Bài tập làm văn THPT

Bài viết số 3 lớp 10

Bài tập làm văn bài viết số 3 lớp 10 bao gồm dàn ý bài viết số 3 lớp 10 và các bài văn mẫu cho các đề : bài viết số 3 lớp 10 đề 1, bài viết số 3 lớp 10 đề 2, bài viết số 3 lớp 10 đề 3, bài viết số 3 lớp 10 đề 4…

Bài viết số 3 lớp 10
Bài viết số 3 lớp 10

Dàn ý bài viết số 3 lớp 10

Đề bài: Cây lau chứng kiến việc Vũ Nương ngồi bên bờ Hoàng Giang than thở một mình rồi tự vẫn. Hãy kể lại câu chuyện đó theo giọng kể ở ngôi thứ nhất hoặc ngôi thứ ba.

Mở bài

– Đây là đề mở rộng sự việc và ý nghĩa của truyện Chuyện người con gái Nam Xương.
– Yưởng tượng ra hoàn cảnh gặp gỡ với nhân vật Vũ Nương (thời gian, khung cảnh bờ sông Hoàng Giang…) để kết cấu thành phần nội dung của mở bài (giới thiệu gợi mở câu chuyện).

Thân bài

– Tâm trạng của Vũ Nương khi ra đến bờ sông (nàng khóc, khuôn mặt rầu rĩ và vô cùng tuyệt vọng…).
– Nàng than thở (Vì bị nghi oan như thế nào? Tình cảm nàng dành cho chồng và con ra sao?).
– Nàng mong ước (Nói với đất trời: Nếu lòng thủy chung son sắt thì khi chết mong có ngày được giải nỗi oan).
Vũ Nương trẫm mình.

Kết bài

– Cây lau buồn và thương xót khi nhìn Vũ Nương trẫm mình xuống dòng sông.

Một số bài văn mẫu cho bài viết số 3 lớp 10 đề 1

Bài văn mẫu 01

Đề bài: Hãy làm cây lau chứng kiến cảnh Vũ Nương chết

Họ nhà lau tía chúng tôi đã sống trên bờ Hoàng Giang cả triệu năm rồi. Gia tộc tôi đã trải qua bao nhiêu thế hệ tôi cũng không thể nhớ. Nhưng gia đình tôi thường có thói quen truyền kể cho nhau nghe những “chuyện đời” xảy ra ở trên sông mà các thế hệ cha ông của chúng tôi từng chứng kiến. Bao nhiêu năm đã trôi qua và cũng đã quá già để nhớ về mọi chuyện, thế nhưng tôi vẫn còn nhớ như in cái ngày bi kịch đến với người thiếu phụ Vũ Nương.
Tôi nhớ ngày ấy tôi vẫn còn trẻ lắm. Tôi thường có thói quen thức rất khuya để khỏa mình trong nước dưới những đêm trăng. Nước sông Hoàng Giang ban đêm rất lặng và dịu mát. Trăng sáng, lại được đùa giỡn với mấy chị cá mương thì thật là thỏa thích.
Hôm ấy, đang uốn mình trong nước, tôi bỗng giật mình khi chợt nghe có tiếng ai đang nức nở. Tôi nín lặng, tiếng khóc ngày một rõ hơn. Không nghi ngờ gì nữa (tôi nghĩ), chắc có ai đó đang gặp một chuyện gì đó rất đau thương. Tôi quên ngay anh nước và mấy chị cá mương khi bắt đầu nghe giọng một người đàn bà than thở:

– Con lạy trời lạy đất, lạy hà bá dưới lòng sông! Sao thân con khổ quá. Những mong ngày chồng chinh chiến xa về là ngày gia đình đoàn viên sum họp. Vậy mà cái mong ước ấy giờ tan như mây như khói. Bao năm qua con đã phải chịu muôn ngàn cay đắng. Chồng đi chiến trận nơi xa, một mình con tần tảo chăm mẹ già nuôi con nhỏ. Rồi đến khi mẹ già lâm bệnh, con lại chạy đôn chạy đáo lo đủ chuyện thuốc thang mà vẫn không sao cứu được. Mẹ mất đi, con mất hẳn một nguồn động viên, quan tâm, chia sẻ. Ngay lúc ấy con đã phải tự nhắn nhủ mình: Phải nuôi hy vọng. Tất cả mọi điều tốt đẹp, con đã dành cho bé Đản thương yêu. Bao hy vọng được mẹ con con nuôi lớn từng ngày, vậy mà giờ đây ông trời lại hay chơi ác, lại gây cảnh trớ trêu mà cướp đi của con tất cả. Con còn sống để làm chi.

Tôi nghe những lời than thở mà đau xót cho người phụ nữ. Sống ở bên sông, tôi đã chứng kiến bao điều nhưng chưa bao giờ thấy chuyện nào đau lòng như vậy. Đằng sau những câu nói sầu não đến nát lòng kia hẳn phải là một bi kịch lớn. Tôi băn khoăn lắm nhưng chưa kịp suy đoán điều gì thì người đàn bà kia lại khóc:

– Bé Đản, con yêu! Mẹ thật có lỗi với con khi mẹ bỏ đi giữa lúc này. Nhưng mẹ đâu có thể chọn được một con đường nào khác. Bố đã nghi ngờ sự thủy chung của mẹ con ta. Vậy là bao công lao của con và mẹ bố đều đổ đi tất cả. Mẹ không thể sống trong sự ngờ vực của cha con. Mẹ không thể có lỗi với bà và chấp nhận những gì xấu xa mà mình không có. Mẹ có danh dự của sự thủy chung và trinh tiết. Mẹ phải giữ được tâm hồn mẹ trong ánh mắt của những người hàng xóm. Mẹ không thể sống. Mẹ sẽ chết để thức tỉnh sự ghen tuông mù quáng của cha con. Đản thương yêu! Mẹ xin lỗi con vì tất cả.

Sau câu nói ấy, mặt nước bắt đầu khua động mạnh. Tôi giật mình và bàng hoàng nhận ra người đàn bà đang dấn thân về phía lòng sông. Yêu thương và oán giận. Nhưng chỉ là một cây lau nhỏ bé, tôi không thể làm được gì hơn. Nước bắt đầu dâng lên đến ngang người rồi đến gần hết cánh tay người phụ nữ. Người đàn bà đau khổ đã quyết trầm mình để giải những oan khiên.
Bờ sông Hoàng Giang vẫn lặng. Gió vẫn thổi mát rượi nhưng trăng đã khuất. Không gian tĩnh mịch đến ghê người khiến tôi vẫn nghe và nghe rất rõ những lời trăng trối cuối cùng của người phụ nữ chịu khổ kia.

– Trương Sinh chàng hỡi! Chàng đã phụ công của thiếp. Như một đứa trẻ thơ nghịch một trò chơi mà không cần suy nghĩ, chàng đã coi thường sự thủy chung của thiếp. Nay tình chồng nghĩa vợ đã chẳng thể dài lâu, thiếp chỉ mong sau cái chết này chàng có thể thấy nỗi đau mà thức tỉnh. Chàng hãy chăm sóc cho con, hãy nuôi dạy để cho nó được nên người.
Con xin lạy ông hà bá. Con là Vũ Nương. Nay vì bị oan mà phải chọn tìm cái chết để giải mối oan tình. Thân này đã nguyện dâng cho hà bá. Nhưng con chỉ mong nếu thực lòng thủy chung son sắt thì xin cho được giải mối oan tình những mong Trương Sinh thức tỉnh. Nhược bằng con đây có chút tư tình thì xin hà bá cứ đầy ải mãi mãi dưới tầng địa ngục.

Mặt sông Hoàng Giang đã lặng thinh. Tôi không còn nghe bất cứ một lời nói hay một âm thanh nào nữa. Vậy là hà bá đã đón người phụ nữ kia đi nhẹ nhàng nhưng chắc chắn không thanh thản.

Cả cuộc đời sống ở bên sông, chứng kiến dòng đời bao thay đổi với cả nỗi buồn lẫn niềm vui. Có những chuyện tôi đã quên, có những chuyện tôi còn nhớ nhưng không có chuyện nào tê tái như cái chết của Vũ Nương. Nghe hết câu chuyện ấy, tôi vừa giận anh chồng, lại vừa thương cho người vợ. Họ yêu thương nhau rồi lại tự gây những đau đớn cho nhau. Bao năm đã trôi qua, nỗi oan của Vũ Nương cũng đã được chính người chồng kia giải. Thế nhưng cho đến tận hôm nay tôi vẫn không hiểu được con người thật vĩ đại và cao cả biết bao nhưng tại sao vẫn có những lúc họ ích kỷ và nhỏ nhen làm vậy?

Bài văn mẫu 02

Đề bài: Cây lau chứng kiến việc Vũ Nương ngồi bên bờ Hoàng Giang than thở một mình rồi tự vẫn. Viết lại câu chuyện đó theo ngôi kể thứ nhất hoặc thứ ba.

Lúc ấy trời chuẩn bị hừng đông, những giọt sương đêm qua vẫn còn đọng lại trên thân chúng tôi. Cũng như những cây Lau khác, tôi đang run rẩy bởi cái lạnh và hi vọng lát nữa mặt trời lên sẽ được sưởi ấm. Phía đằng kia, dòng Hoàng Giang chầm chậm trôi xuôi như còn đang chìm trong giấc ngủ sâu. Bỗng một cơn gió nhẹ lướt qua làm những giọt sương trên thân tôi rơi xuống, trong tiếng gió tôi nghe hình như có tiếng ai đó đang khóc. Khi cơn gió vừa dứt, chúng tôi – đám lau – lắng tai nghe, đúng là có tiếng người nào đó đang khóc ở phía xa đang dần tiến lại.

Tiếng khóc càng lúc càng gần, chỉ trong khoảnh khắc bóng của ai đó đã tiến lại gần hơn. Gương mặt của người ấy đã rõ hơn khi nàng ngồi bệt xuống bên cạnh đám lau chúng tôi. Không phải ai xa lạ, đó chính là Vũ Nương, người vẫn thường ra đây giặt giũ quần áo hằng ngày. Nhưng thật lạ, vì sao hôm nay nàng ấy chỉ đến một mình mà đứa con trai không lẽo đẽo đi sau? Vả lại, giờ này tại sao lại ra đây một mình và khóc nữa chứ?

Tiếng nấc cứ liên tục, đôi vai mỏng manh không áo ấm cứ run lên từng đợt, nàng ngồi bệt dưới đám cỏ ướt, tay bụm miệng khóc liên hồi. Tôi thấy nàng rất tội nghiệp, cố gắng hỏi han nhưng nàng không hề nghe thấy những gì chúng tôi đang bàn tán. Bỗng nàng vụt đứng dậy hướng về phía đông mà than rằng:

– Cầu xin đấng trên cao hãy làm chứng cho tấm lòng sắc son của Vũ Nương này. Những ngày tháng qua tôi luôn mong ngóng người chồng nơi chiến trận sẽ sớm trở về, được sớm thấy ngày gia đình đoàn viên. Thế nhưng, mong ước ấy của tôi dường như tan biến chỉ trong chốc lát. Suốt ba năm trời, tôi không một ngày ngừng mong chờ đến ngày chồng trở về mà tần tảo không nề hà khó khăn để chăm sóc người mẹ già và đứa con thơ. Luôn giữ gìn tiết hạnh một lòng một dạ chờ chồng nào dám có ý nghĩ lang chạ với ai. Lời dỗ dành đứa con thơ đòi cha lúc chỉ bóng mình in trên vách dưới ánh đèn hiu hắt “Cha Đản về kìa!” mà thành ra nông nỗi như thế này. Mặc dù Trường Sinh rất yêu thương tôi nhưng tính chàng ấy rất đa nghi. Cho dù tôi có thanh minh, thề thốt như thế nào chàng ấy vẫn không tin, vì sao vậy? Mọi việc đều không thể cứu vãn được nữa, chỉ biết gieo mình xuống sông để mong rửa sạch những lời hàm oan.

Trước khi chết,tôi xin có một lời nguyền : “Nếu tôi đoan trang giữ tiết, trinh bạch gìn lòng, vào nước xin làm ngọc Mị Nương, xuống đất xin làm cỏ Ngu Mĩ. Nhược bằng lòng chim dạ cá, lừa chồng dối con,dưới xin làm mồi cho cá tôm, trên xin làm cơm cho diều quạ và xin chịu khắp mọi người phỉ nhổ”.

Nghe đến đây, tôi cảm thấy đau xót cho người thiếu phụ. Những ngày qua chúng tôi sống ở bờ sông đã chứng kiến bao cảnh éo le nhưng chưa bao giờ thấy một chuyện đau lòng đến thế này. Lời than vãn bị ngắt đoạn bởi những tiếng nấc oan ức, tôi cảm thấy nàng ấy thật tội nghiệp và biết rằng đằng sau nó là một bi kịch lớn. Nếu như có thể tôi chỉ muốn khuyên vài lời với người thiếu phụ. Trong lúc tôi và những người hàng xóm đang băn khoăn chưa kịp suy đoán điều gì thì nàng ấy lại khóc nức nở:

– Đản! Con trai yêu quý của mẹ! Mẹ thật có lỗi với con khi bỏ đi giữa lúc này. Nhưng mẹ không còn sự lựa chọn nào khác khi cha con hoài nghi sự chung thủy của mẹ. Mẹ không thể sống thêm được nữa khi cha con luôn ngờ vực mẹ như vậy. Mẹ hi vọng rằng con sẽ được nuôi nấng trưởng thành như bao đứa trẻ khác. Mẹ có lỗi với con khi không làm tròn trách nhiệm của một người mẹ. Thiết nghĩ cái chết này có thể mang đến cho con nhiều nỗi bất hạnh nhưng chỉ có thể làm như vậy để rửa sạch nỗi oan này thôi con à.

Vừa dứt lời, nàng leo nhanh lên mõm đá gần đấy quay mặt về phía sau nói câu cuối cùng:
– Trường Sinh, thiếp có lỗi với chàng, với con trai chúng ta

Chúng tôi giật mình và bàng hoàng khi nàng gieo mình xuống nước. Mặt nước đang yên tĩnh bị động và nổi sóng dâng cao. Cả đám lau chúng tôi chết lặng trước sự việc mà không thể làm gì hơn. Có lẽ lúc này, mọi đau khổ không còn giày vò người thiếu phụ đáng thương này nữa. Chúng tôi cảm thấy oán giận người chồng mù quáng kia vô cùng, nhưng biết làm gì đây khi chúng tôi chỉ là những cây lau bé nhỏ bên bờ Hoàng Giang. Lúc này không gian trở nên tĩnh mịch và lạnh lẽo đến ghê người. Không biết rồi người thiếu phụ khốn khổ kia sẽ trôi dạt theo dòng nước hay đã chìm vào không gian lạnh lẽo ảm đạm dưới đáy sông.

Ít ngày sau, đám lau chúng tôi nghe người dân trong làng đi ngang kể lại rằng đứa con của Vũ Nương trong những đêm sau đó đã chỉ lên tường nơi bóng của người cha mà nói “Cha Đản về kìa”. Trường Sinh đã thấu hiểu mọi chuyện và rất đau lòng bởi chính mình gây ra cái chết của người vợ đoan chính nết na.

Một buổi chiều tối kia, theo lời vợ báo mộng Trường Sinh lập đàn tế Vũ Nương ven bờ sông. Chúng tôi cũng được chứng kiến mọi việc khi một lát sau có một đoàn xe ngựa, võng lọng ẩn hiện thấp thoáng giữa dòng sông. Vũ Nương nói vọng vào những lời thương nhớ và căn dặn chồng săn sóc chu đáo đứa con thơ. Thoáng chốc,tất cả mờ dần rồi tan biến hẳn. Cảm thương tấm lòng của Vũ Nương, dân làng đã lập miếu thờ nàng ngay cạnh khóm lau, nơi nàng ngồi than thở trước khi trầm mình xuống Hoàng Giang.

Một số bài văn mẫu cho bài viết số 3 lớp 10 đề 2

Bài văn mẫu 01

Trời đã tối, cửa sổ mọi nhà đều sáng rực ánh đèn và trong phố sực nức mùi ngỗng quay. Giây phút đón giao thừa sắp đến. Vậy mà chúng tôi vẫn cùng cô bé tội nghiệp rong ruổi qua từng con phố. Chúng tôi tự nhủ hãy nằm yên, nằm yên và cầu nguyện để tất cả chúng mình sẽ đi về nhà ai đấy. Chỉ có vậy và chỉ có vậy thôi, cô chủ mới được về nhà để đón Tết trong ấm cúng.

Thế nhưng thật oái oăm thay. Đêm ba mươi, ai còn đi mua diêm làm chi nữa. Giờ này họ đã yên ổn cả rồi. Họ đang ngồi bên lò sưởi và chờ đến giờ phá cỗ. Chúng tôi biết vậy và cả cô chủ nhỏ tội nghiệp của chúng tôi cũng thế. Nhưng cô vẫn cứ đi, lang thang trong rét mướt và hy vọng. Niềm hy vọng ấy trong cái đêm nay thật quá nhỏ nhoi. Vậy mà nó chỉ chực chờ để tan biến mất.

Trời đã về khuya. Và chúng tôi cảm thấy đôi bàn tay của cô chủ đang cứng lại. Cô dừng lại và ngẫm nghĩ về một điều gì đó. Bỗng đột nhiên, cô rút một trong số chúng tôi ra và quẹt sáng. Anh bạn của chúng tôi bén lửa rất nhanh loáng qua rồi biến đi trên nền than hồng rực. Chúng tôi không biết cô bé nghĩ gì nhưng ánh mắt cô bé rất vui và hình như miệng cô còn ánh lên cả một nụ cười thì phải.
Cô bé duỗi chân ra nhưng đờ đẫn nhìn que diêm vụt tắt. Cô lại bần thần và suy nghĩ hồi lâu. Chắc cô bé đang lo không bán được diêm, về nhà sẽ bị cha chửi mắng.

Thế rồi, mạnh mẽ hơn, cô lại quẹt lửa anh bạn thứ hai. Lửa lại cháy và sáng rực. Ánh mắt cô bé lại vui lên. Khuôn mặt đỏ hồng rạng rỡ. Nhưng không đầy một phút sau, anh bạn tôi vụt tắt. Trước mặt cô bé chỉ còn là những bức tường lạnh lẽo, dày đặc, tối tăm. Phố xá vẫn vắng teo và lạnh buốt. Tuyết phủ trắng xóa, gió bấc vi vu và mấy người khách qua đường quần áo ấm áp vội vã đi đến nơi hò hẹn.
Cô chủ không còn nghĩ về cha. Cô không còn sợ. Cô quẹt thêm một que diêm nữa. Lần này cảm giác như anh bạn của chúng tôi bốc cháy lâu hơn. Niềm vui cũng dừng lại trên khuôn mặt của cô chủ tôi lâu hơn đôi chút. Không biết lúc này cô bé đang nghĩ đến cái gì, đến cây thông Nô-en hay đến người bà yêu quý.

Cô bé lại quẹt thêm một que diêm nữa. Một ánh sáng xanh tỏa ra xung quanh. Cô bé cười và reo lên hạnh phúc:
– Bà ơi! Cho cháu đi với! Cháu biết rằng diêm tắt thì bà cũng biến đi mất như lò sưởi, ngỗng quay và cây thông Nô-en ban nãy. Nhưng xin bà đừng bỏ cháu ở nơi đây. Trước khi bà về với Thượng đế chí nhân, bà cháu ta đã từng sung sướng biết nhường nào. Dạo ấy bà từng chủ cháu rằng nếu cháu ngoan ngoãn, cháu sẽ được gặp lại bà. Bà ơi! Cháu van bà, bà xin với Thượng đế chí nhân cho cháu về với bà. Chắc Người không từ chối đâu.

Anh bạn thứ tư của chúng tôi vụt tắt. Thế là cái ảo ảnh rực sáng trên khuôn mặt cô chủ nhỏ cũng biến mất luôn. Nhưng cô bắt đầu lôi ra tất cả chúng tôi và quẹt sáng. Dường như cô chủ của chúng tôi đang muốn níu kéo một điều gì. Chúng tôi nối nhau chiếu sáng như giữa ban ngày. Và chúng tôi nhận ra trên khuôn mặt kia đang nở ra một nụ cười mãn nguyện. Một xó tường bỗng vụt sáng lên nhưng cũng chỉ một phút sau nó lại trở về với cái tối tăm lạnh lẽo. Chúng tôi đã thắp lên những tia sáng cuối cùng còn cô chủ của chúng tôi thì bỗng nhiên gục xuống. Có lẽ cô mệt quá. Cô đã không ăn và không nghỉ suốt những ngày qua nên chắc bây giờ đang đói lả. Chúng tôi thương cô chủ quá và cầu mong sao cho đêm giao thừa qua thật là nhanh.

Sáng ngày mùng một, tuyết vẫn phủ kín mặt đất, nhưng mặt trời lên, trong sáng và chói chang trên bầu trời xanh nhợt. Chúng tôi – những que diêm còn sót lại trong túi của cô chủ đêm qua bỗng nghe thấy tiếng gọi của một người phụ nữ:
– Cháu bé ơi! Cháu bé ơi! Cháu là con cái nhà ai mà ra nông nỗi thế này.
Người đi đường cũng bắt đầu xúm lại. Họ tò mò đoán và ngắm nghía cô gái có đôi má hồng và đôi môi đang cười mỉm nằm giữa những bao diêm, trong đó có một bao đã đốt hết hẳn. Người đàn bà khi nãy rẽ đám đông ra để chen vào. Tay bà mang theo một cốc sữa đang còn nóng và một chiếc áo lông cừu đang còn mới. Uống một cách khó khăn vài ngụm sữa, cô chủ đã mơ màng tỉnh lại. Mấy người đàn ông giúp người phụ nữ đưa cô chủ về một ngôi nhà nhỏ rồi họ tản mác đi chơi. Bây giờ cô chủ đã tỉnh hẳn và đang ngồi bên lò sưởi.
– Cháu cảm ơn bà! Cô chủ nói.
Người phụ nữ nhanh nhảu đáp:
– Không có gì đâu cháu ạ! Nhìn cháu ta đã đoán ra tất cả mọi việc rồi. Ta cũng buồn như cháu. Trước đây ta cũng có một cô cháu gái nhưng Thượng đế chí nhân đã rước nó đi. Giờ ta gặp cháu đâu phải chăng là Thượng đế thương ta mà trả cho ta đứa cháu. Ta tuy nhỏ nhưng rất rộng lòng thương. Nếu cháu muốn, cháu có thể ở đây với ta làm bạn.

Cô bé không đáp lời người phụ nữ. Mắt cô bé rưng rưng nhìn những bông tuyết đang rơi trắng xóa ngoài khung cửa. Nhưng rồi bỗng nhiên cô quay lại, sà vào vòng tay âu yếm của người thiếu phụ và nức nở: Bà ơi! Bà ơi! Bà thương cháu mà trở về với cháu thật hay sao!

Bài văn mẫu 02

Đêm giao thừa, mọi người sum họp dưới mái ấm gia đình để cùng nhau tiễn đưa năm cũ, đón chào năm mới trong không khí thiêng liêng, ngập tràn hạnh phúc. Riêng cô bé mổ côi mẹ, đầu trẩn, chân đất, váy áo phong phanh, bụng đói meo đang dò dẫm trong bóng tối. Suốt ngày hòm nay, cô bé chẳng bán được bao diêm nào cả. Cô sợ về nhà, người cha tàn nhẫn sẽ đánh đòn.

Lúc này, quang cảnh xung quanh đẹp đẽ, ấm áp lạ thưởng. Cửa sổ mọi nhà đểu sáng rực ánh đèn và trong phố sực nức mùi ngỗng quay. Những hình ảnh ấy gợi cho cô bé nhớ lại năm xưa được đón giao thừa cùng bà nội trong căn nhà xinh xắn có đầy dây thường xuân bao quanh. Nhưng rổi những tai họa liên tiếp xảy ra khiến gia đình cô tan nát.

Cô bé đói và rét lắm! Giờ đây, cô ngồi nép trong một góc tường, giữa hai ngôi nhà để tránh những cơn gió rét như roi quất vào da thịt. Cô không muốn về nhà, vì ở nhà thì cũng vẫn đói rét như ở ngoài đường. Hai cha con cô bé sống trên căn gác sát mái và mặc dầu đã nhét gỉẻ rách vào các khe hở lớn trên vách, gió vẫn thổi rít vào trong nhà.

Giữa đêm cuối năm buốt giá, cô bé lủi thủi một mình với chiếc giỏ đựng diêm vẫn còn nguyên. Đôi bàn tay nhỏ xíu cứng đờ vì lạnh. Cô ao ước được sưởi ấm, dù một chút thôi, bằng những que diêm. Cô rút một que diêm, tôi rơi ra theo, nằm ngay trên mặt giỏ. Cô bé quẹt que diêm vào tường, que diêm bén lửa thật là nhạy. Ngọn lửa lúc đầu xanh lam, dần dần trắng ra, rực hồng lên quanh que gỗ, sáng chói trông đến vui mắt.
Ngọn lửa soi tỏ niềm vui sáng ngời trong đôi mắt xanh tuyệt đẹp của cô bé tội nghiệp. Hơ bàn tay trên que diêm cháy sáng rực như than hồng, cô bé tưởng như đang được ngồi trước một lò sưởi bằng sắt có những hình nổi bằng đổng bóng nhoáng, Trong lò, lửa cháy nom đến vui mắt và tỏa ra hơi nóng dịu dàng. Cô bé nghĩ: “Chà! Khỉ tuyết rơi phủ kín mặt đất, gió bấc thổi hun hút, trong đêm đông rét buốt mà được ngồi hàng giờ như thế trước một lò sưởi thì khoái biết bao!”.

Nhưng cô bé vừa duỗi chân ra thì ngọn lửa vụt tắt. Que diêm đã tàn hẳn. Hình ảnh lò sưởi cũng biến mất. Cô bé bần thần nhớ ra rằng cha bắt mình đi bán diêm. Vậy mà! Một thoáng sợ hãi vụt qua trong óc cô bé.
Những hình ảnh đẹp đẽ do cô tưởng tượng ra khi ngắm nhìn ngọn lửa ở đầu que diêm thứ nhất cháy sáng rực đã lôi cuốn, thúc giục cô bé đốt que diêm thứ hai. Cô muốn được tiếp tục sống trong thế giới kì diệu ấy. Trước ánh lửa bập bùng, bức tường như biến thành một tấm rèm bằng vải màu. Cô bé nhìn thấu vào tận trong nhà. Bàn ăn đã dọn, Khăn trải bàn trắng tỉnh, trên bàn toàn bát đĩa bằng sứ quý giá và có cả một con ngỗng quay. Nhưng điểu kì diệu nhất là ngỗng ta nhảy ra khỏi đĩa và mang cả dao ăn, nĩa cắm trên lưng, tiến về phía cô.
Một ngọn gió ào qua, que diêm phụt tắt. Trước mặt cô bé vẫn là bức tường xám xịt và lạnh lẽo. Những ảo ảnh tươi đẹp chỉ hiện ra trong giây lát, còn cái đói, cái rét và bóng tối vẫn vây bủa, hành hạ cô bé đáng thương.

Tuy vậy, cô bé vẫn không ngừng ao ước. Cô muốn đêm Giáng Sinh mình cũng có một cây thông Nô-en thật lớn, trang trí lộng lẫy. Cô quạt que diêm thứ ba. Bỗng nhiên, một cây thông giống y như thế hiện ra trước mắt cô. Hàng ngàn ngọn nến sáng rực, lấp lánh trên cành lá xanh tươi. Rất nhiều bức tranh màu sắc rực rỡ như những bức tranh bày trong các tủ kính cũng hiện ra, đẹp tuyệt vời! Que diêm vụt tắt. Xung quanh cô bé vẫn là những bức tường lạnh lẽo và đêm tối. Cô chợt nghĩ đến người bà hiền hậu rất yêu thương cô. Nhưng ? bà dã mất rồi! Cô muốn được gặp bà biết bao!

Cô bé tiếp tục bật que diêm thứ tư. Người bà kính yêu hiện ra trong ánh lửa lung linh với nụ cười hiền hậu. Cô bé tha thiết năn nỉ: “Bà ơi! Bà cho cháu đỉ theo với! Cháu biết que diêm này mà tắt thì bà cũng sẽ biến mất như lò sưởi, ngỗng quay và cầy thông Nô-en lúc nãy; nhưng xin bà đừng bỏ cháu ở nơi này! Trước đây, lúc bà chưa về với Thượng đế chí nhân, bà cháu ta đã từng sung sướng biết bao! Dạo ấy, bà đã từng nhủ cháu rằng nếu ngoan ngoãn, cháu sẽ được gặp lại bà. Bà ơi! Cháu van bà, bà xin Thượng đế chí nhân cho cháu được về với bà. Chắc Người không từ chối đâu!”.

Que diêm cháy đến tận đầu ngón tay cô bé, nóng bỏng. Ngọn lửa đã tắt và ảo ảnh rực sáng trên khuôn mặt cò bé cũng biến mất.
Lần thứ năm, cô bé quẹt tất cả những que diêm còn lại trong bao. Cô muốn níu kéo bà để được bà cho.đi theo đến một thế giới không còn đói rét và đau khổ. Các que diêm nối nhau cháy sáng như ban ngày. Chưa bao giờ cô bé lại thấy bà mình to lớn và đẹp lão như lúc này. Bà nhẹ nhàng cầm lấy tay cô bé rồi hai bà cháu cùng bay vút lên cao, cao mãi. Chẳng còn đói rét, đau buồn nào đe dọa họ nữa. Họ đã về chầu Thượng đế.
Sáng hôm sau, mọi người vui vẻ kéo nhau ra đường đón mừng năm mới. Rổi vài người phát hiện ra một cô bé có đôi má hồng hào và đôi môi đang mỉm cười. Cô bé đã chết vì giá rét trong đêm giao thừa. Họ bảo nhau: “Con bé đã đốt hết một bao diêm. Chắc nó muốn sưởi cho ấm”. Một òng khách nhặt que diêm còn sót lại rơi trên nắp giỏ, nói lớn: “Ô! Nó bỏ sót một que đây này !”. Vâng! Que diêm đó chính là tôi. Vì thế mà tôi đã chứng kiến đầu đuôi câu chuyện về cô bé bán diêm vô cùng đáng thương ấy.

Bài văn mẫu 03

Đó là một đêm cuối năm đầy rét mướt với hơi sương phủ ngập, vậy mà chúng tôi vẫn lang thang trên phố trong chiếc giỏ của cô bé tội nghiệp. Lúc này, đường phố đã dần thưa thớt ít người qua lại, ánh đèn sáng rực từ cửa sổ chiếu xuống lòng đường và mùi ngỗng quay lan tỏa khắp nơi. “Thời khắc giao thừa sắp đến rồi mà sao cô chủ vẫn chưa về nhà nhỉ?” Ai nấy trong chúng tôi đều có cùng suy nghĩ về điều đó nhưng chỉ biết nằm im bất động và cầu nguyện rồi ai cũng sẽ được người tốt bụng nào đó mua và mang về nhà để đón năm mới trong sự ấm cúng.
Lời cầu nguyện của chúng tôi có lẽ sẽ không trở thành sự thật. Bởi đêm ba mươi thì còn ai ra đường để mua diêm làm gì nữa cơ chứ? Giờ này mọi người đã sum vầy bên gia đình, thưởng thức bữa ăn cuối năm bên cạnh lò sưởi ấm áp và đón chờ năm mới đến. Tất cả mọi người trong chúng tôi ai cũng hiểu điều đó và chắc hẳn cô chủ nhỏ bé của chúng tôi cũng biết điều đó. Nhưng bước chân của cô không ngừng lại mà vẫn đi mãi, lang thang trong gió rét với một niềm hi vọng đang dần chìm vào vô vọng. Niềm hi vọng đang dần biến mất và thay vào đó là vẻ mặt lo lắng dẫn hiện rõ trên gương mặt của cô bé tội nghiệp. Không gian xung quanh đang dần chìm vào tĩnh lặng bởi tiếng bước chân người đi bộ đang thưa dần. Mùi ngỗng quay càng lúc càng đậm hơn khiến bước chân cô gái nhỏ nhanh hơn. Qua khe hở của bao diêm, chúng tôi thấy sự tuyệt vọng đã bắt đầu hiện rõ hơn trên đôi mắt cô chủ. Có lẽ, khung cảnh xung quanh gợi lại trong cô những kỉ niệm mà cô vẫn hằng mong chúng sẽ trở thành sự thật. Cô nhớ lại năm xưa cũng được đón giao thừa cùng bà nội hiền hậu ở nhà. Nhưng thời gian hạnh phúc của cô bé thật ngắn ngủi khi thần chết đã cướp người bà của em đi mất. Từ khi gia sản tiêu tan, gia đình em phải lìa xa ngôi nhà xinh xắn có dây trường xuân bao quanh để đến một xó tối tăm. Hằng ngày, cô bé phải nghe những lời mắng nhiếc thậm tệ của người bố vì tù túng mà trở nên thô bạo. Em không còn được chăn ấm nệm êm, không còn những bữa ăn ngon mà thay vào đó là hoàn cảnh đáng thương.
Đêm đã về khuya, đôi bàn tay nhỏ bé của cô chủ như đang dần tê cứng lại. Tiếng bước chân của cô chậm rãi và dừng lại ở góc của hai ngôi nhà trên phố. Thoáng một suy nghĩ hiện trên nét mặt, cô đang suy ngẫm về điều gì đó. Lặng lẽ ngồi xuống, bỗng cô rút một trong chúng tôi và quẹt qua cọ trên bao diêm. Anh bạn của tôi nhoẻn miệng cười như được tự do, bén lửa rất nhanh và vụt tắt để lại đốm than hồng rực trên thân diêm. Chúng tôi không biết được cô chủ đang nghĩ về điều gì, nhưng trong ánh mắt của cô chủ ánh lên một niềm vui và hình như cô cũng hé nở nụ cười. Thấy vậy, chúng tôi cũng bớt đi một phần nào đó lo âu. Nhưng lại đầu một nỗi khó hiểu khác khi cô duỗi chân ra, đờ đẫn khi nhìn que diêm vừa vụt tắt. Nét mặt hiện lên suy nghĩ của cô bé, một hồi sau chúng tôi mới hiểu rằng, nếu như cô chủ không bán được chúng tôi cho ai đó lúc trở về sẽ bị cha mắng chửi. Thở dài một hơi, cô lại quẹt tiếp một anh bạn thứ hai của chúng tôi. Que diêm vừa sáng thì mắt cô lại ánh lên một niềm vui mới. Khuôn mặt cô đỏ hồng rạng rỡ, nhưng khi que diêm vừa tắt cô lại hụt hẫng như trước. Lúc này phố xá đã vắng tanh và lạnh ngắt không còn tiếng bước chân qua lại nữa. Trong tiếng thở dài của cô, chúng tôi dường như biết được điều cô đang suy nghĩ. Cô nghĩ rằng những trận đòn không thể tránh được khi trở về nhà như những hôm trước rồi cũng sẽ đến. Chúng tôi thường xuyên chứng kiến điều đó nên không quá khó để nhận ra qua nét mặt của cô gái tội nghiệp. Chợt cô ngừng suy nghĩ và rút que diêm tiếp theo, nhưng lần này cảm thấy như anh bạn của tôi cháy lâu hơn. Không biết cô đang nghĩ về điều gì, nghĩ đến cây thông nô-en với những ngọn nến sáng rực hay điều gì? Khi anh bạn của tôi vừa vụt tắt thì cô lại rút ra một que diêm nữa và quẹt chúng lên. Khi ánh sáng xanh từ anh bạn tôi bừng cháy thì cô bé bỗng cười và reo lên:
– Bà ơi! Bà cho cháu đi theo với! Cháu biết rằng diêm tắt thì bà cũng biến mất như lò sưởi, ngỗng quay và cây thông Nô-en lúc nãy. Cháu xin bà, đừng bỏ cháu ở đây! Trước kia, khi bà chưa về với Thượng đế chí nhân, bà cháu ta đã từng hạnh phúc biết bao. Dạo ấy, bà đã từng bảo cháu rằng nếu ngoan ngoãn, cháu sẽ được gặp bà. Bà ơi! Cháu van bà, bà xin với Thượng đế cho cháu được về với bà! Chắc Người không từ chối đâu!
Khi anh bạn thứ tư của chúng tôi vụt tắt thì ảo ảnh trên khuôn mặt cô bé cũng vụt tắt theo. Cô bắt đầu lôi chúng tôi ra khỏi bao nhanh hơn và quẹt liên tục. Dường như cô đang cố níu giữ điều gì đó để chúng không vụt mất. Lúc này chúng tôi thấy trên khuôn mặt cô là nụ cười mãn nguyện như thể cô đã thỏa lòng mong ước. Chỉ trong chốc lát, không gian bỗng dưng tối tăm và lạnh lẽo hơn bao giờ hết. Chúng tôi không còn thấy cô lôi những anh bạn khác ra khỏi vỏ và quẹt nữa. Chỉ thấy mờ mờ trong bóng tối, hình như cô chủ đã gục xuống mặt đường. Chúng tôi cảm nhận được hơi thở yếu ớt của cô gái tội nghiệp, bởi những này qua cô không được bữa ăn no và không ngừng suy nghĩ làm sao để bán được chúng tôi. Chúng tôi cảm thấy thương cho cô chủ của mình nhiều hơn và mong sao đêm giao thừa sẽ trôi qua thật nhanh.
Sáng mồng một, khi mặt trời vừa ló dạng, chúng tôi thức dậy bởi ánh nắng sớm mai. Nhìn xung quanh chúng tôi chỉ thấy toàn màu trắng phủ bởi tuyết. Bỗng có giọng của một người người phụ nữ đang nhẹ nhàng gọi cô chủ với những cái lạy nhè nhẹ.
– Này cháu ơi! Cháu là con cái nhà ai sao lại nằm ở đây thế này?
Những người đi đường cũng bắt đầu xúm lại, nhiều người tò mò hỏi chuyện và không ngừng ngắm nghía cô gái bé nhỏ với cặp má hồng và đôi môi đang mỉm cười nằm giữa những que diêm đã cháy. Sau những cái lay người của người phụ nữa, cô chủ của chúng tôi vẫn không đáp lại. Người phụ nữ liền áp má lên người cô và cảm nhận thấy hơi thở của cô rất yếu. Không suy nghĩ thêm, bà lập tức bòng cô chủ và không quên nhờ người bên cạnh mang theo giỏ xách nơi chúng tôi đang nằm theo. Khoảng mươi phút sau, chúng tôi được đặt trên một cái kệ gần một cái giường được trải nệm trắng tinh. Phía bên kia có một chiếc lò sưởi đang được đốt cháy rực. Tiếng nói chuyện loạn nhịp như thể đang có điều gì đó rất cấp bách xảy ra. À thì ra họ đang cố gắng để giúp cô chủ của chúng tôi hồi tỉnh lại.
Mãi đến một giờ sau cô chủ của chúng tôi mới mở mắt ra và bắt đầu với giọng nói yếu ớt khi nhìn thấy người phụ nữ đang ngồi cạnh bên:
– Cháu đang ở đâu vậy ạ?
Người phụ nữ đáp lại:
– Cháu hãy nghỉ ngơi cho khỏe đi rồi hẳn nói. Ta thấy cháu nằm bất tỉnh ở góc phố nên đưa cháu về đây.
– Cháu… Cháu cám ơn cô ạ!
– Không có gì đâu! Đợi ta lấy cho cháu ly ngũ cốc nóng nhé.
Nói rồi người phụ nữ vụt đứng dậy không cần nghe những lời nói yếu ớt của cô chủ đang cố gắng.
Chỉ vài giây sau, người phụ nữ trở lại với ly ngũ cốc trên tay và đỡ cô chủ dậy để uống từng ngụm. Sau khi được dùng điểm tâm, tình trạng của cô chủ khỏe hơn, cô bắt đầu kể mọi chuyện cho người phụ nữ nghe. Đến khi kết thúc câu chuyện, trên gương mặt hiền hậu của người phụ nữ đã hai dòng nước mắt với sự thương cảm nhìn vào cô bé.
– Hãy ở lại đây với cô, cô sẽ giúp cháu vượt qua những nỗi khổ này và cho cháu một cuộc sống tốt hơn. Hãy nhận ta làm mẹ của con!
Cô bé không đáp lại lời người phụ nữ mà ôm chằm lấy bà khóc. Trong tiếng nấc thút thít cô nói “Con cám đấng Thượng đế đã mang người đến với con”.

Bài văn mẫu 04

Đêm giao thừa năm ấy, trên một phố nhỏ tại đất nước Đan Mạch, trời rét dữ dội, tuyết rơi trắng trên các mái nhà và ngoài đường. Có một cô bé mồ côi mẹ đầu trần, chân đất đi dò dẫm trong đêm tối. Đôi chân trần nhỏ bé đỏ ửng lên, tím bầm lại vì rét. Cô bé mang theo chiếc giỏ đựng đầy diêm và trên tay cô còn cầm them một bao diêm nữa nữa. Suốt cả ngày, em chẳng bán được bao diêm nào. Váy áo phong phanh, bụng đói meo mà cô bé vẫn phải lang thang trên đường. Chắc cô bé đói và rét lắm, bới chúng tôi là những que diêm bé nhỏ nằm trong vỏ bao mà vẫn cảm thấy rõ từng nhịp run rẩy của cô trong làn gió rét. Tuyết bám đầy tóc và xếp thành từng búp sau lưng cô bé.
Đêm giao thừa là thời điểm mọi người sum họp dưới mái ấm gia đình trong không khí đầm ấm, thiêng liêng ngập tràn hạnh phúc. Lúc này, cửa sổ mọi nhà đều sáng rực ánh đèn và trong phố sực nức mùi ngỗng quay. Qua khe hở của bao diêm, chúng tôi thấy cô bé thoáng chút bần thần. Có lẽ những hình ảnh xung quanh đã làm cho em nhớ lại năm xưa được đón giao thừa cùng bà nội hiền hậu ở nhà. Nhưng thời gian hạnh phúc của cô bé thật ngắn ngủi. Thần Chết đã đến và cướp bà em đi mất. Gia sản tiêu tán, gia đình cô bé phải lìa xa ngôi nhà xinh xắn có dây trường xuân bao quanh để đến chui rúc trong một xó tối tăm. Cô bé thường xuyên phải nghe những lời mắng nhiếc chửi rủa của người cha có lẽ vì túng thiếu mà trở nên thô bạo.
Đói! Rét! Cô bé không thể cất bước chân đi tiếp được nữa. Cô ngồi nép vào một góc tường, giữa hai ngôi nhà để tránh những cơn gió rét như quất vào da thịt. Cô bé thu đôi chân vào người, nhưng mỗi lúc em càng thấy rét buốt hơn. Tuy nhiên, cô bé không thể về nhà nếu không bán được ít diêm nào, hay không ai bố thí cho đồng xu nào để đem về. Bởi nếu về, cha cô sẽ đánh đòn ngay. Thế nhưng cô bé cũng chẳng muốn về nhà, vì ở nhà thì cũng vần đói, rét như ở ngoài đường. Hai cha con cô bé sống trên căn gác sát mái nhà, và mặc dầu đã nhét giẻ rách vào các kẽ hở lớn trên vách, gió vẫn thổi rít vào trong nhà.
Giữa đêm cuối năm buốt giá, cô bé lủi thủi một mình với chiếc giỏ đựng diêm vẫn còn nguyên. Đôi bàn bàn nhỏ xíu, cứng đơ vì lạnh. Chúng tôi thương cô bé lắm nhưng không biết phải làm thế nào, vì chúng tôi chỉ là những que diêm mà thôi. À, mà sao cô bé không dùng chúng tôi để sưởi ấm một chút nhỉ? Hình như cô bé cũng đang đắn đo, lưỡng lự. Cuối cùng thì cô cũng liều quẹt diêm vào tường, que diêm – bạn tôi – bén lửa cháy ngay. Ngọn lửa lúc đầu xanh lam, dẫn dần trắng ra, rực hồng lên quanh que gỗ, sáng chói trông đến vui mắt.
Cô bé hơ đôi tay trên que diêm sáng rực như than hồng. Ngọn lửa soi tỏ niềm vui sáng ngời trong mắt xanh của cô bé tội nghiệp. Cô tưởng như đang được ngồi trước một lò sưởi bằng sắt có những hình nổi bằng đồng sáng loáng. Trong lò, lửa cháy nom đếnh vui mắt và toả ra hơi nóng dịu dàng. Tôi nằm trên giỏ cạnh cô bé cũng như thấy ấm áp hẳn lên. Cô bé thầm nghĩ: “Chà! Khi tuyết rơi phủ kín mặt đất, gió bấc thổi hun hút, trong đêm đông rét buốt mà được ngồi hàng giờ như thế trước một lò sưởi thì khoái biết bao!”
Nhưng cô bé vừa duỗi chân ra thì ngọn lửa vụt tắt. Lò sưởi biến mất. Bạn tôi đã cháy hết mình và tàn hẳn. Cô bé vẫn ngồi đó, bần thần cả người và chợt nhớ ra rằng cha cô đã giao cho em đi bán diêm. Đêm nay về nhà thế nào em cũng bị cha mắng.
Những hình ảnh đẹp đẽ do cô bé tưởng tượng ra khi ngắm nhìn ngọn lửa của que diêm thứ nhất đã lôi cuốn, thúc giục cô quẹt diêm lần thứ hai. Tôi muốn được cháy lên cho cô bé được sống tiếp trong mộng tưởng diệu kì, thế nưhng tôi đã bị rơi ra ngoài rồi! Anh bạn thứ hai của tôi bùng cháy. Trước ánh lửa bập bùng, bức tường như được biến thành một tấm rèm bằng vải màu. Cô bé nhìn thấu vào tận trong nhà. Bàn ăn đã dọn, khăn trải bàn trắng tinh, trên bàn toàn đĩa bằng sứ quý giá và có cả một con ngỗng quay. Và điều kì diệu nhất là cô bé như thấy ngỗng ta ngảy ra khỏi đĩa rồi mang theo cả dao ăn, nĩa cắm trên lưng tiến về phía mình.
Một cơn gió ào qua, que diêm phụt tắt, bạn tôi không thể cháy tiếp được nữa. Trước mắt cô bé lúc này vẫn là bức tường xám xịt và lạnh lẽo. Những ảo ảnh tươi đẹp chỉ hiện ra trong giây lát, còn cái đói, cái rét vẫn vây bủa, hành hạ cô bé đáng thương. Thực tế đã thay cho mộng tưởng. Chẳng có bàn ăn thịnh soạn nào cả mà chỉ có phố xá vắng teo, lạnh buốt, tuyết phủ trắng xoá, gió bấc vi vu và có mấy người khách qua đường quần áo ấm áp vội vàng đi đến những nơi hò hẹn, hoàn toàn lãnh đạm với cô bé bán diêm.
Tuy vậy cô bé vẫn không ngừng ao ước. Cô cũng muốn mình có một cây thông nô-en thật lớn, trang trí lộng lẫy để đón chào năm mới. Cô bé quẹt que diêm – người bạn thứ ba của tôi. Bỗng nhiên một cây thông giống y như mơ hiện ra trước mắt cô. Hàng nghìn ngọn nến sáng rực, lấp lánh trên cành lá xanh tươi. Rất nhiều bức tranh màu sắc rực rỡ như những bức tranh bày trong các tủ kính cũng hiện ra đẹp tuyệt vời. Cô bé vui sướng đưa đôi tay về phía cây thông nô-en, nhưng que diêm lại vụt tắt. Tất cả các ngọn nến bay lên, bay lên mãi rồi biến thành những ngôi sao trên trời…
“Chắc hẳn có ai vừa chết” – cô bé tự nhủ. Vì bà nội của em trước đây thường nói: “Khi có một vì sao đổi ngôi là có một linh hồn bay lên trời về với Thượng đế”. Cô bé thấy nhớ người bà hiền hậu yêu thương vô cùng. Bà mất rồi, nhưng em vẫn muốn được gặp bà biết bao!
Cô bé tiếp tục quẹt diêm vào tường, anh bạn thứ tư của tôi cháy lên và toả ra xung quanh ánh sáng xanh huyền ảo. Cô bé thấy rõ người bà kính yêu hiên ra trong ánh lửa lung linh với nụ cười hiền hậu. Cô bé reo lên rồi năn nỉ tha thiết:
– Bà ơi! Bà cho cháu đi theo với! Cháu biết rằng diêm tắt thì bà cũng biến mất như lò sưởi, ngỗng quay và cây thông nô-en lúc nãy. Cháu xin bà, đừng bỏ cháu ở đây! Trước kia, khi bà chưa về với Thượng đế chí nhân, bàc háu ta đã từng hạnh phúc biết bao. Dạo ấy, bà đã từng bảo cháu rằng nếu ngoan ngoãn, cháu sẽ được gặp bà. Bà ơi! Cháu van bà, bà xin với Thượng đế cho cháu được về với bà! Chắc Người không từ chối đâu!
Que diêm cháy đến tận đầu ngón tay cô bé, nóng bỏng. Ngọn lửa trên người anh bạn của tôi đã tắt và ảo ảnh sáng rực trên khuôn mặt cô bé cũng biến mất.
“Trời ơi! Bà đâu rồi?” – Cô bé cuống quýt nhìn xung quanh, nhưng em chẳng thấy gì ngoài bóng đen lạnh lẽo. “Hãy thắp sáng tất cả chúng tôi lên đi cô bé! Chúng tôi sẽ cháy hết mình để cô được gặp bà, được sống trong mộng tưởng diệu kì!” – Tôi cố quẫy mình trên mặt giỏ giục giã cô bé.
Lần thứ năm, cô bé quẹt diêm. Lần này, cô quẹt tất cả những que diêm còn lại trong bao như để cố níu giữ bà nội lại. Các anh bạn của tôi bùng cháy, nối nhau chiếu sáng như ban ngày. Chưa bao giờ cô lại thấy bà mình to lớn và đẹp lão như thế. Bà nhẹ nhàng cầm lấy tay cô bé rồi hai bà cháu cùng bay vút lên cao, cao mãi, đến một thế giới không còn đói rét, đau buồn nào đe doạ họ nữa. Bà cháu cô đã về chầu Thượng đế.
Sáng hôm sau, tuyết vẫn phủ kín mặt đất. Mặt trời lên, trong sáng, chói chang trên bầu trời xanh nhợt. Mọi người vui vẻ ra khỏi nhà đón mừng năm mới. Rồi vài người phát hiện ra có một em bé gái đã chết vì đói rét trong đêm giao thừa. Nhưng điều kì lạ là trong giá rét mà đôi má cô bé vẫn hồng hào và đôi môi như đang mỉm cười vậy.
Thi thể cô bé ngồi giữa những bao diêm và que diêm cháy. Mọi người bảo nhau: “Con bé đã đốt hết một bao. Chắc nó muốn sưởi cho ấm…” Một người trong số họ trông thấy tôi trên nắp giỏ, cầm lên và nói lớn: “Ồ! Nó còn bỏ sót một que đây này”, rồi ngay lập tức vứt tôi xuống đất. Mọi người thờ ơ bàn tán xì xào. Tôi xót xa thầm nghĩ: “Sao con người ta lại có thể lãnh đạm, lạnh lùng đến như vậy nhỉ?..”. Họ làm sao biết được những điều kì diệu mà cô bé đã trông thấy, nhất là cảnh huy hoàng lúc hai bà cháu bay lên để đón lấy những niềm vui đầu năm…
Vâng! Đó chính là câu chuyện về cô chủ nhỏ của tôi – cô bé bán diêm tội nghiệp trên đất nước Đan Mạch từ thế kỉ XIX. Mọi người ơi, cuộc đời ơi, hãy yêu thương con trẻ! Hãy dành cho trẻ thơ một cuộc sống bình yên và hạnh phúc! Hãy biến những mộng tưởng đằng sau ánh lửa diêm chúng tôi thành hiện thực ngọt ngào! Đó chính là khát khao mà que diêm bé nhỏ tôi muốn gửi gắm tới các bạn thông qua câu chuyện nhỏ này.

Một số bài văn mẫu cho bài viết số 3 lớp 10 đề 3

Đề bài: Đề bài : “Tôi tên là Oanh Liệt. Cái tên này cậu chủ đặt cho tôi nhờ những trận đấu oanh liệt của tôi trên các sới chọi trong làng. Vậy mà giờ đây, cậu chủ đã bỏ rơi tôi để chạy theo những trò chơi mới…”

Bài văn mẫu 01

Tôi tên là Oanh Liệt. Cái tên này là do cậu thành đặt cho tôi sau những trận thắng vẻ vang liên tiếp trên các sới chọi trong làng. Vậy mà giờ đây, cậu chủ đã bỏ rơi tôi để chạy theo những trò chơi mới.

Cứ nghĩ đến quá khứ hào hùng là tôi lại vui lên được một chút. Dạo ấy cậu Thành hãnh diện về tôi ghê lắm! Thử hỏi có con gà chọi nào ở làng đông này dám sánh với tôi? Mỗi lần cậu chủ thả tôi vào sới, tôi hiên ngang ưỡn ngực, ngẩng đầu, khoe thân hình nở nang , săn chắc. Hai chiếc cựa nhọn hoắt chĩa ngang, bộ móng sắc khiến đối thủ phải nể sợ. Trận đấu nào cũng kết thúc khá nhanh vì chỉ sau vài đòn độc là tôi đã hạ gục đối thủ. Tôi thích nghe /tiếng reo hò tán thưởng của người xem và tiếng khen âu yếm của cậu chủ. Sau mỗi trận thắng như thế, tôi lại được cậu chủ nuông chiều, săn sóc. Vì thế mà tôi tin rằng đời tôi chỉ có niềm vui chứ không có nỗi buồn. Vậy mà một sự kiện bất ngờ xảy ra làm thay đổi số phận của tôi.

Vào khoảng đầu tháng sáu, bỗng dưng anh Cu Chắt nhà ở giữa làng chở từ phố huyện về mấy cái máy chơi game. Ái chà! Của lạ đây! Chẳng thế mà đám trẻ trong làng bu đen bu đỏ, cố chen lách vào xem, mãi đến sâm sẩm tối mới giải tán. Vợ anh Cu Chắt bảo từ ngày mai, đứa nào muốn chơi thì phải có tiền.

Cậu chủ tôi cũng bị mấy cái máy kì lạ ấy cuốn hút. Ngay sáng hôm sau, cậu dốc ngược cái ống tre tiết kiệm, lấy que khều ra được mấy ngàn bỏ túi rồi rủ bạn cùng đi. Thế rồi sau lần ấy, hễ rảnh là cậu ta lại biến khỏi nhà, đến tụ tập ở nhà anh Cu Chắt để chơi game.
Cậu ấy cho tôi ăn uống qua loa và không còn săn sóc tôi kĩ càng như trước nữa. Có khỉ cả tuần, cậu chẳng xoa bóp rượu nghệ vào thân mình, vào cặp đùi võ sĩ của tôi. Vì thế mà tôi xuống sắc hẳn, mào tái nhợt, nước da cũng không còn đỏ đắn như xưa. Suốt ngày, tôi bị nhốt trong chiếc lồng để dưới gốc cây mít ở góc vườn. Sự quần quanh, tù túng khiến tôi bực bội và buồn chán.

Tôi nhớ những trận đấu sôi động đầy tiếng reo hò, cổ vũ. Tôi nhớ những buổi chiều, cậu chủ ẵm tôi trên tay đi dạo khắp làng. Tôi thèm những tiếng trầm trổ, khen ngợi: “Chà! Đẹp thật! Khỏe thật!”. “Đánh thế mới gọi là đánh chứ! Xứng danh Oanh Liệt!”. Rồi đám bạn cậu chủ năn nỉ được vuốt ve tôi, một tí thôi cũng sướng lắm rổi! Ôi, những ngày ấy sao mà vui vẻ, hạnh phúc!

Còn giờ đây, tôi thấm thía nỗi tủi thân của một kẻ bị bỏ rơi. Cậu chủ coi tôi nào có khác gì đám gà trống, gà mái và lũ gà con tầm thường chỉ biết bươi đất tìm con giun, con dế, nhặt hạt rơi hạt vãi. Không lẽ thời huy hoàng của tôi qua thật rồi sao?!
Bất giác, tôi giật mình vì tiếng gọi vang lên ngoài cổng: “Thành ơi! Ra ngoài nhà anh Cu Chắt nhé! Mau lên, tớ chờ!”. Rồi tiếng đáp: “Ừ! Tớ ra ngay đây!”. Cậu chủ chạy vụt đi. Lũ vịt nhốt trong chiếc quây bằng lưới ở đầu nhà sợ hãi kêu quàng quạc. Tôi thầm trách cậu chủ vô tâm.

Bài văn mẫu 02

Oanh Liệt là tên tôi, cái tên mà trước đây cậu chủ đã tặng cho tôi nhờ những trận đấu bất bại của tôi trên các sới chọi gà trong làng. Cái tên đó trước đây quí giá bao nhiêu, tôi tự hào và kiêu hãnh bao nhiêu, thì giờ đây, mỗi khi nghĩ đến tôi lại càng thấy buồn và thất vọng bấy nhiêu… Bởi đơn giản một lẽ là, say mê một trò chơi nào rồi cũng đến lúc chán, cậu chủ tôi cũng vậy, cậu đã bỏ tôi để chạy theo những cuộc vui mới, nơi mang lại cho cậu chủ những cảm giác mới lạ, và thế giới đó không có tôi…

Tôi sinh ra và lớn lên tại một vùng quê rất yên bình, cảnh đồng ruộng lũy tre đã rất quen thuộc với tôi, tôi cùng bố mẹ và các em sống rất hạnh phúc bên nhau cho đến khi tôi gặp cậu, cái ngày định mệnh đó đã thay đổi cả cuộc đời tôi sau này…

Hôm đó, bố mẹ dẫn tôi và các em ra phía bờ sông sau làng chơi, vì lần đầu được đi chơi xa, lại mãi lo ngắm cảnh lạ đẹp mắt mà khi nhận ra, tôi biết mình đã lạc… Hốt hoảng, tôi chạy khắp nơi chiếp chiếp gọi nhưng không thấy ai trả lời, vừa đói vừa mệt, khản giọng, tôi yếu ớt gọi những tiếng cuối cùng rồi thiếp đi trong ánh hoàng hôn cuối ngày, khi tỉnh giấc, tôi nhận ra mình đang nằm trong một cái tổ rơm ấm áp, xung quanh tôi là bao nhiêu cô gà, chú gà đang tò mò đáp trả ánh nhìn của tôi… “kéttt..” Cánh cửa chuồng mở ra, tôi giật mình nhìn tới hướng đó, ánh sáng tràn vào làm tôi chói mắt, chỉ kịp nhìn thấy một bóng người gầy gầy đang tiến lại phía mình, một bàn tay nhỏ chụp lấy tôi, tôi run run người, bàn tay còn lại đưa lên vuốt lấy người tôi, tôi mở mắt ngước nhìn gương mặt đối diện mình, đó là một cậu trai khoảng chừng 15 tuổi, cậu nhìn tôi ấm áp lắm, chính ánh nhìn đó đã làm tôi tin cậu ngay…

Kể từ đó, tôi và cậu chủ bầu bạn sớm hôm, cậu luyện tập tôi trở thành một chú gà khỏe nhất đàn, cơ bắp trên người tôi nổi lên săn chắc, mấy chú gà choi ghen tỵ với tôi cũng vì lẽ đó… Một hôm, cậu bế tôi đến một hội trong làng, từ xa tôi đã nghe thấy tiếng hò hét inh ỏi, dường như đám đông đó đang cổ vũ cho một trò chơi thú vị nào đó, cậu bế tôi chạy vào xem…

Tôi nhìn vào, thì ra là chọi gà, tôi có nghe cậu chủ nhắc đến trò này, nghe đâu là rất thú vị, cậu chủ đặt tôi xuống đất, vỗ vỗ tay vào người tôi rồi cậu cùng lũ bạn hò hét, tôi biết chắc là mình sẽ không làm cậu chủ thất vọng nên cũng đã lấy hết bình sinh mà lao vào, không dễ như tôi nghĩ, đối phương là một kẻ rất mạnh và dày dạn kinh nghiệm, hắn lao vào tôi và tấn công tới tấp, lúc đầu tôi còn sợ, tôi mất đà té lăn ra, cậu chủ thấy thế liền vỗ nhẹ vào đầu bảo tôi cố lên, gương mặt cậu tràn đầy hi vọng, tôi như khỏe hẳn ra, đứng dậy, tôi vươn đôi cánh vững chắc và lao vào hắn, tôi quyết liệt tấn công, hắn dường như cũng đã đuối sức, tôi dồn sức đá nhát cuối cùng vào ức của hắn, hắn lăn ra đất thất bại….

Cậu chủ vui mừng nhấc bỗng tôi lên, một cảm giác thật tuyệt, lần đầu tiên tôi cảm thấy cậu chủ cười vui như vậy, cậu đặt cho tôi tên Oanh Liệt vì cậu bảo tôi đã chiến đấu rất dũng cảm, tôi kiêu hãnh cất tiếng gáy thật to, mặc cho thời gian có trôi đi, mặc cho mọi điều có thay đổi, tôi chỉ muốn giữ mãi niềm hạnh phúc ngày hôm nay, lần đầu tiên trong đời tôi cảm thấy mình sống thật có ích… Từ đó về sau, cậu chủ mang tôi đến với mọi nơi trong làng, từ làng trên xóm dưới, không nơi đâu mà không nghe danh tôi, tôi trở thành tay đá cừ khôi bậc nhất nhì làng, cậu chủ ngày càng yêu tôi hơn, những tháng ngày đó, tôi sẽ không bao giờ quên được…

Nhưng tôi cũng biết, đâu có niềm vui nào là mãi mãi, và niềm vui của tôi cũng nào có ngoại lệ, khi tôi nhận ra, cậu chủ đã dường quên mất trò đá gà ngày nào, quên mất Oanh Liệt ngày nào, cậu thờ ơ với tôi, cả mấy tuần rồi không thấy cậu đâu, tôi lân la dò la thì biết được, cậu đã chạy theo lũ bạn trong làng đến với thế giới của biết bao trò chơi mới, nơi mà người ta gọi là Internet, ngày nào cậu cũng ra đó chơi, tôi đối với cậu giờ chỉ là quá khứ, đá gà với cậu lại càng là một thú vui xa vời… Tôi buồn, cô đơn và cả thất vọng, cái tên Oanh Liệt giờ với tôi cũng vô nghĩa wa’, bây giờ nào có ai cần tới tôi, còn có ai nhắc đến Oanh Liệt này đâu… Thế là tôi quyết định rời xa cậu chủ, đi đâu cũng được, nhưng tôi chắc chắn sẽ không quay lại đây, cái thế giới này đã không còn là giang sơn của tôi nữa rồi…

Lang thang cho đến cuối ngày, tôi lạc đến một dòng sông nào đó rất xa nơi cậu chủ sống, cảnh vật nơi đây quen lắm, rồi kí ức tìm về trong tôi, tôi nhớ lại gia đình mình, nhớ lại bố mẹ của tôi, nhớ lại mấy đứa em bé bỏng ngày nào của tôi… và nhớ lại cả ngày đầu tiên tôi gặp cậu chủ… Nhìn qua phía bên kia sông, tôi chỉ thấy thấp thoáng một hàng tre xanh rì rào… có phải đó là nơi tôi đến chăng…

Bài văn mẫu 03

Tôi là một chú gà chọi nổi tiếng, tôi luôn thắng trong mọi trận đấu và được mọi người biết đến với cái tên Oanh Liệt mà ông chủ đặt cho tôi. Tôi nói thế chỉ để nhắc về cái quá khứ oai phog lẫm liệt của mình mà cố quên đi cái tình cảnh tàn tạ hiện giờ – tôi bị ông chủ bỏ rơi. Nhân đây tôi sẽ kể về câu chuyện của tôi – “Cuộc đời của một chàng gà oai hùng” .

Tôi sống ở một vùng quê quanh năm nghèo đói, đất đai khô cằn, thức ăn cho con người còn khôg đủ, nhà gà chúng tôi lại càng khó khăn hơn. Chính vì thế, không muốn bị đói thì phải biết tranh giành thức ăn của nhau. Trong gia đình gà của tôi, tôi là út nên được ba mẹ thương yêu, chiều chuộng như một “hoàng tử” – đấy là tôi bắt chước theo truyện “Hoàng tử ếch” mà tôi đã từng nghe trên cái rađiô của ông hàng xóm. Những lần kiếm được nhiều thức ăn, phần lớn ba mẹ dành cho tôi, phần còn lại chia cho các anh chị của tôi. Có lẽ vì thế, trong gia đình, tôi là đứa to khỏe nhất. Được ba mẹ nuông chiều, tôi sinh tính hống hách, kiêu căng và háo thắng. Mấy cô gà trong vùng chẳng ai thích tôi mặc dù tôi khỏe mạnh và tràn đầy sức sống. Nhưng tôi có thèm để ý đâu, họ thì bao giờ mới thấy được “vẻ đẹp tiềm ẩn” của tôi chứ. Có khi tôi nghĩ rằng mình có nên làm một chuyến đi xa để tất cả mọi người đều biết tôi không.

Vậy là dự tính của tôi đã thành sự thật. Sáng hôm ấy, có 1 người đàn ông đến chỗ chúng tôi để tuyển chọn những chú gà khỏe mạnh đem lên thành phố làm gà chọi. Đúng như ý muốn, tôi cố gắng đứng tướng sao cho thật đẹp, phô ra sự mạnh mẽ của mình. Và cuối cùng, tôi là 1 trong 3 chú gà được chọn. Khỏi phải nói, tôi vui sướng đến mức nào. Thật ra lúc đó, tôi cũng chẳng biết thành phố là nơi như thế nào, chỉ nghĩ đơn giản đó là nơi tôi có thể trình diễn tài năng của mình.

Sau 1 chuyến đi dài, tôi cùng 2 anh gà được đưa đến 1 căn nhà, chắc là nhà của ông chủ mới. Nơi đây không giống như nhà tôi. Ngôi nhà này xây bằng tường hẳn hoi, còn chỗ tôi, người ta toàn ở nhà lá, nắng thì nóng, mưa thì dột, những lúc đó gia đình tôi thường rất khổ sở. Nhưng giờ thì chuyện đó chấm dứt rồi. Tôi được chăm sóc rất cẩn thận, được ăn ngon, chẳng phải lo nghĩ gì nữa. Không gian mới, niếm vui mới đã khiến tôi phút chốc quên đi hình ảnh gia đình mình.

Một thời gian ngắn sau, ông chủ bắt đầu đưa tôi đến những nơi mà con người tụ tập lại rất đông – sau này tôi mới biết gọi là trường gà, một vài người trong số họ ôm chú gà của mình trên tay. Những chú gà đó trông khỏe mạnh và lực lưỡng như tôi vậy. Sáng hôm ấy là ngày đầu tiên tôi ra trận, trước khi đi ông chủ dặn tôi bao nhiêu là điều, tôi hiểu hết mà, chỉ là không đáp trả được. Hôm đó trường gà rất đông, họ đến xem tôi – lính mới đấu với anh gà đã có chiến tích lừng lẫy 3 tháng nay. Tôi hơi lo lắng nhưng không phải là sợ hãi nhé ! Đối thủ ghê gớm thật nhưng trông tôi có kém gì nào. Tôi ngẩng cao đầu khoe thân hình săn chắc, dùng hết sức mạnh của mình dồn đối thủ vào đường cùng, không lối thoát. Trận đầu tiên ra mắt, tôi thắng oanh liệt. Và “Oanh Liệt” trở thành cái tên nhớ đời của tôi về trận đó do ông chủ đặt cho hoành tráng. Những trận sau tôi liên tiếp giành chiến thắng, nổi tiếng khắp giới chọi gà. Qua những trận thắng liên tiếp, tính kiêu căng, hống hách của tôi ngày một tăng dần. Bất kỳ nhìn thấy 1 chú gà nào, tôi đều nhìn với vẻ khinh thường. Tôi rất tự hào về bản thân mình, tự hào về sức mạnh của mình. Đó là những ngày tháng huy hoàng nhất mà tôi không bao giờ quên được.

Nhưng rồi… tôi cũng già. Đấu là lúc tôi không còn nhanh nhẹn và sức khỏe như ngày trước nữa, nhưng tôi vẫn luyện tập với ông chủ để chiến đấu tiếp. Một buổi sáng nọ, như thường lệ, ông chở tôi đến trường gà. Lần này ông chủ dặn đi dặn lại rất kỹ rằng tôi nhất định phải thắng trận này. Đối thủ lần này không có thân hình lực lưỡng như tôi, tôi chắc ăn sẽ thắng. Khi vào trận, tôi coi thường hắn, chẳng những tôi không sấn tới mà còn nhường hắn 1 bước. Hạ hắn dễ như ko ấy mà ! Nhưng không, hắn tấn công tôi liên tục, 2 chiếc cựa và bộ móng sắc của tôi giờ chẳng làm được gì. Thế đó, tôi đã thua 1 trận ê chề. Mọi người xúm vào xỉ vả tôi, những người đặt tiền vào tôi đến đá tôi mỗi người 1 phát. Đáng sợ hơn, ông chủ giận dữ bế thốc tôi lên, phóng xe như bay đưa tôi đến 1 nơi lạ rất ồn ào, mùi khó chịu bao trùm lấy nơi đây.

Thật tình cờ, tôi găp lại anh gà cùng quê, cùng được ông chủ của tôi nuôi, nhưng bây giờ anh cũng ở đây giống như tôi. Chúng tôi nhìn nhau, Bất Bại và Oanh Liệt nhưng chẳng còn như vậy nữa. Chúng tôi chỉ biết nhớ về quá khứ hào hùng ngày trước, đau đớn khi từ 1 chàng gà khỏe mạnh thành kẻ thân tàn ma dại. Tôi cứ nghĩ rằng mình sẽ nằm đây chờ ông chủ đến đón, nhưng, anh Bất Bại bị 1 người đàn ông bắt đi, tôi chỉ nghe anh thét lên 1 tiếng rồi im bặt. Tôi bắt đầu thấy sợ rồi, tôi đang nằm đây và chờ đợi 1 điều tồi tệ sẽ xảy đến với tôi như anh Bất Bại vậy.

Một số bài văn mẫu cho bài viết số 3 lớp 10 đề 4

Đề bài: Sáng tác một truyện ngắn (đề tài tự chọn, mang ý nghĩa xã hội) có tác dụng giáo dục thiết thực đối với tuổi trẻ hiện nay.

Bài văn mẫu 01

Nơi bắt đầu của tình bạn

Cha tôi vẫn luôn dạy rằng, mỗi người trên đời này, bằng cách nào mà gặp được nhau, làm quen và gần gũi với nhau là đều đã mang nợ nhau từ kiếp trước. Có lẽ đến tuổi 15, tôi mới thực sự thấu hiểu lời cha nói.

Tôi vốn là dân ở tỉnh lẻ, cuộc sống trải qua những ngày tháng vô cùng yên ả. Tuổi thơ của những đứa trẻ như tôi ở làng quê miền núi gắn liền với những chiều hè oi ả lội bờ tung tăng bên bờ sông, những ngày trời xanh ngắt và nắng óng chiếu xiên qua vòm lá bưởi và mùi hương đồng nội đặc trưng sau những mùa gặt thoang thoảng ngọt ngào. Tôi đã từng tâm niệm rằng, bất kì thời điểm nào của cuộc đời tôi cũng sẽ gắn liền với nơi này. Nhưng, một cơ duyên đưa đẩy dẫn con đường đời tôi đi theo một ngã rẽ mới. 15 tuổi tôi trở thành học sinh của trường Nguyễn Tất Thành, nghĩa là tôi phải dời đổi nơi ở từ xóm núi thanh bình xuống thủ đô Hà Nội náo nhiệt. Sự kiện này thực sự đem lại một bất ngờ lớn cho tôi. Tính cách tôi vốn mang nét ôn hòa của cha và sự khép mình của mẹ, nên việc phải rời xa gia đình không khỏi khiến tôi hoang mang, lo lắng.

– “Không! Đây sẽ là một cơ hội mới cho mình. Nơi đó chắc chắn sẽ cho mình một môi trường tốt hơn!”- tôi đã tự trấn an mình như vậy!
Cha tôi ngồi bên vỗ về tôi và khuyên rằng:
– Chẳng bao lâu là con sẽ có nhiều bạn mới. Phải cố gắng hòa nhập nhanh để học hành chứ con!
Mẹ tôi động viên thêm:
– Con ở đó được gần với bà ngoại nữa mà!
Tuy cũng nghĩ như vậy nhưng thực sự tâm trạng của tôi không khá lên được mấy. Tôi hằng hi vọng mỗi ngày có thể dài thêm một chút, tôi vẫn còn những nỗi tiếc nuối vẩn vơ với nơi này.

Bài văn mẫu 02

Vở của các con đâu

Năm tôi 13 tuổi, bố gọi tôi và hai cậu em trai vào phòng đọc sách. Tôi rất lấy làm hứng chí. Gọi là phòng đọc sách nhưng chúng tôi biết thừa nó là phòng trò chơi, nơi những “người đàn ông” thường cùng đua xe, câu cá nhựa hoặc xem phim.
– Mỗi đứa mang một cuốn vở và một cái bút tới đây! – Bố ra lệnh ngay khi chúng tôi vừa bước tới cửa phòng.
Chúng tôi đứng sững nhìn nhau lo lắng! Yêu cầu của bố nghe rất bất thường và đáng e ngại – cứ như là sắp làm bài tập ấy.
Khi đã tìm được vở và bút cho mình, quay lại “phòng chơi”, chúng tôi thấy bố đã bày sẵn bàn với ba cái ghế nhựa, kèm theo một tấm bảng lớn treo trên tường. Bố chỉ chúng tôi ngồi vào ghế nhựa, chứ không phải là cái ghế đệm bông êm ái, dù nó chỉ cách chúng tôi có một gang tay.
– Bố muốn các con phải tập trung hết sức, bố nói như một buổi kinh doanh – đó là lý do các con cần ngồi ghế nhựa, chứ không phải là ghế đệm bông!
Ngay lập tức chúng tôi rên lên:
– Mẹ đâu rồi ạ? Hay là chúng ta đợi mẹ! – cậu em út tính kế hoãn binh.
– Có lâu không ạ? – Cậu em kế tôi thở dài.
Tôi thì chỉ ngồi im lặng trên ghế nhựa cứng đơ.
– Mẹ đi chợ phải vài tiếng nữa mới về, và việc này không liên quan đến mẹ, bố nói. – Và việc này kéo dài bao lâu là tuỳ thuộc ở các con. Các con càng hợp tác thì chúng ta càng hoàn thành nhanh chóng. Hiểu không?
– Rồi ạ! Chúng tôi đáp lại uể oải.
– Từ bây giờ chúng ta sẽ có buổi học vào các sáng thứ bảy. Chỉ “những người đàn ông” chúng ta mà thôi. Bố sẽ dạy các con những gì bố đã học về cuộc sống. Đó là trách nhiệm của bố để chuẩn bị cho các con thành những người đàn ông – những người sẽ đóng góp cho cộng đồng và cho cả thế giới. Trách nhiệm này, bố thấy rất quan trọng và nghiêm túc.
Tôi ngắt lời:
– Bố sẽ dạy bọn con mọi điều về cuộc sống ạ?
– Tất cả những gì có thể.
– Nhưng như thế thì mãi mãi cũng không học hết!
– Có thể…- Bố nói nhỏ, vẻ suy nghĩ, rồi bắt đầu viết lên bảng – có thể lắm…
Trong suốt ba năm, dù khoẻ hay ốm, bố vẫn giữ đúng lịch dạy chúng tôi về kĩ năng và những ứng xử đời sống vào thứ bảy hàng tuần. Bố dạy rất nhiều: Vệ sinh cá nhân, tuổi dậy thì, các nghi thức xã giao, cách đối xử bình đẳng, sự kính trọng người già, tôn trọng những người phụ nữ, đạo đức nghề nghiệp, quản lý tiền nong, trách nhiệm với cộng đồng… Chúng tôi viết kín hết cuốn vở này đến cuốn vở khác.
Năm nay, tôi đã 16 tuổi và đã trở thành một học sinh Trung học phổ thông, những bài học đã bớt dần đi. Tôi và các em cũng đã lớn lên dần. Chúng tôi bắt đầu bận rộn và cũng bắt đầu vấp váp với những khó khăn. Những lúc ấy, chúng tôi thường ngồi lại, nghĩ tới những điều bố cho ghi trong vở ngày xa, vì những điều ấy trước đây bố đã từng nhắc tới.
Mới đây, bố gọi riêng tôi ra và nói:
– Bố sẽ dạy con đến khi con 18 tuổi, phần còn lại của “bài học” con bắt đầu phải tự gom nhặt trong cuộc sống mà thôi!
Tôi khoanh tay lễ phép:
– Thưa bố! Giờ đây con đã hiểu những việc làm của bố từ trước đến nay. Con chỉ mong sau này mỗi khi đi xa trở về, bố lại chữa những bài tập về cuộc sống hết sức phong phú này cho con.

Một số bài văn mẫu cho bài viết số 3 lớp 10 đề 5

Đề bài: Em hãy kể lại một chuyến dã ngoại mà em ấn tượng nhất.

Bài văn mẫu 01

Cuộc sống ta luôn đối mặt với những bộn bề, những khó khăn và cả những thử thách. Có những lúc ai đó sẽ nghĩ đến những phút giây chán chường. Những lúc chán nản và bỏ cuộc. Nhưng có nhiều người lại tìm đến những chuyến dã ngoại cùng người thân, những chuyến picnic với bạn bè hay đi chơi với ai đó. Và tôi – tôi tìm cho mình giải pháp thứ hai.
Đó là tìm đến những nơi thanh bình hay cảnh đẹp nào đó để thả hồn vào thiên nhiên. Lấy lại tinh thần để tiếp tục những khó khăn mới. Và chuyến đi để lại cho tôi ấn tượng nhiều nhất là chuyến về quê ngoại cùng với người mẹ dịu hiền vào dịp hè vừa rồi. Nó giúp tôi có thêm nghị lực sống và lòng can đảm khi bước vào đời.

Xa rời chốn phồn hoa đô thị. Tôi được mẹ dẫn về quê – nơi thanh bình yên ả với những lời hát ru, những câu hò thân thuộc. Tôi đã được nghe mẹ kể nhiều về nơi mẹ đã sinh ra nhưng đây là lần đầu tiên tôi được chứng kiến. Ngồi trên xe taxi, đâu đó tôi nghe thấy những tiếng gọi của lũ trẻ chăn trâu. Những tiếng à ơi quen thuộc……Xe dừng lại ngay trước nhà bà ngoại, tôi vội vàng xách vali xuống với tâm trạng thật háo hức. Tôi mong cái ngày này đã lâu và giờ đây tôi đang ở với bà. Ông mất khi tham gia cuộc kháng chiến chống Mĩ. Bà phải lủi thủi một mình. Mẹ tôi và cậu tôi thì ở thành phố. Đã nhiều lần mẹ tôi có ý định đón bà lên nhưng bà không chịu. Phải chăng bà đã gắn bó với mảnh đất này khá lâu nên bà không thể xa nó. Hay nơi đây gắn với những kỉ niệm của ông khiến bà không nỡ rời bỏ nó mà đi……Hay còn một nguyên nhân nào khác.

Bà mừng rỡ ra đón hai mẹ con tôi. Bà ở một ngôi nhà không to, không rộng như nhà tôi trên thành phố nhưng nó tạo cho tôi một cảm giác lạ lùng khó tả. Bà dẫn tôi vào và cất đồ đạc giúp tôi. Biết mẹ con tôi đi xa mệt nên bà không để tôi phải làm gì.
Mấy ngày ở nhà bà, tôi thấy mình như nhẹ nhõm hơn. Không phải bận tâm chuyện học hành, không phải nghĩ đến những lúc bạn bè cãi nhau… Và nơi đây thật sự bình yên. Không ồn ào tiếng xe cộ, tiếng còi giao thông……Mấy ngày đầu lạ lẫm. nhưng rồi tôi nhanh chóng bắt kịp nhịp sống nơi đây.

Và rồi, một ngày tôi vô tình nhìn thấy một cậu bé gần nhà tôi. người nó đen thui, hơi gầy và có vẻ rất bụi. Đó là vào buổi trưa hè nắng cháy, tôi thấy nó xách cái giỏ và đi về hướng những đồng ruộng. Tôi không biết nó sẽ làm gì và nó làm gì vào giờ này. Đến chiều mới thấy nó về. Tôi phân vân nhưng không dám đi theo. Với bản chất tò mò của một cô bé mới lớn, hôm sau tôi cố tình không ngủ trưa và xem cậu bé đó có tiếp tục việc đó không. Và mọi việc cứ tiếp diễn như ngày hôm qua. Tôi bắt đầu để ý nó và hình như buổi tối nó cũng như vậy. Bắt đầu đi từ chập tối và đến khuya mới về. Thế rồi tôi quyết định tìm hiểu về thằng bé này. Nó bảo, nhà ở gần bên. Nó bằng tuổi tôi nhưng sao tôi thấy nó bé thế. Nó thấp và nhỏ hơn tuổi của nó nhiều. Nhà nó nghèo, bố mất từ sớm, mẹ không có khả năng lao động vì bệnh tật liên miên. Nó học giỏi lắm nhưng không đủ tiền để đi học. Suốt ngày nó phải ra đồng mò cua bắt ốc để kiếm tiền nuôi mẹ. Ai thuê nó làm gì nó cũng làm. Một lần, tôi bắt gặp nó ngồi dưới gốc đa đầu làng. Tôi mạnh dạn lại làm quen và bắt đầu trò chuyện. Thấy nó lạnh lùng thế mà sao bắt chuyện có vẻ thân thiện ghê. Phải chăng tại sự lam lũ của nó khiến cho khuôn mặt nó xám nắng và khó nhìn. Dần dần, tôi bắt đầu thân với nó. Và hình như nó cũng khá hiểu tôi. Một tuần rồi hai tuần. Mỗi lúc buồn nó lại ngồi ở gốc cây đa và tôi lại trò chuyện với nó. Không biết tự lúc nào tôi thấy thương nó vô cùng. Có những lúc tôi chợt động lòng, nhỏ những giọt nước mắt khi thấy nó làm lụng vất vả. Một lần, tôi hỏi nó có muốn đi học không? Nó im lặng nước mắt bỗng ứa ra. Rồi mỉm cuời đáp: ”Sống cho qua ngày đã rồi tính tiếp”. Tôi lặng người, nhìn nó. Nhìn vào con mắt nó, tôi biết nó muốn đi học lắm nhưng không dám nói ra. Tôi cũng chẳng biết làm gì vì hiện tại tôi cũng chỉ là một đứa học sinh đang phụ thuộc vào gia đình. Tôi chỉ biết tâm sự và động viên nó những lúc nó cần. Quan tâm nó những ngày tôi về quê ngoại. Thời gian bỗng trôi thật mau từ khi tôi quen và thân nó. Thế là đã gần 1 tháng tôi về quê. Rồi bất thình lình mẹ bảo ngày mai thu dọn hành lý chuẩn bị về. Bố đi công tác và cần có người ở nhà. Thế là đột xuất tôi và mẹ phải về. Về để kịp cho bố đi công tác. Tôi buồn và ước ao níu kéo được thời gian ở lại. Tôi muốn muốn nhiều lắm nhưng có lẽ chẳng làm được gì.

Ngày mai tôi phải về. Tối hôm ấy, tôi không sao ngủ được.. nằm trằn trọc rồi nghĩ về tương lai của thằng bạn mới quen. Mới quen thôi nhưng nó thân quá! Nước mắt lại chảy ra. Tôi nghĩ miên man. Rồi nhắm mắt lúc nào không hay. Sáng thức dậy, mẹ đã chuẩn bị mọi thứ. Kể cả taxi mẹ cũng gọi và khoảng hai tiếng nữa là xe đến. Tôi bỏ lại hành lí và qua nhà tìm nó, thấy mẹ nó đang cố gượng quét cho xong cái nhà. Tôi hỏi, mẹ nó bảo nó đã ra đồng từ sớm. Tôi bồn chồn và không biết tìm nó ở đâu! Chẳng lẽ tôi và nó sẽ kết thúc thế này!

Tôi buồn bã quay về nhà để kịp chuyến đi. Taxi đến! Mẹ xách va li và một số quà bà gửi. Tôi thẫn thờ bước ra xe. Cứ ngỡ rằng sẽ chẳng thể nào gặp lại thằng bạn đáng thương ấy nữa. Nhưng rồi, đằng xa, tôi thấy một bóng hình quen thuộc đang chạy về phía tôi. Ừ! Là nó. Đúng! Chính xác là nó. Nó đi đâu mà giờ mới chịu về. Thấy nó, tôi mừng khôn xiết. Thế là tôi vẫn được gặp nó lần cuối rồi!! Nó cầm tay tôi, đưa cho tôi một con ốc nhỏ. Nó bảo đó là con ốc mà nó luôn giữu bên mình. Nó chẳng biết cho tôi cái gì để làm kỉ niệm. Cũng chẳng biết tới lúc nào hai đứa sẽ gặp nhau. Nó bảo chưa bao giờ nó có bạn và tôi là người bạn đầu tiên. Tôi chẳng biết nói gì, vội nhét cho nó tờ giấy ghi địa chỉ nhà tôi và bảo nó cố giữ liên lạc. Tôi cố gắng nén nước mắt mình lại để nó không khóc. Đằng kia mẹ đang giục………

Trên suốt quãng đường về nhà, tôi luôn ở trong tâm trạng. Nếu không có chuyến đi này, chắc sẽ chẳng bao giờ tôi gặp được thằng bạn tốt như thế! Sẽ chẳng bao giờ tôi hiểu được sự vất vả, lam lũ của những con người nơi thôn quê. Và đặc biệt là những đứa con sinh ra trong gia đình nghèo khó. Từ nhỏ tôi chỉ biết sống trong sự no đủ, trong tình thương của bố mẹ. Vì thế chẳng bao giờ tôi hiểu và thấu nỗi khổ đau của bao con người khổ cực. Nhưng gì mà họ gánh phải thật sự quá sức chịu đựngc của 1 con người. Nghĩ về nó, tôi lại thấy buồn. Từ nhỏ, nó đã mất bố, mẹ không thể nuôi nó ăn học tử tế nhưng nó luôn sống lạc quan và nuôi người mẹ bệnh tật. Đúng là một nghị lực sống, một tấm gương chẳng đâu xa lạ. Chẳng cần nghe ai kể mà là tôi đã chứng kiến.

Tôi thấy mình sao thật may mắn khi được sống trong ngôi nhà này. Có tình thương có nụ cười của bố mẹ mỗi ngày. Được ăn học tử tế và sống sung sướng. Chẳng mấy khi tôi phải lo nghĩ đến kinh tế gia đình. Và qua chuyến đi, nó – Bảo đã tiếp thêm sức mạnh cho tôi. Tiếp thêm nghị lực sống để tôi sống yêu đời hơn. Những khó khăn của tôi chẳng là gì so với nó. Bát cơm tôi ăn là do bố mẹ kiếm ra nhưng nó thì khác. Nó tự kiếm ra bàn sức lao động của mình, không biết sau này nó có tìm đến tôi theo địa chỉ mà tôi ghi không nữa. Nhưng dù sao, tôi vẫn cầu nghuyện cho nó và ước cho tôi đc gặp nó thêm một lần nữa.
Còn các bạn, các bạn nghĩ gì về câu chuyện trên!

Trên đây là bài tập làm văn bài viết số 3 lớp 10, chúc các bạn làm tốt bài văn của mình!

Nguyễn Văn Vinh

Chào tất cả các bạn! Mình là Nguyễn Văn Vinh – làm việc tại trung tâm giáo dục BÀI TẬP LÀM VĂN. Rất mong được các bạn ủng hộ!

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button