Soạn bài văn bản lớp 10
Bài tập làm văn soạn bài văn bản lớp 10 ngắn gọn được sưu tầm và giới thiệu với các bạn để tham khảo về khái niệm, đặc điểm và các loại văn bản thường gặp giúp học tập tốt môn Ngữ Văn lớp 10 chuẩn bị cho bài giảng của học kỳ mới sắp tới đây của mình.
Hướng dẫn soạn bài văn bản lớp 10
I. Bài tập phần 1:
Câu 1: Mỗi văn bản trên được người nói, người viết tạo ra trong hoạt động nào? Đáp ứng nhu cầu gì? Dung lượng mỗi văn bản ra sao?
- Hoạt động và nhu cầu:
- Văn bản (1): Hoạt động giao tiếp chung, nhằm đáp ứng nhu cầu truyền cho nhau kinh nghiệm
- Văn bản (2) Hoạt động giao tiếp giữa cô gái và mọi người.
- Văn bản (3) Hoạt động giao tiếp giữa chủ tịch nước và toàn thể đồng bào.
- Số lượng câu của từng văn bản không giống nhau (từ 1 câu đến nhiều câu, nhiều đoạn). Văn bản (1), (2) có tính nghệ thuật, đáp ứng nhu cầu nghệ thuật. Văn bản (3) mang tính chính trị, để đáp ứng cho mục đích chính trị.
- Hoạt động và nhu cầu:
Câu 2: Mỗi văn bản trên đề cập đến vấn đề gì? Vấn đề đó được triển khai nhất quán trong toàn bộ văn bản như thế nào?
- Văn bản (1) đề cập đến một kinh nghiệm trong cuộc sống (nhất là việc giao kết bạn bè)
- Văn bản (2) nói đến thân phận của người phụ nữ trong xã hội cũ.
- Văn bản (3) đề cập tới một vấn đề chính trị (kêu gọi mọi người đứng lên chống Pháp).
- Các vấn đề này đều được triển khai nhất quán trong từng văn bản. Văn bản (2) và (3) có nhiều câu nhưng chúng có quan hệ ý nghĩa rất rõ ràng và được liên kết với nhau một cách chặt chẽ (bằng ý nghĩa hoặc bằng các liên từ).
Câu 3: Ở những văn bản có nhiều câu (các văn bản 2 và 3), nội dung của văn bản được triển khai mạch lạc qua từng câu, từng đoạn như thế nào? Đặc biệt ở văn bản 3, văn bản còn được tổ chức theo kết cấu 3 phần như thế nào?
- Ở văn bản (2) và (3), các câu trong văn bản đều có quan hệ nhất quán và cùng thể hiện một chủ thể.
- Đặc biệt ở văn bản (3) còn được tổ chức theo kết cấu ba phần : mở đề, giải quyết vấn đề và kết thúc vấn đề.
Câu 4: Về hình thức, văn bản 3 có dấu hiệu mở đầu và kết thúc như thế nào?
Văn bản (3) có dấu hiệu mở đầu văn bản là nhan đề “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến’’ và dấu hiệu kết thúc văn bản là thời gian, địa điểm và tên tác giả.
Câu 5: Mỗi văn bản trên được tạo ra nhằm mục đích gì?
- Văn bản (1) nhằm mục đích truyền đạt kinh nghiệm sống.
- Văn bản (2) nói lên thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ để gợi sự hiểu biết và cảm thông của mọi người đối với họ.
- Văn bản (3) nhằm mục đích kêu gọi toàn dân đứng lên chống thực dân Pháp.
II. Bài tập phần II
Câu 1: So sánh các văn bản 1,2 với văn bản 3 (ở mục I) về các phương diện:
a. Vấn đề:
- Văn bản (1) nói đến một kinh nghiệm sống.
- Văn bản (2) nói lên thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ.
- Văn bản (3) đề cập đến một vấn đề chính trị.
b. Từ ngữ
- Các văn bản (1) và (2) chúng ta thấy có nhiều các từ ngữ quen thuộc thường sử dụng hàng ngày (mực, đèn, thân em, mưa sa, ruộng cày…).
- Văn bản (3) lại sử dụng nhiều từ ngữ chính trị (kháng chiến, hòa bình, nô lệ, đồng bào, Tổ quốc…).
c. Cách thức thể hiện nội dung:
Nội dung của văn bản (1) và (2) được thể hiện bằng những hình ảnh giàu tính hình tượng.
- Văn bản (3) lại chủ yếu dùng lí lẽ và lập luận để triển khai các khía cạnh nội dung.
- Văn bản (1) và (2) thuộc phong cách ngôn ngữ nghệ thuật, văn bản (3) thuộc phong cách ngôn ngữ chính luận.
Câu 2: So sánh
a. Phạm vi sử dụng:
- Văn bản (2) dùng trong lĩnh vực giao tiếp có tính nghệ thuật.
- Văn bản (3) dùng trong lĩnh vực giao tiếp về chính trị.
- Các văn bản trong SGK dùng trong lĩnh vực giao tiếp khoa học.
- Đơn xin nghỉ học, giấy khai sinh là những văn bản dùng trong lĩnh vực giao tiếp hành chính.
b. Mục đích giao tiếp:
- Văn bản (2) nhằm bộc lộ cảm xúc.
- Văn bản (3) nhằm kêu gọi toàn dân kháng chiến.
- Các văn bản trong SGK nhằm truyền thụ kiến thức khoa học.
- Đơn và giấy khai sinh nhằm trình bày ý kiến, nguyện vọng hoặc ghi nhận những sự việc, hiện tượng trong đời sống hay quan hệ giữa cá nhân và tổ chức hành chính.
c. Từ ngữ:
- Văn bản (2) dùng những từ ngữ thông thường và giàu hình ảnh.
- Văn bản (3) dùng nhiều từ ngữ chính trị. + Văn bản trong SGK dùng nhiều từ ngữ khoa học.
- Đơn và giấy khai sinh dùng nhiều từ ngữ hành chính.
d. Kết cấu và trình bày:
- Văn bản (2) có kết cấu của ca dao, thể thơ lục bát.
- Văn bản (3) có kết cấu ba phần rõ rệt, mạch lạc.
- Văn bản trong SGK cũng có kết cấu mạch lạc, chặt chẽ.
- Đơn và giấy khai sinh có mẫu hoặc in sẵn, chỉ cần điền nội dung cụ thể.
Soạn bài văn bản tiếp theo lớp 10
III. Luyện tập
Câu 1: Tìm hiểu đặc điểm của văn bản qua đoạn văn:
a. Có thể coi đoạn văn như một văn bản nhỏ bởi:
– Nó có một chủ đề thống nhất. Chủ đề ấy tập trung ở câu văn mở đầu: giữa cơ thể và môi trường có ảnh hưởng qua lại với nhau.
– Các câu tiếp theo của đoạn văn là các câu khai triển ý của chủ đề. Các câu này đã ra những dẫn chứng cụ thể về quan hệ của lá cây với môi trường trong việc duy trì sức sống của cây. Cụ thể câu (2) giải thích câu (1); câu (3)-(4)-(5) giải thích và chứng minh câu (2).
b. Có thể đặt tiêu đề cho văn bản là: Cơ thể và môi trường hoặc Sự ảnh hưởng của môi trường đến cơ thể sống,…
Câu 2: Sắp xếp các câu thành văn bản
Tháng 10 năm 1954, các cơ quan trung ương của Đảng và Chính phủ rời Chiến khu Việt Bắc trở về Hà Nội. Nhân sự kiện thời sự có tính lịch sử ấy, Tố Hữu sáng tác bài thơ “Việt Bắc”. Phần đầu bài thơ tái hiện một giai đoạn gian khổ, vẻ vang của Cách mạng và Kháng chiến ở chiến khu Việt Bắc nay đã trở thành những kỉ niệm sâu nặng trong lòng người. Phần sau nói lên sự gắn bó giữa miền ngược và miền xuôi trong một viễn cảnh hoà bình tươi sáng của đất nước và kết thúc bằng lời ngợi ca công ơn của Bác Hồ, của Đảng đối với dân tộc. “Việt Bắc” là một đỉnh cao của thơ Tố Hữu và cũng là một tác phẩm xuất sắc của văn học Việt Nam thời kì kháng chiến chống Pháp.
Có thể đặt cho văn bản trên tiêu đề là: Hoàn cảnh ra đời bài thơ “Việt Bắc”, hoặc Giới thiệu bài thơ “Việt Bắc”.
Câu 3: Viết tiếp câu để hoàn tạo thành văn bản
Môi trường sống của loài người hiện nay đang bị huỷ hoại ngày càng nghiêm trọng. Hàng năm có hàng triệu tấn rác thải không phân hủy bị vứt bừa bãi khắp nơi làm tắc cống rãnh và giết chết các loài sinh vật. Những cánh rừng ở đầu nguồn cũng dần vắng bóng khiến cho nạn lũ lụt, lở đất ngày càng hoành hành dữ dội hơn. Ở trên cao, bầu không khí của chúng ta cũng chịu chung số phận. Khí thải từ các nhà máy, các khu công nghiệp xả ra quá mức làm cho tấm lá chắn bảo vệ trái đất của chúng ta (tầng ôzôn) cũng đứng trước nguy cơ không còn giá trị.
– Có thể đặt tên cho văn bản là: Chúng ta đang hủy hoại cuộc sống của chính mình.
Câu 4: Xác định những nội dung của một đơn xin phép nghỉ học:
– Đơn thường gửi cho giáo viên chủ nhiệm lớp (hoặc có thể cho Ban Giám hiệu nhà trường nếu thời gian nghỉ học quá dài). Người viết đơn thư-ờng là học sinh hoặc sinh viên.
– Mục đích của việc viết đơn là: báo cáo việc nghỉ học và xin phép được nghỉ học.
– Nội dung cơ bản của đơn thường có:
- Tên họ của người viết đơn.
- Nêu lí do nghỉ học.
- Thời gian xin nghỉ học (bao lâu?)
- Lời hứa thực hiện đầy đủ các công việc học tập trong thời gian nghỉ học.
– Kết cấu của đơn (xem mẫu sau):
- (1) Quốc hiệu
- (2) Ngày, tháng, năm viết đơn
- (3) Tên đơn
- (4) Họ tên, địa chỉ người nhận.
- (5) Họ tên, địa chỉ lớp của người viết đơn.
- (6) Nội dung đơn (lí do nghỉ học, thời gian xin nghỉ, lời hứa.
- (7) Kí và ghi rõ họ tên
Trên đây là bài tập làm văn soạn bài văn bản lớp 10, chúc các bạn làm tốt bài văn của mình!