Soạn bài so sánh ngắn gọn nhất lớp 6 (phần 1 + 2)
Bài tập làm văn soạn bài so sánh lớp 6 bao gồm các bài soạn ngắn gọn. Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các bạn học sinh làm tốt bài văn soạn bài so sánh.
Soạn bài so sánh
So sánh là gì ?
Câu 1 + 2
Những tập hợp từ chứa hình ảnh so sánh (các sự vật so sánh được gạch chân):
a. Trẻ em như búp trên cành.
b. rừng đước … như hai dãy trường thành vô tận…
Chúng có thể so sánh với nhau bởi giữa hai sự vật có nét tương đồng nào đó. Mục đích là tạo sức gợi hình, gợi cảm cho hình ảnh được so sánh.
Câu 3
Sự so sánh trong câu văn của Tạ Duy Anh là so sánh hơn kém (to hơn), không giống như sự so sánh ngang bằng (như) trong các ví dụ trên.
Cấu tạo của phép so sánh
Câu 1
Vế A Sự vật được so sánh | Phương diện so sánh | Từ so sánh | Vế B Sự vật dùng để so sánh |
---|---|---|---|
trẻ em | nhỏ, non trẻ | như | búp trên cành |
rừng đước | cao ngất | như | hai dãy trường thành |
con mèo vằn | to | hơn cả | con hổ |
Câu 2
Một số từ so sánh khác : là, như là, giống như, tựa như là, bao nhiêu… bấy nhiêu,…
Câu 3
a. Dấu hai chấm (:) đóng vai trò là từ so sánh.
b. Đảo vị trí hai vế : Vế A đứng sau vế B.
Luyện tập
Câu 1
a. So sánh đồng loại
- người – người : Thầy thuốc như mẹ hiền.
- vật – vật : Tổ quốc tôi như một con tàu (Xuân Diệu).
b. So sánh khác loại
- vật – người : Thân em như tấm lụa đào(Ca dao).
- cụ thể – trừu tượng : Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng (Trần Đăng Khoa).
Câu 2
– khỏe như voi/trâu.
– đen như than/gỗ mun.
– trắng như tuyết/bông.
– cao như núi.
Câu 3
Những câu văn sử dụng phép so sánh trong 2 văn bản đã học :
– Những ngọn cỏ gẫy … dao vừa lia qua.
– Cái chàng Dế Choắt … gã nghiện thuốc phiện.
– Càng đổ dẫn về hướng mũi … như mạng nhện.
– Dòng sông Năm Căn mênh mông … như thác.
…
Soạn bài so sánh tiếp theo
Các kiểu so sánh
Câu 1 + 2 + 3
Vế A (sự vật được so sánh) | Phương diện so sánh | Từ so sánh | Vế B (vật để so sánh) | Kiểu so sánh | Một số từ so sánh khác |
---|---|---|---|---|---|
Những ngôi sao | thức (ngoài kia) | chẳng bằng | mẹ | Không ngang bằng (hơn kém) | hơn, hơn là, kém, còn hơn,… |
Mẹ | là | ngọn gió của con | Ngang bằng | như, như là, hệt như, … |
Tác dụng của so sánh
Câu 1
– Có chiếc tựa mũi tên nhọn, tự cành cây rơi cắm phập xuống đất như cho xong chuyện … vẩn vơ.
– Có chiếc lá như con chim bị lảo đảo mấy vòng trên không…
– Có chiếc lá nhẹ nhàng … như thầm bảo rằng sự đẹp của vạn vật chỉ ở hiện tại : cả một thời quá khứ dài dằng dặc của chiếc lá không bằng một vài giây bay lượn.
– Có chiếc lá như sợ hãi, ngần ngại rụt rè, rồi như gần tới mặt đất, còn cất mình muốn bay trở lại cành.
Câu 2
– Việc miêu tả cụ thể, sinh động hơn.
– Cảm nhận tinh tế về lẽ sống, cái chết đời người như những chiếc lá.
Luyện tập
Câu 1
Câu | Vế A (sự vật được so sánh) | Phương diện so sánh | Từ so sánh | Vế B (sự vật để so sánh) | Tác dụng | |
---|---|---|---|---|---|---|
Ngang bằng | Không ngang bằng | |||||
a. | Tâm hồn tôi | là | một buổi trưa hè | Thể hiện sự gắn bó với quê hương | ||
b. | Con | đi trăm núi ngàn khe | chưa bằng | muôn nỗi tái tê lòng bầm | Khằng định công lao to lớn người mẹ và lòng biết ơn của người con | |
Con | đi đánh giặc mười năm | chưa bằng | khó nhọc đời bầm sáu mươi | |||
c. | Anh đội viên | mơ màng | như | nằm trong giấc mộng | Sự vĩ đại của Bác Hồ, tình cảm chiến sĩ với Bác | |
Bóng Bác | cao lồng lộng, ấm | hơn | ngọn lửa hồng |
Câu 2
Những phép so sánh trong Vượt thác :
– Thuyền rẽ sóng lướt bon bon như …
– Núi cao như đột ngột …
– … nhanh như cắt.
– Dượng Hương Thư như một pho tượng … giống như một hiệp sĩ…
– …khác hẳn dượng Hương Thư ở nhà …
– những cây to… như những cụ già…
Câu 3
Tham khảo :
Thuyền đến đoạn thác dữ, dượng Hương Thư như một lực sĩ thực thụ, hành động nhanh nhẹn hơn dượng của ngày thường. Từng động tác thả sào, rút sào mạnh mẽ, dứt khoát chiến đấu với dòng thác dữ. Cùng sự phối hợp ăn ý với chú Hai và thằng Cù Lao đã giúp con người giành chiến thắng trong cuộc chiến với thiên nhiên hung dữ.
Trên đây là bài tập làm văn soạn bài so sánh, baitaplamvan chúc các bạn làm tốt bài văn của mình!