Soạn văn

Soạn bài rút gọn câu ngắn nhất

Bài tập làm văn soạn bài rút gọn câu lớp 7 bao gồm các bài soạn ngắn gọn. Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các bạn học sinh làm tốt bài văn soạn bài rút gọn câu.
Soạn bài rút gọn câu

Thế nào là rút gọn câu

Câu 1 – Soạn bài rút gọn câu

Cấu tạo câu (a) không có chủ ngữ còn câu (b) đầy đủ chủ-vị.

Câu 2 – Soạn bài rút gọn câu

Từ ngữ có thể làm chủ ngữ trong câu (a) : Tôi, ta, em, chúng tôi, chúng em, …

Câu 3 – Soạn bài rút gọn câu

Chủ ngữ trong câu (a) bị lược bỏ là bởi toàn bộ cụm động từ làm vị ngữ đã trở thành một kinh nghiệm, lời khuyên chung cho nhiều người không phải riêng ai.

Câu 4 – Soạn bài rút gọn câu

a. Lược bỏ vị ngữ. Vì có thể căn cứ vào câu trước để xác định được vị ngữ đuổi theo nó cho câu đó.
b. Lược bỏ cả chủ ngữ và vị ngữ. Vì ở câu hỏi Bao giờ cậu đi Hà Nội?
Có thể hiểu được ý của câu trả lời là Ngày mai tôi đi Hà Nội.

Cách dùng câu rút gọn

Câu 1 – Soạn bài rút gọn câu

Các câu in đậm thiếu thành phần chủ ngữ. Không nên rút gọn như vậy, bởi trong trường hợp này, việc rút gọn tạo ra sự cộc lốc, khó hiểu.

Câu 2 – Soạn bài rút gọn câu

Sửa lại câu in đậm : Bài kiểm tra toán ạ.

Câu 3 – Soạn bài rút gọn câu

Tóm lại, khi rút gọn câu cần chú ý : Tránh gây khó hiểu, cộc lốc, hiểu sai nội dung. Đồng thời cũng nên tránh thái độ thiếu lễ phép, khiếm nhã.

Luyện tập

Câu 1 – Soạn bài rút gọn câu

– Câu rút gọn là câu (b) và (c). Chúng được rút gọn chủ ngữ.
– Mục đích : tạo sự ngắn gọn, cô đọng – một đặc điểm của tục ngữ, hơn nữa các câu này mang ý nghĩa đúc rút kinh nghiệm chung.

Câu 2 – Soạn bài rút gọn câu

ĐoạnCâu khôi phục
Bổ sung chủ ngữCâu rút gọn
a.TaBước tới Đèo Ngang, bóng xế tà,
TaDừng chân đứng lại, trời, non, nước,
b.Người taĐồn rằng quan tướng có danh
quan tướngCưỡi ngựa một mình chẳng phải vịn ai.
VuaBan khen rằng : “Ấy mới tài”
Quan tướngĐánh giặc thì chạy trước tiên
quan tướngTrở về gọi mẹ mổ gà khao quân !

– Thơ, ca dao thường có nhiều câu rút gọn là vì thơ, ca dao chuộng lối diễn đạt súc tích, số chữ trong mỗi dòng thơ cũng hạn chế theo luật thơ.

Câu 3 – Soạn bài rút gọn câu

– Lí do gây hiểu lầm : Việc sử dụng những câu rút gọn làm cho đối tượng đề cập của hai người trong cuộc đối thoại không trùng khớp. Trong khi vị khách hỏi về người bố cậu bé, thì cậu bé lại trả lời về tờ giấy mà bố đưa.
– Bài học : Nên tránh rút gọn câu trong những trường hợp ngữ cảnh không rõ ràng, dễ gây hiểu lầm.

Câu 4 – Soạn bài rút gọn câu

Chi tiết gây cười và phê phán :
Rút gọn câu quá ngắn gọn, cộc lốc không phù hợp : Đây (ý nói là người ở đây) ; Mỗi (nhà có một con) ; Tiệt (bố mẹ đã mất rồi) gây ra sự thô lỗ, khiếm nhã với người khác. Phê phán : thói tham ăn đến mất lịch sự, mất tình nghĩa.

Trên đây là bài tập làm văn soạn bài rút gọn câu, Baitaplamvan chúc các bạn học tốt!

Nguyễn Văn Vinh

Chào tất cả các bạn! Mình là Nguyễn Văn Vinh – làm việc tại trung tâm giáo dục BÀI TẬP LÀM VĂN. Rất mong được các bạn ủng hộ!

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button