Soạn bài bài toán dân số
Bài tập làm văn soạn bài bài toán dân số ngữ văn 8 ngắn gọn. Hy vọng tài liệu này sẽ giúp quý thầy cô và các em học sinh sẽ có thêm nhiều tài liệu phục vụ cho công tác giảng dạy và học tập.
Soạn bài bài toán dân số
Bố cục bài bài toán dân số
- Phần 1 ( từ đầu … sáng mắt ra): bài toán dân số được đặt ra từ thời cổ đại
- Phần 2 ( tiếp … sang ô thứ 34 của bàn cờ): tốc độ gia tăng nhanh chóng dân số thế giới
- Phần 3 ( còn lại): tìm kiếm lời lời giải cho bài toán dân số.
I. Hướng dẫn soạn bài bài toán dân số
Câu 1 ( trang 131 sgk Ngữ Văn 8 tập 1): Xác định bố cục của đoạn văn, nêu nội dung chính của mỗi phần.
– Văn bản chia làm 3 phần:
- Phần 1 ( từ đầu … sáng mắt ra): bài toán dân số được đặt ra từ thời cổ đại
- Phần 2 ( tiếp … sang ô thứ 34 của bàn cờ): tốc độ gia tăng nhanh chóng dân số thế giới
- Phần 3 ( còn lại): tìm kiếm lời lời giải cho bài toán dân số.Câu 2 ( trang 131 sgk Ngữ văn 8 tập 1)
Câu 2 ( trang 131 sgk Ngữ văn 8 tập 1): Vấn đề chính mà tác giả muốn đặt ra trong văn bản này là gì? Điều gì đã làm tác giả “sáng mắt ra”?
– Vấn đề tác giả muốn đặt ra trong bài:
- Bài toán dân số được đặt ra từ thời cổ đại: ô đầu tiên trên bàn cờ chỉ là 1 hạt thóc, nếu gia tăng theo cấp số nhân, lượng thóc đủ để phủ kín bề mặt trái đất
- Sự gia tăng dân số giống như lượng thóc tăng lên trong các ô của bàn cờ.
- Phấn đấu để mỗi gia đình có hai con là rất khó, vì tỉ lệ phổ biến phụ nữ sinh hơn hai con rất đông.
=> Vấn đề được đặt ra: con người sinh sôi trong khi diện tích đất đai không tăng thêm. Để đảm bảo sự ổn định cần phải hạn chế sự gia tăng dân số- bài toán nan giải của xã hội hiện đại.
Câu 3 ( trang 131 sgk Ngữ Văn 8 tập 1): Câu chuyện kén rể của nhà thông thái có vai trò và ý nghĩa như thế nào trong việc làm nổi bật vấn đề chính mà tác giả muốn nói tới?
– Sử dụng câu chuyện kén rể của nhà thông thái:
- Tác giả làm nổi bật vấn đề gia tăng dân số, tạo sức hấp dẫn cho bài viết
- Nhấn mạnh vấn đề gia tăng dân số có từ thời cổ đại còn tồn tại tới thời hiện đại.
- Tốc độ gia tăng dân số kinh khủng bằng hình ảnh số thóc khổng lồ “có thể phủ kín bề mặt trái đất”…
=> Sự so sánh giúp người đọc dễ hình dung ra thực trạng vấn đề, qua đó cảnh tỉnh mọi người sự bùng nổ dân số đang diễn ra mạnh mẽ, cần có biện pháp khắc phục.
Câu 4 ( trang 132 sgk Ngữ Văn 8 tập 1): Việc đưa ra những con số về tỉ lệ sinh con của phụ nữ ở một số nước theo thôn báo của Hội nghị Cai-rô nhằm mục đích gì? Tron số các nước kể trên trong văn bản thì nước nào thuộc châu Phi, còn nước nào thuộc châu Á? Em có nhận xét gì về sự phát triển dân số ở hai châu lục này? Rút ra kết luận về mối quan hệ giữa dân số và sự phát triển xã hội.
– Việc đưa ra con số về tỉ lệ sinh con của một số nước theo thông báo của Hội nghị Cai-rô nhằm mục đích:
- Thông báo rằng những nước chậm phát triển có tỉ lệ gia tăng dân số mạnh (phụ nữ các nước này sinh nhiều con)
- Sự gia tăng dân số tỉ lệ nghịch với tốc độ phát triển kinh tế
- Mối quan hệ mật thiết giữa tốc độ gia tăng dân số với tốc độ phát triển kinh tế
- Đời sống xã hội kém dẫn tới tình trạng gia tăng dân số tăng vọt.- Những nước châu Phi: Nê-pan; Ru-an-da; Tan-da-ni-a; Ma-đa-gát-xca. Những nước châu Á: Ấn Độ và Việt Nam.
=> Các nước châu Á, và châu Phi có phát triển kinh tế chậm, nghèo và tỉ lệ gia tăng dân số.
=> Sự phát triển xã hội phụ thuộc vào sự phát triển của dân số.
II. Luyện tập
Bài 1 ( trang 132 sgk Ngữ văn 8 tập 1): Con đường nào là con đường tốt nhất để hạn chế sự gia tăng dân số? Vì sao?
Con đường tốt nhất để hạn chế sự gia tăng dân số:
- Nâng cao chất lượng đời sống.
- Quán triệt công tác dân số.
- Củng cố tổ chức làm công tác về dân số và kế hoạch hóa gia đình.
- Tăng mạnh mẽ kế hoạch truyền thông, vận động cung cấp những dịch vụ dân số- kế hoạch hóa gia đình.
Bài 2 (trang 132 sgk ngữ văn 8 tập 1): Vì sao dân số gia tăng có tầm quan trọng hết sức to lớn đối với tương lai nhân loại, nhất là đối với các dân tộc nghèo nàn, lạc hậu?
Sự gia tăng dân số có tầm quan trọng hết sức to lớn đối với tương lai nhân loại, nhất là đối với các dân tộc còn nghèo nàn:
- Dân số phát triển quá nhanh, không kiểm soát sẽ dẫn đến nhiều khó khăn về không gian sống, môi trường bị ảnh hưởng, thiếu việc làm, giáo dục không kịp với đà gia tăng dân số.
- Với các nước nghèo nàn, lạc hậu sự gia tăng dân số gây áp lực lên công việc, kinh tế từ đó dẫn tới các vấn đề về an sinh xã hội không được đảm bảo.
Bài 3 ( trang 132 sgk ngữ văn 8 tập 1): số người trên thế giới đã tăng bao nhiêu và gấp khoảng bao nhiêu lần dân số Việt Nam hiện nay?
Dân số trên thế giới.
– Dân số thế giới năm 2000: hơn 6 tỉ người.
– Dân số thế giới vào thời điểm 2003: 6,32 tỉ người.
– Từ năm 2000 – 2003 dân số trên thế giới đã tăng 241 triệu người, gấp 3 lần dân số Việt Nam hiện nay.
Trên đây là bài tập làm văn soạn bài bài toán dân số, chúc các bạn làm tốt bài văn của mình!