Soạn văn

Soạn bài bài ca nhà tranh bị gió thu phá

Bài tập làm văn soạn bài bài ca nhà tranh bị gió thu phá lớp 7 ngắn gọn (Mao ốc vị thu phong sở phá ca) do Đỗ Phủ sáng tác được VnDoc sưu tầm và giới thiệu tới các em học sinh tham khảo để hiểu rõ về nỗi thống khổ của bản thân Đỗ Phủ, đồng thời cũng là nỗi khổ của bao kẻ sĩ nghèo trong thiên hạ để chuẩn bị tốt cho bài giảng của học kì mới sắp tới đây của mình.
Soạn bài bài ca nhà tranh bị gió thu phá

Soạn bài bài ca nhà tranh bị gió thu phá

Soạn bài bài ca nhà tranh bị gió thu phá 01

Câu 1:

a. Bài thơ gồm bốn phần:

– Phần 1 (khổ thứ nhất): tác giả tả lại cảnh gió thu cướp mất lớp tranh của ngôi nhà.
– Phần 2 (khổ 2): kể lại cảnh trẻ con lấy nốt lớp tranh đã bị gió thổi tung.
– Phần 3 (khổ 3): tả lại nỗi khổ của gia đình trong đêm mưa.
– Phần 4 (khổ 4): ước mơ cao cả của nhà thơ.

b. Bài thơ có 3 khổ 5 câu: khổ 1, khổ 2 và khổ 4.

– Các khổ 1, 2, 3 đại đa số có 7 chữ trong mỗi dòng thơ. Riêng khổ cuối (khổ 4) số chữ lên tới 9, 10 chữ trong mỗi dòng.
– Gieo vần: Khổ 2, 3 gieo vần trắc (sức – giật – được – ức –mực – đặc – sắc – nát- đứt – trót) thể hiện sự ấm ức, dằn vặt, đau xót.
– Khổ cuối lại nghiêng về vần bằng (giàu – hoan – bàn) ba vần bằng liên hoàn nhau thể hiện sự vút lên của ước mơ.

Câu 2:
Phương thức biểu đạtMiêu tảTự sựBiểu cảm trực tiếpMiêu tả – tự sựMiêu tả – biểu cảmTự sự – biểu cảmTự sự – miêu tả – biểu cảm
Phần 1X
Phần 2X
Phần 3X
Phần 4X
Câu 3:

Những nỗi khổ đau đó được Đỗ Phủ miêu tả trong bài thơ:

– Nỗi khổ vì ngôi nhà bị gió cuốn: cái thì bay sang sông, cái thì treo trên ngọn cây, cái nhào xuống lòng mương tơi tả. Cảnh tưởng thật kinh hoàng.
Đỗ Phủ rất nghèo, để có được ngôi nhà tranh ấy phải nhờ vào sự giúp đỡ của những người thân tích và bạn bè nay bị gió cuốn, biết xoay sở làm sao.
– Nổi khổ vì thân tình thế thái: Hình ảnh thật thương tâm, một bên lũ trẻ đua nhau cướp những tấm tranh chạy đi, một bên ông già chống gậy lom khom, miệng gào thét đến khô cháy mà chẳng đòi lại được.
– Nỗi khổ phải nằm trong mưa lạnh: Mưa chẳng dứt, nhà bị tốc mái, chăn mền ướt sũng rách nát, còn bị con thơ đạp rách thêm, rét lạnh tựa sắt, cẩ nhà run cầm cập.
– Nỗi khổ vì chiến tranh loạn lạc: Đây mới là nỗi khổ lớn nhất và là nguyên nhân của ba nỗi khổ trên. Vì loạn lạc mà nhà thơ phải phiêu bạt, từ quan, vì loạn lạc mà những đứa trẻ khổ sở túng thiếu phải đi cướp giật của người khác. Và cũng vì loạn lạc mà nhà thơ phải đêm dài ít ngủ, chịu lạnh, chịu đói
-> đó cũng là đêm dài của xã hội đen tối.
=> Cách miêu tả của nhà thơ rất sinh động, cụ thể, đồng thời tính hàm súc rất cao, chỉ bằng một vài câu ngắn gọn người đọc đã hình dung đượ cả cảnh tượng.

Câu 4:

Giả sử nếu không có phần thơ cuối, chúng ta vẫn có một bài thơ hay, có giá trị biểu cảm cao. Bởi nó vẫn nói lên được nỗi thống khổ thực sự của con người trước sự tàn phá của thiên nhiên, cũng như vẫn nói lên được sự âu lo của nhà thơ trước việc đời (lo lắng về nhân cách của lũ trẻ).

Tuy nhiên nhờ có năm dòng thơ cuối mà nỗi đau của một người mới trở thành tấm gương phản chiếu nỗi đau của muôn người, muôn nhà. Hơn thế, nó còn cho thấy tư tưởng nhân văn cao đẹp của nhà thơ (khi đặt nỗi đau chung của đất nước, của muôn người lên trên nỗi đau riêng). Khổ thơ cuối chứa chan lòng vị tha nhân đạo. Ước mơ của nhà thơ tuy ảo tưởng nhưng rất đẹp, bởi có bắt nguồn từ khát khao về một cuộc sống bình yên, hạnh phúc, ấm no.

Soạn bài bài ca nhà tranh bị gió thu phá 02

I. Hướng dẫn soạn bài bài ca nhà tranh bị gió thu phá

Câu 1 (trang 133 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

– Bố cục :

  • Phần 1 (khổ 1) : cảnh nhà bị gió thu phá.
  • Phần 2 (khổ 2) : cảnh lũ trẻ cướp tranh.
  • Phần 3 (khổ 3) : nỗi khổ gia đình trong đêm.
  • Phần 4 (khổ 4) : ước vọng của nhà thơ.

– Khổ 1, 2, 4 có 5 câu; khổ 3 có 8 câu.
– Phần 1, 2 có yếu tố tự sự, kể tóm tắt kết hợp miêu tả, phần 3 số câu dài hơn thể hiện nỗi khổ vô hạn, kéo dài, phần 4 biểu cảm trực tiếp tâm tư, khát vọng, cảm xúc dồn nén nên số chữ trong câu dài hơn các phần khác.

Câu 2 (trang 134 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
Phương thức biểu đạtMiêu tảTự sựBiểu cảm trực tiếpMiêu tả – tự sựMiêu tả – biểu cảmTự sự – biểu cảmTự sự – miêu tả – biểu cảm
Phần 1X
Phần 2X
Phần 3X
Phần 4X
Câu 3 (trang 134 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

Những nỗi khổ của nhà thơ được đề cập trong bài :

– Nỗi khổ vì ngôi nhà bị gió cuốn, thiên nhiên không thương xót cảnh nghèo khổ.
– Nỗi bất lực, khổ tâm khi thấy trong thời loạn lạc, ngay cả trẻ con cũng thay đổi tính tình.
– Nỗi khổ khi nằm trong mưa lạnh, trên hết là nỗi lo cho cảnh khổ đau của dân chúng thời loạn lạc.

Câu 4 (trang 134 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

Nếu không có năm câu thơ cuối thì bài thơ sẽ chỉ có giá trị hiện thực mà mất đi giá trị nhân đạo cao cả.
Tình cảm cao quý của nhà thơ được biểu hiện qua phần cuối :

– Lòng nhân ái: ước mơ nhà rộng che chở khắp thiên hạ.
– Lòng vị tha: không màng cái khổ của bản thân “Riêng lều ta nát, chịu chết rét cũng được”.

II. Luyện tập
Câu 1 (trang 134 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

Đọc diễn cảm.

Câu 2 (trang 134 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

Ý chính của đoạn văn :

Đỗ Phủ không chỉ ca thán nỗi khổ của bản thân mà đó còn là nỗi thống khổ của tất cả “kẻ sĩ nghèo trong thiên hạ”. Nhà thơ luôn mang trong mình nỗi lo nước thương dân nồng cháy và lí tưởng cao cả, vì vậy mà tên tuổi nhà thơ còn sống mãi.

Trên đây là bài tập làm văn soạn bài bài ca nhà tranh bị gió thu phá, chúc các bạn làm tốt bài văn của mình!

Nguyễn Văn Vinh

Chào tất cả các bạn! Mình là Nguyễn Văn Vinh – làm việc tại trung tâm giáo dục BÀI TẬP LÀM VĂN. Rất mong được các bạn ủng hộ!

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button