Phân tích Hai đứa trẻ ngắn gọn – Dàn ý và 5 bài văn mẫu
Bài tập làm văn phân tích Hai đứa trẻ của Thạch Lam lớp 11 bao gồm dàn ý phân tích Hai đứa trẻ và các bài văn mẫu chọn lọc. Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các bạn học sinh phân tích Hai đứa trẻ hay nhất.
Dàn ý phân tích Hai đứa trẻ
1. Mở bài phân tích Hai đứa trẻ
– Như một nhà nghiên cứu văn học nhận xét, đặc điểm chủ yếu trong các sáng tác của Thạch Lam là yếu tố hiện thực xen lẫn yếu tố lãng mạn toát lên tình cảm nhân ái sâu sắc. Tất cả thể hiện qua tiếng nói nội tâm của nhân vật trong truyện ngắn của ông.
– Dẫn đề và chuyển mạch.
2. Thân bài phân tích Hai đứa trẻ
Thạch Lam viết nhiều về cuộc sống vất vả của dân nghèo phố huyện…
a. Cuộc sống vất vả, cơ cực, bế tắc của người dân nghèo ở phố huyện.
– Truyện mở đầu bằng những câu văn êm dịu, với những âm thanh và hình ảnh báo hiệu một ngày tàn: Tiếng trống thu không trên cái chòi của huyện nhỏ… theo gió nhẹ đưa vào. Thì ra, cái rực rỡ huy hoàng của một ngày đã qua rồi, buổi chiều tà đang xuống.
Giờ này chợ cũng đã tan, cái đông vui không còn nữa, chỉ còn lại sự trống vắng, quạnh hiu: Chợ họp giữa phố vãn từ lâu. Người về hết và tiếng ồn ào cùng mất. Cảnh ngày tàn gợi cho người đọc cái buồn của buổi chiều quê.
Bên cạnh cảnh ngày tàn và chợ tàn là những kiếp người tàn. Đó là cảnh đời tẻ nhạt ơ một phố huyện nhỏ vào lúc chiều tối. Nhân vật thì bé nhỏ, cử động lặng lẽ, nói năng ít lời, thấp giọng như hòa lẫn tiếng thở dài.
+ Mẹ con chị Tí hàng nước chả kiếm được bao nhiêu nhưng chiều nào chị cũng dọn hàng, từ chập tối cho đến đêm.
+ Vợ chồng bác xẩm ngồi bên manh chiếu, góp chuyện bằng mấy tiếng đàn bầu bần bật trong yên lặng.
+ Thấp thoáng xa xa là những đứa trẻ nhặt nhạnh thanh nứa, thanh tre hay bất cứ một thứ gì đó có thể dùng được của các người bán hàng để lại…
+ Riêng chị em Liên, An cũng âm thầm, lặng lẽ trông coi một cửa hàng tạp hóa nhỏ xíu, dù rằng ngày phiên mà bán hàng cũng chẳng ăn thua gì.
– Cảnh và người cứ chìm vào bóng tối lan rộng và đậm đặc: Đường phố và các ngõ con dần dần chứa đầy bóng tối. Chiếc chõng tre dưới gôc cây bàng với cái tối của quang cảnh phố chung quanh – Tối hết cả, con đường thăm thẳm ra sông, con đường qua chợ về nhà, các ngõ vào làng lại càng sẫm đen hơn nữa – Chừng ấy người trong bóng tối mong đợi một cái gì tươi sáng cho sự sống nghèo khổ hàng ngày của họ. Trong thế giới đầy bóng tối ấy, ánh sáng rất hiếm hoi và đơn độc. Các nhà đã đóng cửa im ỉm, trừ một vài cửa hàng còn thức, nhưng cửa chỉ để hé ra một khe ánh sáng về phía huyện một chấm lửa khác nhỏ và vàng lơ lửng đi trong đêm tối, mất đi rồi lại hiện ra – thưa thớt từng hột ánh sáng lọt qua phên nứa. Các từ ngữ “khe” ánh sáng, “chấm” lửa, “hột” ánh sáng đối lập với bóng đêm tràn lan, như thể hiện tình cảm yêu thương của tác giả, giúp ông lắng nghe được khát vọng bé nhỏ của những kiếp người nhỏ bé.
Bằng năng lực quan sát tinh tế, với niềm cảm thương thấm thía, Thạch Lam đã làm người đọc xúc động khi miêu tả cuộc sống vất vả, cơ cực, bế tắc của những người dân nghèo ở một phố huyện buồn hiu, tăm tối.
b. Niềm thương cảm thấm thía
Niềm cảm thương thấm thía thể hiện sâu sắc qua nhân vật trung tâm của truyện Hai đứa trẻ. Đó là Liên.
– Đối với mấy đứa trẻ nghèo ở phố huyện, Liên trông thấy động lòng thương, nhưng chính chị cũng không có tiền để mà cho chúng nó.
– Liên còn thương cảm chính mình. Liên buồn cho cảnh đời hiện tại. Đêm nào, hai chị em Liên cũng ngồi trên chiếc chõng tre dưới gốc cây bàng với cái tôi của quang cảnh phố chung quanh.
Nếu không hóa thân vào nhân vật, không có lòng thương cảm thấm thía, nhà văn khó có thể diễn đạt tâm tình nhân vật tinh tế như vậy. Cũng có thể đoạn truyện là một cảnh đời của chính nhà văn như trong hồi kí của chị ruột Thạch Lam: “… truyện em tôi tả hai chị em thức đợi chuyến tàu đêm qua rồi mới đi ngủ. Năm đó tôi mới chín tuổi, em tôi lên tám mà mẹ tôi đã giao cho chị em tôi coi hàng (…) Tối đến, hai chị em phải ngủ lại để trông hàng”. (Nguyễn Thị Thế).
– Càng buồn thấm thìa hơn khi Liên hồi tưởng quá khứ. Liên nhớ lại khi ở Hà Nội chỉ được hưởng những thức quà ngon, lạ (….) được đi chơi bờ Hồ uống những cốc nước lạnh xanh đó (…) Hà Nội nhiều đen quá.
Truyện của Thạch Lam mở ra một thế giới thầm kín
a. Tiếng nói nội tâm của nhân vật
Vào truyện, nhân vật xuất hiện với những xúc cảm lãng mạn. Liên cảm thấy buồn man mác không chỉ do bức tranh nhân thế đầy cảm động, mà dường như còn có cảm giác mơ hồ về cảnh sắc thiên nhiên: “Chiều, chiều tối (…). Liên không hiểu sao, nhưng chị thấy lòng buồn man mác trước cái giờ khác của ngày tàn”.
Khi trời đã vào đêm, hai chị em như cảm nhận được cái vô biên của không gian: An và Liên lặng ngước mắt nhìn lên các vì sao vũ trụ thăm thẳm bao la đối với tâm hồn hai đứa trẻ như đầy bí mật và xa lạ…
b. Cảm xúc tinh tế của nhân vật thể hiện một tình yêu quê hương đằm thắm, thiết tha.
Đó là những rung cảm về một chiều êm ả như ru với bao âm thanh, đường nét, sắc màu thân quen của quê hương thôn dã. Tiếng trống thu không trên cái chòi của huyện nhỏ; từng tiếng một vang ra để gọi buổi chiều. Phương tây, đỏ rực như lửa cháy và những đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn. Dãy tre làng trước mặt đen lại và cắt hình rõ rệt trên nền trời. Một buổi chiều quê văng vẳng tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng ruộng theo gió nhẹ đưa vào.
Đó là những ấn tượng khó phai mờ về cảnh quan ban đêm trên quê hương nước Việt: “Trời đã bắt đầu đêm, một đêm mùa hạ êm như nhung và thoáng qua gió mát (…). Vòm trời hàng ngàn ngôi sao ganh nhau lấp lánh, lẫn với vệt sáng của những con đom đóm bay là là trên mặt đất hay lên vào những cảnh cây”.
Một thứ tình quê lan tỏa trên cảnh phố chợ buồn. Phiên chợ đã vãn từ lâu, trên đất chỉ còn rác rưởi, vỏ bưởi, vỏ thị, lá nhãn và lá mía, nhưng nhà văn đã ghi lại những cảm nhận tinh tế, những liên tưởng sâu sắc, đầy cảm động: Một mùi âm ẩm bốc lên, hơi nóng của ban ngày lẫn mùi cát bụi quen thuộc quá, khiến chị em Liên tưởng là mùi riêng của đất, của quê hương này.
Đúng như lời nhận xét của Hoài Thanh, thế giới nội tâm của nhân vật đã tạo cho truyện “một thứ nhân văn sống cảm nhiều hơn là suy nghĩ”.
c. Ước mơ thầm kín của nhân vật
– Cảnh chuyến tàu đêm qua phố huyện, hoạt động cuối cùng của đêm khuya, mang lại một thoáng rộn rã, làm cảnh phố huyện thay đổi. Bóng tối tạm nhường chỗ cho ánh đen sáng trưng. Ánh sáng, vẻ tươi vui, giàu sang, những hoạt động ồn ào vụt qua, chỉ để lại cho người dân phố huyện một chút dư âm, dư vị buồn.
– Khi hình ảnh đoàn tàu chỉ còn lại cái chấm nhỏ của chiếc đèn xanh treo trên toa sau cùng thì ước mơ của Liên vẫn kéo dài, chập chờn chưa định hình hẳn. Ước mơ đó của hai chị em cũng như những người dân phố huyện là được thay đổi cuộc đời, được sống trong một cảnh đời khác tốt đẹp hơn.
3. Kết bài phân tích Hai đứa trẻ
– Những sáng tác của Thạch Lam, đặc biệt là truyện ngắn Hai đứa trẻ không hấp dẫn người đọc bằng những tính cách sắc nét của nhân vật, những tình huống li kì. Truyện đã lôi cuốn tả bằng những cảm xúc tinh tế của một tâm hồn dễ rung động, nhất là với tình cảm nhân ái thấm vào từng trang truyện.
– Thạch Lam từng quan niệm văn chương phải lành mạnh, nhân ái. Hai đứa trẻ qua đã đạt được mục đích cao đẹp đó của văn chương.
Bài văn mẫu phân tích Hai đứa trẻ
Phân tích Hai đứa trẻ – bài 1
Thạch Lam là một cây bút thiên về tình cảm , ghi lại cảm xúc của mình trước số phận hẩm hiu của những người nghèo, những người có cuộc sống vất vả , thầm lặng chịu đựng và giàu lòng hi sinh. Những nhân vật trong truyện mang dáng dấp của tâm hồn nhạy cảm của ông, cũng như điểm nhìn của tác giả. Hai đứa trẻ là một trong những tác phẩm tiêu biểu trong chùm truyện ngắn đặc sắc của ông, những hình ảnh chi tiết trong truyện giống như một dòng sông cuốn chúng ta vào đó, và cảm nhận được những gì đang xảy ra với câu chuyện của tác giả.mọi thứ diễn ra thật nhẹ nhàng mà cũng mãnh liệt xoáy sâu vào suy nghĩ và cách cảm nhận tác phẩm của từng độc giả
Nhà văn là những người nói hộ cho hiện thực cũng có khi họ thi vị hóa cho những gì đang xảy ra xung quanh họ, từ những điều đơn giản nhất cho tới những thứ mà con người ta hay nghĩ đến,văn thơ đóng một vai trò không thể thiếu. Với ngòi bút tài hoa giàu lòng trắc ẩn, tác phẩm Hai đứa trẻ ra đời mang ý nghĩa nhân văn. Những con người xuất hiện trong tác phẩm mang một cuộc sống cơ cực nghèo khổ, cái nghèo bám lấy họ và họ không có lối thoát. Họ mong muốn có một cuộc sống sung túc , tuy không giàu có những làm sao cho cuộc sống mưu sinh đỡ vất vả. Qua đây, Thạch Lam cho ta nhìn nhận những sự khó khăn vất vả mà những con người nơi đây đang phải chống chịu. Những chi tiết trong tác phẩm tuy là miêu tả về hiện thực nhưng lại không thiếu những chi tiết sống động,lãng mạn.
Mở đầu tác phẩm là hình ảnh chiều tà,hình ảnh xuất hiện trong hầu hết các tác phẩm, là chính khoảnh khắc mà khiến con người ta nhận ra nỗi buồn nhiều nhất. Những âm thanh quen thuộc, tiếng ếch nhái, tiếng muỗi vo ve, và khung cảnh xung quanh tác động đến tâm trạng của mỗi người.Cảnh mở đầu của tác phẩm chính là một buổi chiều tàn,bầu trời gồm những áng mây hồng, như được nhuộm một màu sắc đỏ đỏ mang một cảm giác ưu buồn và cô đơn. Thông qua sự miêu tả của một ngày tàn của Thạch Lam, thì phần nào cũng giúp người đọc nhận ra đây là một buổi chiều buồn bã và chán nản. Thời gian bắt đầu chuyển động dần tới đêm,nhưng hình ảnh chiều tàn và hình ảnh chợ chiều tàn hiện ra càng thể hiện sự nghèo khổ và hiu hắt ở nơi đây. Những con người cân mẫn , luôn mong muốn cuộc sống của họ đầy đủ hơn,cuộc sống thật vất vả và đầy khổ cực bươn chải. Hình ảnh những con người xuất hiện trong “ Hai đứa trẻ” tuy xuất hiện không nhiều nhưng mang một nét riêng biệt,nổi bật lên đó là hình ảnh của cô gái Liên, dù còn nhỏ nhưng tâm hồn và suy nghĩ của cô thực sự như là một thiếu nữ.
Cuộc sống ở đây chìm ngập trong bóng tối và tẻ nhạt, họ sống cùng sự buồn chán và tuyệt vọng,đối với họ, họ đang sống cuộc sống tạm ,một cuộc sống tĩnh lặng và không biết ngày mai sẽ như thế nào. Sau khi chợ chiều tàn, mọi người đều đi về và tiếng ồn ào cũng mất, như dấu hiệu của sự tĩnh lặng của đêm tối bắt đầu. Những rác rưởi, vỏ bưởi và hình ảnh những đứa trẻ nhặt nhạnh những thứ còn sót lại chỉ là những thanh tre thanh nứa…
Đêm bắt đầu buông xuống, cuộc sống của một đêm ở phố huyện nghèo lại bắt đầu.Nhân vật Liên trong tác phẩm sửa soạn lại hàng trên chiếc chõng tre,mẹ con chị tí, sáng mò cua bắt ốc,tối lại mở thêm hàng nước để kiếm thêm thu nhập. Quán hàng phở cũng bắt đầu sửa soạn còn hai cha con nhà bác Sẩm thì chưa hát chưa kéo đàn vì vẫn chưa có khách nghe. Đứa con thì nhoài ra nghịch đất cát ở bên ngoài. Mọi thứ thật đơn điệu, không có một chút niềm vui của họ, chắc có lẽ họ nghĩ và hi vọng rằng, hàng quán đắt khách kiếm thêm được tiền quả là một niềm vui một niềm hạnh phúc và mang lại một cuộc sống no đủ hơn. Hình ảnh cụ Thi điên đắm chìm vào men rượu, bước đi lảo đảo, cụ sống một cuộc sống k còn tự chủ của bản thân, có hay chăng cụ tìm đến rượu để quên lãng đi tất cả đau khổ và chìm vào đó để tìm thú vui của mình.
Những con người nơi phố Huyện này, họ sống, sinh ra và lớn lên ở nơi đây. Đối với họ thì không khí im lặng, sự cô đơn và buồn chán. Nhưng với chị em Liên thì có lẽ vẫn chưa quen với sự tẻ nhạt buồn chán nơi đây,bởi hoàn cảnh đưa đẩy, bố của chị em Liên thất nghiệp phải về phố huyện để mưu sinh. Hai chị em phải nhận thức ra được điều này và làm quen dần với cuộc sống nơi đây.Hằng ngày chị em Liên và An, không những ai đứa trẻ này mà hầu hết tất cà những kiếp người nơi phố huyện điều trông chờ một thứ rất quan trọng vào môi buổi tối. Không gì khác, đó chính là thứ ánh sáng và âm thanh của đoàn tàu. Thứ ánh sáng ấy cũng một phần soi đến phố Huyện và giúp cho khu phố trở nên có ánh sáng thêm một chút, không những thế còn có những thứ âm thanh cười nói của những người hành khách trên tàu làm cho không khí im lặng của khi phố huyện có một chút thay đổi ngoài những ánh sáng tẻ nhạt và không đủ sáng như thường ngày. Những âm thanh trên đoàn tàu giúp cho chị em Liên và An gợi nhớ đến những tháng ngày ở Hà Nội,hai chị em được dẫn đi chơi,được sống một cuộc sống tươi đẹp ở chốn thành thị, ngươi đi qua lại tấp nập và được uống với những cốc nước xanh đỏ.
Ngoài ra, thứ ánh sáng và âm thanh của đoàn tàu ấy đã giúp cho những kiếp người nơi phố Huyện một phần nào đó thức tỉnh, họ dám mơ ước đến những cuộc sống ấm no và hạnh phúc, mong muốn một điều gì đó thật tốt đẹp và ý nghĩa hơn, muốn những gì mà họ khát khao và cháy bỏng bấy lai nay điều thành sự thật, chứ không phải là một thứ phù du mà chờ đợi mỏi mòn.
Phân tích Hai đứa trẻ – bài 2
Thạch Lam là nhà văn xuất sắc của nền văn học Việt Nam, ông có rất nhiều những tác phẩm hay, và đặc biệt nổi bật chúng ta thấy tác phẩm Hai Đứa Trẻ là một trong những tác phẩm có giá trị và đem lại cho độc giả nhiều cảm nhận sâu sắc và mới mẻ nhất.
Hai Đứa Trẻ là truyện ngăn hay của Thạch Lam trong tác phẩm nó đã miêu tả được bức tranh phố huyện khi chiều tà và hình ảnh đợi tàu của Hai Đứa Trẻ cũng để lại rất nhiều cảm xúc cho người đọc. Giá trị của tác phẩm không chỉ dừng lại ở việc miêu tả sự vật sự việc, mà việc miêu tả nội tâm nhân vật cũng mang những giá trị vô cùng lớn lao và sâu sắc, hình ảnh của những đứa trẻ nghèo đang quay quắt với cái đói, những hình ảnh mang đậm giá trị và màu sắc hương vị cuộc sống, những tác phẩm để lại cái nhìn sâu sắc và mới mẻ dành cho người đọc, nó không chỉ để lại cho mỗi chúng ta nhiều cảm xúc sâu lắng mà để lại cho người đọc những nỗi nhớ mong và những cảm giác hồi hộp khi đón chờ những tia nắng sớm và niềm hy vọng đang chớm nở.
Trong tác phẩm hình ảnh những sự vật về chiều khi chợ vừa tan đã để lại cho chúng ta thấy cảm giác tiêu điều và xơ xác trong khung cảnh của khu phố huyện, tất cả đều diễn ra tấp lập, nhưng rất nhiều những số phận hẩm hiu đang bao quanh và bao trùm lên một bầu không khí chặt hẹp của cảnh phố huyện tiêu điều. Những hình ảnh đó thể hiện những điều rất đơn xơ và mộc mạc đây là cuộc sống, cuộc sống của những con người nghèo khổ, khi chợ vừa tan trong đó chỉ còn xuất hiện rác rưởi và những em bé có số phận bất hạnh đang đi nhặt từng những thứ còn lại trong buổi chợ, những hàng bán những người đi mò cua bắt óc, và vợ chồng nhà bác Sẩm cũng đi hát để lấy tiền nuôi sống chính bản thân. Trong cảnh đêm tối những mọi thứ nơi đây vẫn diễn ra, nhưng cảnh buồn rầu sơ xác của phiên chợ tan là để lại cho người đọc nhiều cảm xúc, đó là những hình ảnh thể hiện sự tiêu điều sơ xác của sự vật, tất cả nó đang bao trùm lên cuộc sống và đời sống riêng tư của họ.
Chợ đã tan chiều đã về núi, trên khoảng không gian đó vẫn xuất hiện những con người phải đi lao động để kiếm sống, những tiếng ếch kêu ran hay những tiếng côn trùng ngoài cánh đồng đang kêu da diết, và nó thể hiện một bức tranh có màu thi vị của cuộc sống, nhưng nồng ghép vào đó là những hình ảnh của một cảnh phố huyện nghèo, những con người quanh năm đầu tắt mặt tối, bươn trải để kiếm sống, họ cực khổ lam lũ cho cuộc sống đời thường, giá trị của nó đã mang cho chúng ta thấy đời sống cực khổ và vất vả của mỗi người, hình ảnh trên không chỉ để lại cho người đọc những cái nhìn sâu sắc mới mẻ về sự vật hiện tượng, mà nó còn bao trùm lên những giá trị và hương vị của cuộc sống những giá trị đó da diết và để lại nhiều cảm xúc cho người đọc.
Qua cái nhìn của chúng ta khi thấy hình ảnh một khu phố huyện nghèo đang tiêu điều xơ xác, khi cảnh đêm đang tràn xuống nhưng cuộc sống vẫn đang diễn ra tập nập thường thì vào tối gia đình sẽ là nơi tụ họp để trò chuyện và ăn với nhau những bữa cơm gia đình, nhưng ở nơi đây ban ngày họ bán mặt cho đất bán lưng cho trời, ban đêm họ cũng phải đi kiếm sống, từng những gánh hàng nhỏ trên vai giao bán, cuộc sống lam lũ và vất vả đang bủa vây trong con người của họ. Những hình ảnh mang đậm giá trị và sức sống mạnh mẽ nó đang ngập tràn và thể hiện được những cái nhìn sâu sắc và mới mẻ về cuộc đời của mỗi con người. Nơi đây cuộc sống vất vả họ phải bươn trải để kiếm sống, để lo cho cuộc sống, họ vất vả và gian nan vượt qua mọi điều mà cuộc sống này đặt ra. Hình ảnh những người nông dân nghèo khổ đang bươn trải để kiếm sống từng ngày.
Trong đó còn xuất hiện hình ảnh của hai đứa trẻ trong câu chuyện, đây là hình tượng trung tâm của tác phẩm. Quá khứ hai đứa trẻ này sống ở vùng đô thị Hà Thành, nơi có những nước xanh đỏ, những đèn điện sáng rực rỡ, nhưng rồi cuộc sống đã đưa cho Liên và An trở về phố huyện này sinh sống, ở nơi đây hai đứa vẫn luôn luôn nhớ về quá khứ của mình, những nơi phồn hoa đô thị, nơi có cuộc sống tập nập diễn ra, người dân không phải chịu những cuộc sống tăm tối và đói khổ như thế này, chính những điều đó làm cho hai đứa trẻ luôn mong ước để trở về quá khứ, hình ảnh cuộc sống tươi đẹp nới phồn hoa đô thị đã diễn ra trong cuộc sống của hai chị em. Nơi đây cuộc sống của phố huyện nghèo này khác với cuộc sống trên đó, họ không được sống những cuộc sống hạnh phúc và những năm tháng tươi đẹp nữa, chính vì vậy những mong ước luôn được tồn tại trong tâm hồn hai đứa trẻ này.
Những hình ảnh đó không chỉ để lại những nỗi nhớ mà còn rất nhiều cảm xúc cho cuộc đời của chúng, những hình ảnh gợi tả nhiều cảm xúc thân thương và những tình cảm chân thành da diết nhất mà cuộc đời này dành cho chúng.
Tâm hồn nhỏ bé của chúng luôn mong ngóng có một tia sáng chiếu qua, nó làm dịu mát tâm hồn của những đứa trẻ thơ, một cuộc sống lam lũ vất vẻ nơi phố huyện tiêu điều luôn là một động lực để họ mong ngóng một điều gì tươi đẹp sẽ đến trong cuộc đời của họ, những tia sáng niềm tin mạnh mẽ vào cuộc sống đã làm cho cuộc đời của họ có giá trị và tươi đẹp hơn, những giá trị niềm tin mang sức sống mạnh mẽ và nó dịu mát trong cuộc đời của mỗi người, những hình ảnh của một cuộc sống nơi phồn hoa làm cho hai đứa trẻ này luôn nhớ đến, hình ảnh được bố mẹ dắt đi chơi nơi đô thị và được uống những thứ nước xanh đỏ, tất cả quá khứ đang bừa về trong tâm hồn của những đứa trẻ thơ.
Và chính điều đó làm cho tâm trạng luôn mong đợi có tia sáng chiếu qua đó là hình ảnh đoàn tàu sắp tới, nơi đây ánh sáng leo lắt, nhỏ hẹp, nó không đủ để làm bừng lên những tia hy vọng đang sinh tồn trong cuộc đời của hai đứa trẻ này, nhưng nó đủ để làm sức sống của chúng vang dội và có giá trị mạnh mẽ, cuộc sống của hai đứa trẻ đang có chút tia hy vọng, bởi khi đoàn tàu reo qua, hình ảnh Liên và An trong tâm trạng đợi àu gợi cho người đọc rất nhiều cảm xúc mạnh mẽ bởi nó mang đậm tâm trạng nội tâm của nhân vật, những hình ảnh mang giá trị to lớn và cốt lõi nhất dành đến cho mỗi con người. Hình ảnh trên không chỉ để lại những sức sống mãnh liệt mạnh mẽ mà nó còn để lại cho người đọc những cảm xúc riêng và có giá trị to lớn nhất.Những hình ảnh đó để lại những nỗi nhớ thương mạnh mẽ về quá khứ xưa.
An đã nhắc Liên khi có đoàn tàu thì gọi dạy xem chứng tỏ chúng đang mong ngóng có gì đó mới lạ làm thay đổi cuộc sống của họ. Khi đoàn tàu đi qua tất cả ánh sáng đã chiếu sáng cả một vùng của phố huyện nghèo này, nhưng nó đủ để cho hai chị em cảm thấy hạnh phúc, bởi những hình ảnh mang cho hai đứa trẻ này những chút hy vọng về cuộc sống tươi đẹp hơn sẽ đến.
Hình ảnh hai chị em trong truyện ngắn đã biểu lộ sâu sắc được tâm trạng đơi tàu của hai nhân vật này, và hình ảnh bức tranh phố huyện nghèo cũng được nhà văn miêu tả rất chân thực và sâu sắc.
Phân tích Hai đứa trẻ – bài 3
Thạch Lam là một trong những nhà văn tiêu biểu của làng văn học Việt Nam. Những sáng tác của ông không quá phô trương lòe loẹt mà thường miêu tả một cách chân thực đời sống của người nông dân, qua đó, lột tả nội tâm sâu sắc của nhân vật. Trong truyện Hai đứa trẻ, qua việc miêu tả cảnh phó huyện nghèo qua con mắt cả nhận của Liên, tác giả đã thể hiện nỗi xót thương của mình trước những số phần nghèo khổ đang tàn lụi dần.
Khung cảnh của phố huyện được tác giả miêu tả trong ba khoảng thời gian: buổi hoàng hôn, ban đêm và đêm khuya. Cảnh bao trùm lên toàn bộ các sự vật, sự việc, con người là bóng tối. Tuy vậy, vẫn lấp ló đủ mọi thứ ánh sáng. Trên cái nền sáng tối đó, tất cả như nhòe đi, lúc rõ, lúc khuất. Cũng bởi vậy, câu chuyện kể, tuy chỉ nói đến nhũng sự việc bình thường, những con người bé nhỏ… nhưng lại có sức gợi rất lớn. Nhà văn muốn nói tiếng nói về cuộc sống, cảm nhận và suy ngẫm về nó, trước hết đều bắt đầu từ những gì thân thuộc và gần gũi, sâu lắng nhất. Ta có thể lí giải điều này bằng thuở thơ ấu của Thạch Lam trôi qua ở phố huyện Cẩm Giàng êm đềm. Có lẽ, lúc viết Hai đứa trẻ, những kỉ niệm thân quen đã thành máu thịt hằn trong kí ức bừng thức dậy, xôn xao… trước một cảnh đời tương tự mà ông được chứng kiến. Vì vậy, truyện vừa thực, vừa lộ bày, vừa trữ tình, sâu lắng vọng ra từ kí ức và tâm khảm của văn nhân. Không nắm bắt được điều này, người ta dễ hiểu và đánh giá tác phẩm lệch lạc hoặc phiến diện.
Mở đầu câu truyện là hình ảnh của buổi chiều với những hình ảnh, âm thanh gợi nỗi buồn. Âm thanh “tiếng trống thu không… vang ra để gọi buổi chiều”. Màu đỏ của mặt trời là màu của “hòn than sắp tàn” hắt vào đám mây. Và dãy tre làng đã “đen lại và cắt hình rõ rệt trên nền trời”. Tả cảnh chăng? Đúng thế! Song nếu để ý một chút, ta có thể thấy cảnh vật ở đây không vô hồn và nhà văn không vô tình tả như thế. Thực ra thì chiều gọi tiếng trống, mặt trời lặn, và đêm bắt đầu buông. Nhà văn cố tình diễn tả cảnh vật theo ý muốn chủ quan, theo sở thích dùng lối tả gián tiếp sự vật của mình. Cảnh chiều quen thuộc muôn đời ai cũng biết, nhìn đều biết… giờ đây như đọng lại, hắt lên trên giấy, pha lẫn những thoáng nhìn, thoáng cảm của Thạch Lam.
Với cách miêu tả của Thạch Lam, người đọc có cảm giác buổi chiều trôi qua thật chậm, càng làm cho nỗi buồn của nhân vật được nhân lên gấp bội lần. Buồn trong câu “Chiều, chiều rồi…” vừa như một nhận xét vừa như một tiếng thở dài nhẹ. Chiều như cảm thấy được (êm như ru): chiều tĩnh lặng qua chi tiết “văng vẳng tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng ruộng theo gió nhẹ đưa vào”. Tín hiệu quê được báo hiệu bằng những âm thanh vọng lên từ nơi tù đọng “muỗi đã bắt đầu vo ve”… Cái buồn thấm vào lòng khiến người ta “buồn man mác”… mà “không hiểu sao”.
Buổi chiều qua đi, nhường chỗ cho màn đêm buông xuống và cũng là lúc công việc về đêm bắt đầu. Khép lại phiên “chợ họp giữa phố vãn từ lâu”, khép lại trong việc chị em Liên “đếm lại những phong thuốc lào, xếp vào hòm những bánh xà phòng… lẩm nhẩm tính tiền…” hay trong bóng bà lão điên “lẫn vào bóng tối, tiếng cười khanh khách nhỏ dần về phía làng…”. Trước đó, sự mở ra bắt đầu bằng câu chuyện không ăn nhập của hai chị em Liên; rồi bao nhiêu là đèn thắp lên; mấy đứa trẻ “cúi lom khom trên mặt đất tìm tòi” để “nhặt nhạnh thanh nứa thanh tre hay bất cứ cái gì có thể dùng được của các người bán hàng để lại”, mẹ con chị Tí bắt đầu dọn cửa hàng nước không biết “để bán cho ai”…
Cái mở ra và cái khép lại xen cài vào nhau như tạo ra một cuộc sống mà ta cảm nhận được là luẩn quẩn, tù đọng và ngột ngạt. Chúng là đời thường, lặp đi lặp lại đến chán ngắt. Chúng là điều có thể đem ra để mà giải thích cho nỗi buồn “không hiểu sao” của Liên.
Ánh sáng nơi phố huyện này không như ánh sáng của những nơi ồn ã, náo nhiệt, thứ ánh sáng nơi đây chỉ còn lọt qua khe cửa, lũ trẻ “tụ tập ở thềm hè, tiếng cười nói vui vẻ” vang trong đêm tĩnh. Hai đứa trẻ vẫn lặng lẽ hết nhìn trời sao rồi lại nhìn xuống mặt đất xung quanh… Những sinh hoạt trong phố huyện thu vào hoạt động của gánh phở bác Siêu “một thứ quà xa xỉ… hai chị em không bao giờ mua được”; thu vào câu chuyện chán nản do ế ẩm của hàng nước chị Tí; thu vào tiếng bật trong im lặng của tiếng đàn bầu bác Xẩm… Cái nghèo lộ khá rõ trong. đêm vắng. Chị em Liên mơ về “những cốc nước lạnh xanh đỏ” xa xưa, thằng con bác Xẩm “bò ra đất ngoài manh chiêu, nghịch nhặt những rác bẩn vùi trong cát bên đường…”. Cái tù đọng và nghèo nàn hiện rõ đến mức Thạch Lam đang kể chuyện phải kêu lên một câu tưởng như không thể có ở một người viết truyện già dặn như ông vì ý đồ chủ quan quá rõ “Chừng ấy người trong bóng tối mong đợi một cái gì tươi sáng cho sự sống nghèo khổ hàng ngày của họ”!
Cành về khuya, cảnh vật nơi phố huyện càng trở nên tĩnh lặng hơn, bỗng xôn xao, náo động bởi chuyến tàu. Liên thức chủ yếu cũng chỉ vì chuyến tàu ấy. Chuyến tàu được báo hiệu bằng “ngọn lửa xanh biếc, sát mặt đất như ma trơi” – đèn ghi. Ánh đèn khiến Liên phải thầm kêu lên “Đèn.ghi đã ra kia rồi”. Rồi tiếng còi, tiếng xe “rít mạnh vào ghi” trong tiếng reo của Liên, trong cái “dụi mắt cho tỉnh hẳn” của An. Chuyến tàu đến “như đã đem một thế giới khác đi qua”. Nó như một dấu hiệu của sự thay đổi trong ngày, thay đổi không khí tẻ ngắt đã ngự trị ở đây suốt từ lúc bắt đầu câu chuyện. Rồi chuyến tàu qua. Bác Siêu đã vào làng; chị Tí dọn đồ; vợ chồng bác Xẩm đã ngủ gục… “Liên ngập vào giấc ngủ yên tĩnh”. Bóng tối lại phủ đầy… Lần này, cũng giống như hai lần trước, bóng tối phủ lên vạn vật. Có điều khác là ở những lần trước, dù bị bóng tối bao phủ, con người vẫn còn có thể cưỡng lại bằng các hoạt dộng, còn bây giờ, bóng tối đã chiến thắng, vùi bao số phận nghèo hèn trong nó, nuốt chửng đi.
Hình ảnh bóng tối cứ lặp đi lặp lại trong tác phẩm đã trở thành một hình ảnh mang ý nghĩa là một biểu tượng. Theo sự cố ý nhấn mạnh của Thạch Lam, hình ảnh biểu tượng này có ý nghĩa gợi lên là sự tăm tối, sự tù đọng, luẩn quẩn mà những con người nghèo khó khó có thể vượt qua nổi… Nếu hiểu như vậy thì hình ảnh ánh sáng – bao nhiêu là loại ánh sáng trong truyện – chính là niềm hi vọng khó có thể dập tắt ở những con người nói trên. Hi vọng vào đâu, hi vọng vào cái gì và vào ai, “Liên không hiểu” và cả tác giả cũng không hiểu. Bởi thế, dù truyện được nhiều người coi là Thạch Lam đã chơi ánh sáng trong những trang viết của mình; song đã là trò chơi, thì dù có muốn, những trang viết của ông vẫn tràn đầy bóng tối… Ngoài đời chưa có ánh sáng nên nỗi ước mong ánh sáng càng thiết tha thì khi nó bị bóng tối lấn lướt, khiến ta càng não lòng hơn. Truyện buồn là do nguyên nhân sâu xa này. Dĩ nhiên ta có thể coi đó là một nỗi buồn đẹp, nỗi buồn bắt nguồn từ lòng nhăn ái của nhà văn tràn ra, thấm vào lòng người đọc.
Trong cái phố huyện nghèo của Thạch Lam chỉ có mẹ con chị Tí bán nước, bác phở Siêu, bà cụ Thi, vợ chồng bác Xẩm và những đứa trẻ – trạc tuổi Liên và An và bé Hơn (con bác Xẩm), và nhân vật chính trong truyện là An và Liên.
Ở đầu và cuối truyện, Thạch Lam gọi nhân vật Liên là “chị”. Trong khoảng giữa nhà văn chỉ gọi là Liên. Từ “chị” biểu lộ một sắc thái tình cảm thương mến, một đánh giá: cô bé đã lớn – lớn trước tuổi. Liên mang dáng dấp muôn thuởcủa người phụ nữ Việt Nam suốt một đời tần tảo, chịu thương, chịu khó, lo toan gánh vác việc nhà cho dù đôi vai còn gầy yếu. Mẹ tin giao cho chìa khóa tráptiền đeo vào dây xà ích ở thắt lưng, đếm tiền, kiểm hàng trong gian tạp hóa nhỏ… Cô như già dặn hơn khi biết cảm thương cho kiếp người, những đứa trẻ lang thang… nhưng đủ kinh nghiệm để “không có tiền để mà cho”… Cô đủ biết món quà xa xỉ của bác Siêu “hai chị em không bao giờ mua được”.
Tuy nhà văn đã để Liên tự nhìn cuộc sống và có những cảm nhận về cuộc sống nghèo nàn, nhưng Liên và An vẫn là hai đứa trẻ thơ. Chất trẻ thơ ở hai sinh linh bé nhỏ này được nhà văn thể hiện qua hàng loạt cái nhìn, cái cảm non tơ, bỡ ngỡ, mới mẻ của họ đối với cuộc sống xung quanh.
Tưởng như đã quá quen thuộc cảnh phố huyện chiều, đêm, khuya. Tưởng như tất cả cứ lặp đi lặp lại, tù đọng, nhức buốt lặng thầm trong cảnh vật… Song, với Liên và An, hình như họ vẫn cố tìm ở đó, tìm ở cái đời thường cái mới, cái lạ. Họ cố tìm cái gì đó ở một chiều quê buồn, “ngồi yên nhìn ra phố” dõi theo các loại đèn ở các nhà đang bừng sáng, phát hiện ra được vẻ đẹp của “cát lấp lánh”, “đường mấp mô” vì “một bên sáng một bên tối”. Họ cố xúc cảm trước “mùi âm ẩm bốc lên”, “mùi cát bụi quen thuộc” và phát hiện ra rằng vẫn có những cái lạ. Cái lạ đó là “mùi riêng của đất”, mùi vị “của quê hương”. Hòa trộn hai nét tính cách “già”, “trẻ” hay “lớn”, “bé”, Thạch Lam cũng dùng như thủ pháp hòa trộn hiện thực và mơ mộng, sáng và tối… Nhân vật của ông không rõ nét về hình dáng nhưng thật sâu ở tâm hồn.
Hai đứa trẻ đã trở thành tác phẩm mang giá trị nghệ thuật sâu sắc. Câu văn của Thạch Lam thường mềm mại, uyển chuyển, giàu hình ảnh và nhạc điệu, gọn gàng, ít khi thừa câu chữ và rất sát sự thật, sự việc. Cảnh buổi chiều lan tỏa khắp nơi: trên chòi huyện nhỏ, trên trời, dưới lũy tre làng. Chiều gợi lên từ âm thanh (tiếng trống), từ “màu đỏ”, “hồng” của trời và mây, từ màu “đen lại” của lũy tre in trên nền trời đỏ… Chiều lãng đãng thấm vào vạn vật. Và không thể bỏ qua điều này: chiều thấm vào lòng người. Thành thử, cách nghe, cách nhìn có vẻ như chủ quan. Chữ “thu không” trong “tiếng trống thu không” Thạch Lam chuyển nghĩa thật tài tình. Vốn được hiểu như một danh từ chỉ một loại âm thanh báo hiệu thời khắc, chữ “thu không” ở đây biến theo nghĩa động từ, chỉ sự uể oải, buông lơi, lãng đãng và lan tỏa của tiếng trống khi chiều buông… Nếu tách từng câu riêng rẽ, ta thấy Thạch Lam tả rất sát sự thực các chi tiết của bức tranh chiều. Song chỉ cần gộp lại, người ta không những chỉ thấy bức tranh ấy mà còn cảm được dư vị của chất thơ mặn mà trong đó…
Các loại câu mang mục đích phát ngôn được Thạch Lam phân bố thật khéo léo. Các câu kể đều thiên về miêu tả, ít câu thuật. Bởi vậy, truyện vừa thật, vừa gợi. Gợi sự ngây thơ non trẻ của nhân vật, tác giả hay dùng những từ “tưởng là…”, “không hiểu”, “không biết”… khiến cho câu mông lung không rõ là phủ định hay khẳng định… Các câu đối thoại (phần nhiều là câu hỏi, câu cảm và một số câu cầu khiến) được nhà văn đặt “lầm” chức năng một cách cố ý. Sự cố ý ấy nhằm gợi sự rời rạc của những thông tin vốn ai cũng đã biết, giờ nhắc lên chỉ làm cho sự vật, sự việc thêm buồn mà thôi.Dưới dòng chảy của những câu văn như thế, ngầm chứa một kết cấu luẩn quẩn, xen cài, xuôi ngược, lẫn lộn nhưng lại hết sức mạch lạc. Mạch lạc theo dòng thời gian. Nhưng không khí và tâm trạng của cảnh và người thì luẩn quẩn, bóng tối và ánh sáng cài lẫn vào nhau tạo nên một vùng quê với những con người vừa thực, vừa mờ ảo; vừa tưởng như nắm bắt được, vừa thấy đã đọc mãi rồi mà vẫn như chưa hiểu hết…
Qua tác phẩm Hai đứa trẻ, cuộc sống của người lao động nơi phố huyện nghèo dần dần được hiện ra trong con mắt ngây thơ của Liên. Tác giả đã rất tinh tế khi miêu tả nội tâm nhân vật một cách sâu sắc, từ việc khai thác nội tâm nhân vật, tác phẩm để thể hiện sự đồng cảm của tác giả với những người lao động nghèo khổ, sống trong cảnh túng quẩn mà không tìm ra được lối thoát cho mình. Đó cũng là giá trị nhân đạo mà tác phẩm để lại.
Phân tích Hai đứa trẻ – bài 4
Thạch Lam là cây bút nhẹ nhàng, sâu lắng trong nhóm Tự lực văn đoàn, một phong cách không thể lẫn lộn với bất cứ ai. Mỗi trang văn của ông là những lời thủ thỉ tâm tình cuốn hút người đọc. Đó là những câu chuyện không có cốt truyện được viết lên bởi chất liệu nhẹ nhàng, man mác, tiêu biểu là tác phẩm Hai đứa trẻ.
Sự tinh tế, nhẹ nhàng trong những câu văn làm nên nét độc đáo của Thạch Lam. Câu chuyện Hai đứa trẻ xoay quanh cuộc sống của Liên và An ở phố huyện nghèo với công việc lặp đi lặp lại hằng ngày. Qua Liên và An, nhà văn muốn gửi gắp đến bạn đọc thông điệp cuộc sống mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc.
Ẩn hiện trong truyện ngắn là khung cảnh phố huyện nghèo. Mở đầu là tiếng trống thu không vang lên trong buổi chiều tà, khi cảnh vật và con người đang đắm mình vào không gian lơ đãng. Tại sao Thạch Lam chọn buổi chiều tà mùa thu để vẽ lên bức tranh phố huyện? Phải chăng mùa thu gợi buồn, gợi nhớ, gợi cho con người ta nhiều cảm xúc. Khu phố nghèo lúc ngày tàn gợi sự đìu hiu, tàn phai trước mắt người đọc, đó cũng chính là hiện thực xã hội thời bấy giờ ở nước ta, mọi thứ không có sức thu hút và dường như không thấy có sự sống, mọi thứ gần gũi nhưng phảng phất sự nghèo đói.
Trong con mắt của Liên và An, phố huyện hiện lên xơ xác, nghèo đói trước cảnh bãi chợ vắng vẻ, khi người về hết. Ống kính của Thạch Lam lia qua những rác rưởi khi chợ quê vãn người và miêu tả một mùi vị đặc trưng riêng khiến hai đứa trẻ tưởng là mùi riêng của đất, của vùng quê này. Cứ thế, phố huyện ám ảnh hai đứa trẻ, ám ảnh bạn đọc bởi những hình ảnh, màu sắc và hương vị như thế suốt bao năm qua.
Nhưng đứa trẻ nghèo khổ hiện ra trong khung cảnh tiêu điều, xác sơ thêm nhếch nhác. Chúng đi nhặt những thứ rơi vãi còn sót lại. Mẹ con chị Tí ngày mò cua bắt ống, tối tối xác điếu đóm dọn hàng, gia đình bác Xẩm ngồi bên manh chiếu rách với chiếc thau sắt trắng để trước mặt, bà cụ Thi điên uống rượu rồi cười khanh khách đi vào trong bóng tối… Từng ấy những kiếp sống lầm than, tàn tạ có cả chị em Liên. Trong con mắt của Liên, cuộc sống chìm trong màn đêm mênh mông không lối thoát, chỉ có ngon đèn của chị Tí, cái bếp lửa của bác Xiêu, rồi ngọn đèn hoa kỳ vặn nhỏ….
Phố huyện lúc chiều tà tựa nhưng khúc nhạc buồn điệp đi điệp lại chẳng biết bao giờ chấm dứt, đơn điệu và buồn tẻ. Liên và An làm sao có thể ý thức được sự buồn chán, bế tắc mà bọn trẻ đang phải sống cũng như những khát vọng mơ hồ của mình về cảnh tù đọng nơi đây. Nhưng với sự nhảy cảm, bé Liên cảm nhận được khát vọng tinh thần của chính mình, khát vọng thoát khỏi cảnh tối tăm, tù đọng mà tới một thế giới khác. Minh chứng cho khao khát này là hành động thực đợi chuyến tàu đêm đi qua. Con tàu đi ngang qua phố huyện như đem một thế giới khác đi qua, một thế giới khác hẳn với thế giới hai đứa trẻ đang sống, cũng là ánh sáng nhưng không phải là vầng sáng của ngọn đèn chị Tí hay ánh lửa của bác Siêu.
Thạch Lam không đi sâu miêu tả xung đột xã hội, ông là một nhà văn lãng mạn vì thế một bức tranh phố huyện nghèo, dung dị tới từng chi tiết. Một bức tranh làng quê Việt Nam mù xám với những người lao động nghèo khổ đang phải sống quanh quản trong tối tăm, bế tắc. Nhà văn đã bày tỏ niềm cảm thương chân thành tới những phần người ấy, muốn thay đổi cảnh nghèo khổ, tối tăm cho những con người ấy.
Phân tích Hai đứa trẻ – bài 5
Thạch Lam tên là Nguyễn Tường Lân (1910 – 1942) sinh tại Hà Nội, là em trai hai nhà văn Nhất Linh và Hoàng Đạo, đậu Tú tài I, viết vãn, làm báo, là một trong những thành viên sáng lập Tự Lực văn đoàn.
Tuy chỉ viết văn khoảng sáu năm, từ 1937 cho đến khi mất, Thạch Lam đã để lại một số truyện ngắn đi sâu khai thác thế giới nội tâm nhân vật một cách tinh tế bằng lời văn vừa giản dị, trong sáng, vừa sâu sắc, thăng trầm.
Những sáng tác của ông miêu tả nỗi vất vả của người nghèo trong Nhà mẹ Lê, nỗi tủi nhục của những người bất hạnh trong Tối ba mươi,
đặc biệt là những nét bình thường đôi khi nên thơ của đời sông trong Hai đứa trẻ, Đứa con đầu lòng.
Hai đứa trẻ được trích trong tập truyện ngắn Nắng trong vườn.
Bố cục của truyện có ba phần:
– “Tiếng trống thu không… trước cái giờ khắc của ngày tàn”: Hoàng hôn xuống tại một phố huyện buồn.
– “Em thắp đèn lên… những cảm giác mơ hồ không hiểu”: Cảnh sống của những kiếp đời nghèo và tâm tình của hai đứa trẻ.
– “Trông cầm canh ở huyện… tịch mịch và đầy bóng tối”: Chuyến tàu đêm đi qua và những ước vọng mơ hồ của hai đứa trẻ.
Hiện thực được phản ánh trong truyện:
Đó là cảnh đời tẻ nhạt ở một phố huyện nhỏ vào lúc chiều tôi. Nhân vật thì bé mọn, cử động lặng lẽ, nói năng ít lời, thấp giọng như hòa lẫn tiếng thỞ dài.
– Mẹ con chị Tí hàng nước chả kiếm được bao nhiêu nhưng chiều nào chị cũng dọn hàng, từ chập tôi cho đến đêm.
– Vợ chồng bác xẩm ngồi bên manh chiếu, góp chuyện bằng mây tiếng đàn bầu bần bật trong yên lặng.
– Tháp thoáng xa xa là những đứa trẻ nhặt nhạnh thanh nứa, thanh tre, hay bất cứ một thứ gì đó có thế dùng được của các người bán hàng để lại…
– Riêng chị em Liên, An cũng âm thầm lặng lẽ trông coi một cửa hàng tạp hóa nhỏ xíu, dù rằng ngày phiên mà bán hàng cũng chẳng ăn thua gì.
Bằng năng lực quan sát tinh tế, với tình cảm nhân ái sâu sắc, Thạch Lam đã làm người đọc xúc động khi miêu tả cuộc sống tôi tăm, tàn lụi ở một phô huyện buồn. Hiện thực cảnh đời này như tái hiện xã hội trì trệ tù hãm ở nước ta thời Pháp thuộc, được tác giả miêu tả bằng một giọng văn nhẹ nhàng, trầm tĩnh, có vẻ khách quan nhưng chứa chan tình cảm yêu thương con người và cảnh vật quê hương.
Tiêng nói nội tâm của nhân vật:
Bằng những chi tiết đời thường, những cảm xúc tinh tế của một tâm hồn dễ rung động, với giọng văn có sức gợi mở, khơi sâu cảm giác, tác giả đã diễn tả tiêng nói nội tâm của hai chị em Liên, An thật sắc nét
Vào chuyện, nhân vật xuất hiện với những xúc cảm lãng mạn. Liên cảm thấy buồn man mác không chỉ do bức tranh nhân thế đầy cảm động, mà dường như có cảm giác mơ hồ về cảnh sắc thiên nhiên: Chiều, chiều rồi (…) Liên không hiểu sao, nhưng chị thấy lòng buồn man mác trước giờ khắc của ngày tàn.
Khi trời đã vào đêm, hai chị em như cảm nhận được cái vô biên của không gian: An và Liên lặng ngước mắt nhìn lên các vì sao (…). Vũ trụ thăm thẳm bao la đôi với tâm hồn hai đứa trẻ như đầy bí mật và xa lạ…
Nếu không hóa thân vào nhân vật, không có tình cảm nhân ái sâu sắc, nhà văn khó có thể diễn đạt tâm tình của nhân vật một cách tinh tế như vậy.
Một tình yêu quê hương, đất nước toát lên từ những câu văn mềm mại, lời ván uyển chuyến, hình ảnh phong phú và vô cùng gợi cảm.
Những rung cảm về một chiều êm ả như ru với bao âm thanh, đường nét, màu sắc thân quen của quê hương thôn dã.
Tiếng trống thu không trên cái chòi của phố huyện nhỏ, từng tiếng một vang lên để gọi buổi chiều. Phương tây, đỏ rực như lửa cháy và những đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn. Dãy tre làng trước mặt đen lại và cắt hình rõ rệt trên nền trời.
Những cảnh tượng khó phai mờ về cảnh quan ban đêm trôn quê hương đất Việt: Trời bắt đầu đêm, một đèm mùa hạ êm như nhung và thoảng gió mát.
Nhất là một tình cảm yêu mến quê hương nhẹ nhàng, đằm thắm: “Một mùi âm ẩm bốc lên, hơi nóng của ban ngày lẫn mùi cát bụi quen thuộc quá, khiến chị em Liên tưởng là mùi riêng của đất, của quê hương này”.
Một thoáng ước mơ:
Cảnh chuyến tàu đêm qua phố huyện, hoạt động cuối cùng của đêm khuya, mang lại một thoáng rộn rã, làm cảnh phố huyện thay đối. Bóng tối tạm nhường chỗ cho ánh đèn sáng trưng. Ánh sáng, vẻ tươi vui, giàu sang, những hoạt động ồn ào vụt qua, chỉ để lại cho người dân phố huyện một chút dư âm, dư vị buồn.
Khi đoàn tàu đã khuất vào bóng đêm, ước mơ của Liên vẫn kéo dài, chập chờn chưa định hình hẳn. Ước mơ đó của hai chị em, cũng như những người dân phố huyện, là được thay đổi cuộc đời, được sông trong một cảnh đời khác tốt đẹp hơn.
Tóm lại, những sáng tác của Thạch Lam, đặc biệt là truyện ngắn Hai đứa trẻ không hấp dẫn người đọc bằng những tính cách sắc nét của nhân vật, những tình huống li kì. Truyện đã lôi cuốn ta bằng những chi tiết của cuộc sống bình thường, những cảm xúc tinh tế của một tâm hồn dễ rung động, nhất là tình cảm nhân ái thâm vào từng trang truyện.
Thạch Lam từng quan niệm văn chương phải lành mạnh và tiến bộ. Truyện của ông đã đạt được mục đích cao đẹp đó.
Trên đây là bài tập làm văn phân tích Hai đứa trẻ, Baitaplamvan chúc các bạn học tốt!