nhân sinh, đầy tinh thần tiến công và tinh thần nhân ái. Đó là quan niệm bao trùm văn chương Đồ Chiểu. Cái sâu sắc, thâm thuý trong thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu chính là chỗ chê khen, biểu dương và phê phán, thương ghét rõ ràng, chính tà minh bạch, hợp đạo lí, thuận tình người, theo đúng chuẩn mực văn hoá Việt Nam với quan điểm xem ngòi bút là vũ khí chiến đấu:
“Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm,
Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà”.
Nhìn chung, các tác phẩm văn học của Nguyễn Đình Chiểu có sức sống bền vững trong tình cảm nhân dân. Lý tưởng thẩm mĩ trong các nhân vậtanh hùng đã nêu bật một lối sống có văn hoá và khí phách anh hùng đặc trưng bản sắc Việt Nam. Đó là lối sống trọng đạo lí và công bằng xã hội, trong con người và căm ghét áp bức bất công. Hơn một thế kỉ qua, hiếm thấy nhà văn nào mà tác phẩm có tính phổ cập sâu rộng và có sức sống lâu bền trong đời sống văn hoá của nhân dân như vậy.
Tóm lại, cuộc đời của Nguyễn Đình Chiểu là cuộc đời của người chiến sĩ đã phấn đấu hết mình cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc. Sự nghiệp thơ ca của ông là minh chứng hùng hồn cho vị trí và tác dụng to lớn của văn học nghệ thuật cũng như trách nhiệm của người cầm bút trước cuộc đời. Cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Đình Chiểu không chỉlà bài học cho hôm nay mà cho cả mai sau. Nguyễn Đình Chiểu xứng đáng là một tấm gương sáng, một tượng đài của dân tộc Việt Nam. “Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc” (Phạm Văn Đồng).
Trên đây là bài tập làm văn bài viết số 2 lớp 11, chúc các bạn làm tốt bài văn của mình!