Dàn ý nghị luận xã hội về lòng tự trọng ngắn gọn – 2 bài
Bài tập làm văn dàn ý nghị luận xã hội về lòng tự trọng bao gồm một số dàn ý tuyển chọn giúp các bạn học sinh làm tốt bài văn nghị luận xã hội về lòng tự trọng.
Dàn ý nghị luận xã hội về lòng tự trọng 1
1. Giải thích
Lòng tự trọng là ý thức biết coi trọng và giữ gìn phẩm cách, danh dự của chính mình.
2. Phân tích, chứng minh những biểu hiện của lòng tự trọng
Tự trọng là sống trung thực
Tự trọng là hết lòng vì công việc; trung thực trong công tác, học tập
Tự trọng là dám nhìn nhận sai trái, khuyết điểm của bản thân, sống trong sáng, thẳng thắn
Tự trọng là biết giữ gìn phẩm giá, nhân cách
Tự trọng là dám bênh vực lẽ phải dù có ảnh hưởng đến quyền lợi bản thân.
Lòng tự trọng có nhiều mức độ: Tự trọng bản thân, tự trọng quốc thể, tự trọng dân tộc….
Dẫn chứng:
Trần Bình Trọng: Ta thà làm quỷ nước Nam/ Còn hơn làm vương đất Bắc.
Người Nhật: Sau chiến tranh Thế giới thứ II, sau vụ động đất, sóng thần vừa qua…
3. Đánh giá – mở rộng
Lòng tự trọng là thước đo nhân cách con người. Trong khó khăn thử thách, lòng tự trọng của con người càng làm đẹp con người. Con người không có lòng tự trọng sẽ trở nên vị kỷ, hèn hạ, sống giả dối.
Con người sống có lòng tự trọng sẽ giúp cho xã hội phát triển, văn minh.
Cần phân biệt tự trọng với tự ái, tự cao, tự đại…
4. Bài học nhận thức và hành động
Nhận thức: Lòng tự trọng làm nên giá trị bản thân của mỗi người, giúp con người luôn hướng đến những chuẩn mực chung của xã hội, làm những điều tốt đẹp, suy nghĩ những điều thiện, những điều tích cực…
Mỗi con người cần bồi đắp cho mình cách sống tự trọng từ những việc làm nhỏ nhặt nhất trong cuộc sống hàng ngày.
Dàn ý nghị luận xã hội về lòng tự trọng 2
I. Mở bài: giới thiệu vấn đề cần lập dàn ý
Từ xưa đến nay, trên khắp đất nước Việt Nam ta bất kể thời đại nào thì nhân dân ta vẫn luôn đặt đạo đức là chuẩn mực hàng đầu đối với con người. Điều đó lại càng đặc biệt cần thiết trong xã hội hiện đại ngày nay. Chính vì thế mà đạo đức luôn là thước đo để đánh giá một con người. một trong những đức tính được quan tâm và đánh giá nhất là lòng tự trọng, lòng tự trọng là đức tính đầu tiên con người cần phải có. Để hiểu rõ hơn về đức tính này ta cùng đi tìm hiểu về lòng tự trọng.
II. Thân bài
1. Giải thích về lòng tự trọng
– Lòng tự trọng là ý thức của chính bản than, có nghĩa là biết coi trọng và giữ gìn phẩm cách, danh dự của chính mình.
– Tự trọng là lòng tự quý mình, tự coi mình có giá trị không bao giờ thất vọng về bản than
=>Phân biệt được giá trị của bản than: thiện ác và quan niệm về lí tưởng sâu sắc
2. Phân tích chứng minh biểu hiện của lòng tự trọng
a. Tự trọng là sống trung thực
– Hết lòng vì công việc, trung thực trong công việc và học tập là tự trọng
– Dám nhận ra lỗi sai của mình, sống có trách nhiệm và sống trong sang, thẳng thắng
b. Tự trọng là biết giữ gìn nhân cách, phẩm giá của mình.
– Lòng tự trọng thể hiện ở dám bên vực kẻ yếu dù cho nó có ảnh hưởng đến quyền lợi của mình
– Lòng tự trọng có nhiều mức độ: tự trọng bản thân, tự trọng quốc thể, tự trọng dân tộc….
Ví dụ: hoàng không học bài, hoàng chấp nhận điểm kém chứ nhất quyết không copy bài bạn.
3. Đánh giá về lòng tự trọng
– Lòng tự trọng là một thước đo nhân cách của con người trong xã hội
– Xã hội ngày càng văn mình và hiện đại nếu con người biết sống tự trọng
– So sánh giữa tự trọng với tự ái, tự cao,….
4. Bài học nhận thức về lòng tự trọng
– Giá trị bản than mỗi con người được làm nên từ lòng tự trọng, hướng con người tới những chuẩn mực chung của xã hội, giúp cho cuộc sống ngày càng tươi đẹp hơn.
III. Kết bài
Nêu cảm nghĩ của em về lòng tự trọng và rút ra kinh nghiệm cho bản thân.
Baitaplamvan chúc các bạn học tốt!