lucky 31 bet calculator gam88. us ban trung khung long no hu 79 apk cách xem đá gà thomo trực tiếp panda slots ivibet review s s m b V9bet.com kết quả vòng loại euro hôm nay vua bắn cá club Rút Tiền K8viet Video soi kèo nhà cái v9bet vip bandar55 sopi88 negaraqq Maxim88 là gì M88 Đại gia đấu bài địa chủ phiên bản mới 2021 keochinh Phân tích Xổ Số Bạc Liêu ngày 15 77win com raja29 kết quả copa america 2021 HOME4D olxtoto 44 login link truy cập 188bet list iptv fpt code blox fruit Queen 79 Game Bài Qh88 juventus vs arsenal Game Zowin Game Bài K88 bk888 one Fun88 trong vài phút tài xỉu ăn tiền lucky nova casino recension XỔ SỐ LONG AN BỐN ĐÀI nexus thất thủ fb88 com vn floxitoto new 88 xrtoto Slot gacor deposit dana kết quả xổ số đài cần thơ bắn cá 2d sbobet login link alternatif Casino Trực tiếp bwing88 tesla338 asiaking168 w88 tang 50k asian odds 88 cầu lô miền bắc đẹp nhất hôm nay jili k3 register web cờ bạc online xem kết quả xổ số hôm nay miền nam slots casino games hom nay danh de con gi bonus4d kết quả xổ số 30 ngay Trực tiếp Xổ Số phú yên ngày 25 BONGDALU.VIP 1 for88 Đa dạng jaya poker euro 2008 team of the tournament win688 casino SỔ KẾT QUẢ XỔ SỐ MIỀN BẮC CAKHIA6.LINH Trang web chính thức của xổ số 903 Tải về ket qua afc champions league 2021 soi cau miễn phí 888 SULTANTOGEL88 lich u19 dong nam a dewa688 XSCHU NHAT VN138BET ken88 bet kubet6125 fb88 ban ca Lixi88 có Rút Tiền Wewin bài bull bull tính toánBò slipped Fun88 tải về vn86 Nohu68 Game Bài Fa88 Apk soi cầu dự đoán xsmb chính xác 100 vip Sunwin 88 Game Bài Offline Cho Pc fair play online casino đá gà c1 trực tiếp Massage Kich Duc sv368.ong xổ số tây ninh 25 tháng 8 singaporepools go86 trực tuyến vnvs288 xác suất trúng vé số miền nam quaythu xsmn game nổ hũ đổi tiền mặt cách chơi baccarat luôn thắng 988BET Kho Báu Thần Long 3 M toto 666 sao không rút được tiền go88 tun88 club CHAT79 CLUB sunwin xóc đĩa gudanggame M88 Doying Đăng ký Tải về Richvip Tặng Code Xsnn Lừa Đảo bawns cas h5 Fabet sập OJEK4D viet sex link vào one88 Dự Đoán xổ số bình dương ngày thứ sáu 789BET M88 Nền tảng phương Đông OG Link Vào Betv7 soi cau247 vinnew68.win Cách chơi xổ số điện toán 123 cemara123 nhà cái đến từ châu âu bán cá lia thia game bài lớn nhất vn bc game crash script bong da truc tuyen us hạng 2 đức bong da lu 2 kết quả xổ số thủ đô ngày hôm nay XO SỐ MIỀN BẮC casino truc tuyen 6t angkasa89 Phân tích cầu Baccarat alice heavy link google kết quả bóng đá blu hl88 game online đánh bài arena99 ket qua c2 m88 vietnam bigbang casino TỈ SỐ casino online ohne limit nhà cái tặng tiền 116 konami slot online vn88cuoc hướng dẫn chơi fruit slot machine key vmware f88 trực tiếp bóng đá việt nam tải sun 789 club truyện thủy hử game bắn cá zin 86 club Game Bài Cf6899 soi cầu 666 chuẩn nhất hôm nay Go88 Game Bài Kubet download coccoc pro game đánh bài trên ios ibongda tv trực tiếp bóng đá Game Iwin Game Bài Kungfu 789bet win 789b win Tý Bối Game Bài 247 Club siêu nổ club game web the bai BET 365..COM shbetv3.com erek14 bigslot88 king79 club quản lý game bắn cá situs anime hentai bsport88.net best gambling sites uk ham mê trò chơi điện tử nên hay không nên 2 số cuối giải đặc biệt xổ số miền bắc spbo1 gitar 100jt 205 lương thế vinh code keo 502 ovogg Xổ Số Bingo18 007 slot 333win xổ số miền trung thứ sáu tuần rồi b66 club đánh giá hi88vip6 top88 apk cách chia bài tứ quý https 789bet in rtpslotmpo Nạp Tiền Boss79 Phượng Hoàng Nổi Dậy Xổ Số Khánh Hoà Vuahu Club Game Bài 365 Mu88 khuyến mãi dls 22 dư đoan kêt qua xô sô miên băc w88 tel com 698 Chơi bài onli 3king online casino app vietnam Phân tích nhân vật Mị ngắn gọn + 4 bài văn mẫu
Bài tập làm văn THPT

Phân tích nhân vật Mị ngắn gọn + 4 bài văn mẫu

Bài tập làm văn phân tích nhân vật Mị trong Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài lớp 12 bao gồm dàn ý phân tích nhân vật Mị và các bài văn mẫu chọn lọc. Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các bạn học sinh phân tích nhân vật Mị hay nhất.
Phân tích nhân vật Mị

Dàn ý phân tích nhân vật Mị

1. Mở bài

Tô Hoài là nhà văn lớn của nền văn xuôi hiện đại VN với số lượng tác phẩm đạt kỉ lục .Vợ chồng A Phủ là truyện ngắn thành công nhất trong ba truyện ngắn viết về đề tài Tây Bắc của ông .Tác phẩm có một giá trị hiện thực và nhân đạo đáng kể . Truyện viết về cuộc sống của người dân lao động vùng núi cao, dưới ách thống trị tàn bạo của bọn thực dân phong kiến miền núi . Đặc biệt truyện đã xây dựng thành công nhân vật Mị , qua đó ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn, sức sống tiềm tàng và khả năng đến với cách mạng của nhân dân Tây Bắc .

2. Thân bài

Vợ chồng A Phủ in trong tập truyện Tây Bắc (1954). Tập truyện được tặng giải nhất- giải thưởng Hội văn nghệ Việt Nam 1954- 1955.Tác phẩm ra đời là kết quả của chuyến đi thực tế của nhà văn cùng với bộ đội giải phóng Tây Bắc năm 1952 .
Vợ chồng A Phủ mở đầu bằng cách giới thiệu nhân vật Mị ở trong cảnh tình đầy nghịc lý và cuốn hút độc giả :
“Ai ở xa về, có dịp vào nhà thống lí Pá Tra thường trông thấy có một cô gái ngồi quay sợi gai bên tảng đá trước cửa, cạnh tầu ngựa . Lúc nào cũng vậy, dù quay sợi, thái cỏ ngựa, dệt vải, chẻ củi hay đi cõng nước dưới khe suối lên, cô ấy cũng cúi mặt, mặt buồn rười rượi” .

Cách giới thiệu tạo ra những đối nghịch về một cô gái âm thầm lẻ loi, âm thầm như lẫn vào các vật vô tri: cái quay sợi, tảng đá, tàu ngựa ; cô gái là con dâu nhà thống lí quyền thế, giàu có nhưng sao mặt lúc nào “buồn rười rượi”. Khuôn mặt đó gợi ra một số phận đau khổ , bất hạnh nhưng cũng ngầm ẩn một sức mạnh tiềm tàng .

Mị trước đó vốn là một người con gái đẹp . Mị có nhan sắc, và có khả năng âm nhạc, cô giỏi sáo và giỏi , uốn chiếc lá trên môi, thổi lá cũng hay như thổi sáo” . Cô còn một tâm hồn tràn đầy khát khao cuộc sống, khát khao yêu đương . Quả thế, Mị đã được yêu, và đã khát khao yêu, trái tim từng đã bao nhiêu lần hồi hộp trước trước âm thah hò hẹn của người yêu .
Nhưng người con gái tài hoa miền sơn cước đó phải chịu một cuộc đời bạc mệnh . Để cứu nạn cho cha, cuối cùng cô đã chịu bán mình, chịu sống cảnh làm người con dâu gạt nợ trong nhà thống lí .
Tô Hoài đã diễn tả nỗi cực nhọc về thể xác của người con gái ấy, con người với danh nghĩa là con dâu , nhưng thực chất chính là tôi tớ . Thân phận Mị không chỉ là thân trâu ngựa, “Con trâu con ngựa làm còn có lúc, đêm nó còn được đứng gãi chân, đứng nhai cỏ, đàn bà con gái ở cái nhà ngày thì vùi vào việc làm cả ngày lẫn đêm” .

Song nhà văn còn khắc hoạ đậm nét nỗi đau khổ về tinh thần của Mị . Một cô Mị mới hồi nào còn rạo rực yêu đương, bây giờ lặng câm , “lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa” . Và nhất là hình ảnh căn buồng Mị, kín mít với cái cửa sổ lỗ vuông bằng bàn tay, Mị ngồi trong đó trông ra lúc nào cũng thấy mờ mờ trăng trắng không biết là sương hay là nắng . Đó quả thực là một thứ địa ngục trần gian giam hãm thể xác Mị, cách li tâm hồn Mị với cuộc đời, cầm cố tuổi xuân và sức sống của cô . Tiếng nói tố cáo chế độ phong kiến miền núi ở đây đã được cất lên nhân danh quyền sống . Cái chế độ ấy đáng lên án, bởi vì nó làm cạn khô nhựa sống, làm tàn lụi đi ngọn lửa của niềm vui sống trong những con người vô cùng đáng sống .

Mị đã từng muốn chết mà không được chết , vì cô vẫn còn đó món nợ của người cha . Nhưng dến lúc có thể chết đi, vì cha Mị không còn nữa thì Mị lại buông trôi , kéo dài mãi sự tồn taịi vật vờ . Chính lúc này cô gái còn đáng thương hơn . Bởi muốn chết nghĩa là vẫn còn muốn chống lại một cuộc sống không ra sống, nghĩa là xét cho cùng, còn thiết sống . Còn khi đã không thiết chết , nghĩa là sự tha thiết với cuộc sống cũng không còn, lúc đó thì lên núi hay đi nương, thái cỏ ngựa hay cõng nước… cũng chỉ là cái xác không hồn của Mị mà thôi .

Sức sống của Mị dường như mất đi . Nhưng bên trong cái hình ảnh con rùa lầm lũi kia dang còn một con người . Khát vọng hnạh phúc có thể bị vùi lấp , bị lãng quyên trong đáy sâu của một tâm hồn đã chai cứng vì đau khổ, nhưng không thể bị tiêu tan . Gặp thời cơ thuận lợi thì nó lại cháy lên. Và khát vọng hạnh phúc đó đã bất chợt cháy lên, thật nồng nàn và xót xa trong một đêm xuân đầy ắp tiếng gọi của tình yêu .

Bức tranh Hồng Ngài mùa xuân năm ấy có sức làm say đắm lòng người tuổi trẻ . Gió rét, sắc vàng ửng của cỏ tranh, sự biến đổi màu sắc kì ảo của các lòai hoa đẹp đã góp phần làm nên cuộc nổi loạn trong một tâm hồn đã bấy nhiêu năm tê dại vì đau khổ . Tác nhân quan trọng là hơi rượu . Ngày tết năm đó Mị cũng uống rượu, Mị lén uống từng bát , “uống ừng ực” rồi say đến lịm người đi . Cái say cùng lúc vừa gây sự lãng quên vừa đem về nỗi nhớ . Mị lãng quên thực tại (nhìn mọi người nhảy đồng , người hát mà không nghe, không thấy và cuộc rượu tan lúc nào cũng không hay) nhưng lại nhớ về ngày trước (ngày trước, Mị thổi sáo cũng giỏi …), và quan trọng hơn là Mị vẫn nhớ mình là một con người, vẫn có cái quyền sống của một con người : “Mị vẫn còn trẻ . Mị muốn đi chơi . Bao nhiêu người có chồng cũng đi chơi ngày Tết . Huống chi Mị và A Sử, không có lòng với nhau mà vẫn phải ở với nhau” .
Nhưng tác nhân có tác dụng nhiều nhất trong việc dìu hồn Mị bềnh bồng về với những khát khao hạnh phúc yêu đương có lẽ vẫn là tiếng sáo bởi tiếng sáo là tiếng gọi của mùa xuân, của tình yêu và tuổi trẻ . Tiếng sáo rập rờn trong đầu Mị, nó đã trở nên tiếng lòng của người thiếu phụ .

Nhan vat Mi trong “Vo chong A Phu”

Mị đã thức dậy với sức sống tiềm tàng và cảm thức về thân phận . Cho nên trong thời khắc âý, ta mới thấy Mị đầy rẫy những mâu thuẫn . Lòng phơi phới nhưng Mị vẫn theo quán tính bước vào buồng , ngồi xuống giường, trông ra cái lỗ vuông mờ mờ trăng trắng . Và khi lòng ham sống trỗi dậy thì ý nghĩ đầu tiên là được chết ngay đi .
Nhưng rồi nỗi ám ảnh và sức sống mãnh liệt của tuổi xuân cứ lớn dần , cho tới khi nó lấn chiếm hẳn trọn bộ tâm hồn và suy nghĩ của Mị, cho tới khi Mị hoàn toàn chìm hẳn vào trong ảo giác : “Mị muốn đi chơi . Mị cũng sắp đi chơi” . Phải tới thời điểm đó Mị mới có hành động như một kẻ mộng du : quấn lại tóc , với thêm cái váy hoa, rồi rút thêm cái áo . Tất cả những việc đó , Mị đã làm như trog một giấc mơ, tuyệt nhiên không nhìn thấy A Sử bước vào, không nghe thấy A Sử hỏi “.

Rồi cái gì đến đã đến . A Sử trói Mị vào cột, rồi lẳng lặng khoác thêm vòng bạc đi chơi , bỏ mặc Mị trong trạng thái mộng du đang chìm đắm với những giấc mơ về một thời xuân trẻ, đang bồng bềnh trong cảm giác du xuân . Tâm hồn Mị đang còn sống trong thực tại ảo, sợi dây trói của đời thực chưa thể làm kinh động ngay lập tức giấc mơ của kẻ mộng du . Cái cảm giác về hiện tại tàn khốc, Mị chỉ cảm thấy khi vùng chân bước theo tiếng sáo mà tay chân đau không cựa được . Nhưng nếu cái mơ không đến một lần nữa thì sự tỉnh ra cũng vậy . Lại một giai đoạn chập chờn nữa giữa cái mơ và cái tỉnh, giữa tiếng sáo và nỗi đau nhức của dây trói và tiếng con ngựa đạp vách, nhai cỏ , gãi chân . Nhưng bây giờ thì theo chiều ngược lại, tỉnh dần ra, đau đớn và tê dại dần đi, để sáng hôm sau lại trở về với vị trí của con rùa nuôi trong câm lặng, mà còn câm lặng hơn trước .

Nhưng có lẽ sức sống của Mị bùng lên mạnh mẽ nhất là lúc Mị cởi trói cho A Phủ . Cũng như Mị, A Phủ là nạn nhân của chế độ độc tài phong kiến miền núi . Những va chạm mang đầy tính tự nhiên của lứa tuổi thanh niên trong những đêm tình mùa xuân đã đưa A Phủ trở thành con ở gạt nợ trong nhà thống lí . Và bản năng của một người con vốn sống gắn bó với núi rừng, ham thích săn bắn đã đẩy A Phủ tới hiện thực phũ phàng : bị trói đứng . Và chính hoàn cảnh bi thương đó đã đánh thức lòng thương cảm trong con người Mị . Nhưng tình thương đó không phải tự nhiên bùng phát trong Mị mà là kết quả của một quá trình đấu tranh giằng xé trong thế giới nội tâm của cô . Mấy hôm đầu Mị vô cảm, thờ ơ với hiện thực trước mắt : “A Phủ là cái xác chết đứng đó cũng thế thôi” . Câu văn như một minh chứng sự tê dại trong tâm hồn Mị . Bước ngoặt bắt đầu từ những dòng nước mắt :“Đêm ấy A Phủ khóc . Một dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai lõm má đã xạm đen” . Và giọt nước mắt kia là giọt nước cuối cùng làm tràn đầy cốc nước . Nó đưa Mị từ cõi quên trở về với cõi nhớ . Mị nhớ mình đã từng bị trói, đã từng đau đớn và bất lực . Mị cũng đã khóc, nước mắt chảy xuống cổ, xuống cằm không biết lau đi được . A Phủ, nói đúng hơn là dòng nước mắt của A Phủ, đã giúp Mị nhớ ra mình, xót thương cho mình .

Và Mị đã nhớ lại mình, biết nhận ra mình cũng từng có những đau khổ, mới có thể thấy có người nào đó cũng khổ giống mình . Từ sự thương mình, Mị dần dần có tình thương với A Phủ, tình thương với một con người cùng cảnh ngộ . Nhưng nó còn vượt lên giới hạn thương mình : “Mình là đàn bà … chỉ còn biết đợi ngày rũ xương ở đây thôi còn người kia việc gì mà phải chết ” . Mị cởi trói cho A Phủ để rồi bất ngờ chạy theo A Phủ . Lòng ham sống của một con người như được thổi bùng lên trong Mị, kết hợp với nỗi sợ hãi, lo lắng cho mình. Mị như tìm lại được con người thật , một con người còn đầy sức sống và khát vọng thay đổi số phận .
Nhà văn Tô Hoài đã viết về Mị với tất cả lòng yêu thương, thông cảm, và chỉ có lòng yêu thương thông cảm, Tô Hoài mới phát hiện ra vẻ đẹp tiềm tàng trong tâm hồn những con người ham sống như Mị .

3. Kết bài

Vợ chồng A Phủ qua việc khắc hoạ sâu sắc cuộc đời , số phận , tính cách Mị đã tố cáo hùng hồn, đanh thép những thế lực phong kiến , thực dân tàn bạo áp bức bóc lột, đọa đày người dân nghèo miền núi . Đồng thời nó cũng khẳng định khát vọng tự do hạnh phúc , sức sống mạnh mẽ và bền bỉ của những người lao động . Đặc biệt đề cao sự đồng cảm giai cấp, tình hữu ái của những người lao động nghèo khổ . Chính điều này đem lại sức sống và sự vững vàng trước thời gian của Vợ chồng A Phủ .

Bài văn mẫu phân tích nhân vật Mị

Phân tích nhân vật Mị – bài 1

Phân tích nhân vật Mị
Tô Hoài là nhà văn rất thành công trong những nhà văn thuộc nền văn xuôi hiện đại. Tác phẩm của ông thường viết về những vấn đề gần gũi thân quen trong cuộc sống thường ngày. Tác phẩm Vợ chồng A phủ là tác phẩm viết về đề tài Tây Bắc mang lại những giá trị sâu sắc. Nhân vật tiêu biểu trong tác phẩm là Mị, một phụ nữ phải chịu nhiều bất hạnh, nhưng có vẻ đẹp tâm hồn và có sức sống mãnh liệt, giám đứng lên đấu tranh tìm lại hạnh phúc cho mình.

Nhân vật Mị hiện lên trong cách giới thiệu của tác giả ở ngay đầu câu chuyện gợi lên cho người đọc một sự lôi cuốn lạ kì. Chỉ bằng vài câu chữ, tác giả đã cho người đọc hình dung ra được cuộc sống đầy đau khổ mà Mị đang phải hứng chịu trong nhà Pá Tra. “Ai ở xa về, có dịp vào nhà thống lí Pá Tra thường trông thấy có một cô gái ngồi quay sợi gai bên tảng đá trước cửa, cạnh tầu ngựa . Lúc nào cũng vậy, dù quay sợi, thái cỏ ngựa, dệt vải, chẻ củi hay đi cõng nước dưới khe suối lên, cô ấy cũng cúi mặt, mặt buồn rười rượi”.

Hình ảnh người con gái với vẻ mặt và ánh mắt vô hồn bên cạnh cái quay sợi, tảng đá, tàu ngựa; cô gái là con dâu nhà thống lí quyền thế, giàu có nhưng sao mặt lúc nào “buồn rười rượi”. Khuôn mặt đó gợi ra một số phận đau khổ, bất hạnh nhưng cũng ngầm ẩn một sức mạnh tiềm tàng.

Mị trước đó là một người con gái đẹp của núi rừng Tây Bắc, cô có tài có sắc, có một tâm hồn tràn đầy khát khao cuộc sống, khát khao yêu đương, có rất nhiều người yêu và cô cũng đã trao gửi tình yêu cho một người trai làng yêu cô tha thiết.

Nhưng số phận may mắn không đến với cô, người con gái tài hoa miền sơn cước đó phải chịu một cuộc đời bạc mệnh. Để cứu nạn cho cha, cuối cùng cô đã chịu bán mình, chịu sống cảnh làm người con dâu gạt nợ trong nhà thống lí. Danh nghĩa là con dâu nhưng cô đã phải chịu mọi khổ cực đến tận cùng của một kẻ tôi tớ. Thân phận Mị không chỉ là thân trâu ngựa, “Con trâu con ngựa làm còn có lúc, đêm nó còn được đứng gãi chân, đứng nhai cỏ, đàn bà con gái ở cái nhà ngày thì vùi vào việc làm cả ngày lẫn đêm” .

Không những bị đày đọa về thể xác, Mị còn bị dày vò về một nỗi đau tinh thần không lối thoát. Một cô Mị mới hồi nào còn rạo rực yêu đương, bây giờ lặng câm, “lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa”. Và nhất là hình ảnh căn buồng Mị, kín mít với cái cửa sổ lỗ vuông bằng bàn tay, Mị ngồi trong đó trông ra lúc nào cũng thấy mờ mờ trăng trắng không biết là sương hay là nắng. Đó quả thực là một thứ địa ngục trần gian giam hãm thể xác Mị, cách li tâm hồn Mị với cuộc đời, cầm cố tuổi xuân và sức sống của cô. Tiếng nói tố cáo chế độ phong kiến miền núi ở đây đã được cất lên nhân danh quyền sống. Cái chế độ ấy đáng lên án, bởi vì nó làm cạn khô nhựa sống, làm tàn lụi đi ngọn lửa của niềm vui sống trong những con người vô cùng đáng sống.
Quá khổ cực và muốn giải thoát cho mình bằng cái chết, nhưng lại lo cho cha nên Mị đã cố sống. Khi cha Mị không còn nữa, thì Mị lại buông trôi, kéo dài mãi sự tồn tại vật vờ, như một đồ vật không cảm xúc. Muốn chết nghĩa là vẫn còn muốn chống lại một cuộc sống không ra sống, nghĩa là xét cho cùng, còn thiết sống. Còn khi đã không thiết chết, nghĩa là sự tha thiết với cuộc sống cũng không còn, lúc đó thì lên núi hay đi nương, thái cỏ ngựa hay cõng nước… cũng chỉ là cái xác không hồn của Mị mà thôi.

Cuộc sống của Mị cứ thể lầm lũi trôi qua ngày này sang tháng khác, những tưởng con người thật sự của Mị đã chết đi. Nhưng bên trong cái hình ảnh con rùa lầm lũi kia đang còn một con người, có khao khát sống đến mãnh liệt. Khát vọng hạnh phúc có thể bị vùi lấp, bị lãng quyên trong đáy sâu của một tâm hồn đã chai cứng vì đau khổ, nhưng không thể bị tiêu tan. Gặp thời cơ thuận lợi thì nó lại cháy lên. Và khát vọng hạnh phúc đó đã bất chợt cháy lên, thật nồng nàn và xót xa trong một đêm xuân đầy ắp tiếng gọi của tình yêu.

Chính không khí mùa xuân của Hồng Ngài năm ấy đã làm trỗi dậy sức sống ở con người Mị. Gió rét, sắc vàng ửng của cỏ tranh, sự biến đổi màu sắc kì ảo của các lòai hoa đẹp đã góp phần làm nên cuộc nổi loạn trong một tâm hồn đã bấy nhiêu năm tê dại vì đau khổ. Tác nhân quan trọng là hơi rượu. Ngày tết năm đó Mị cũng uống rượu, Mị lén uống từng bát, “uống ừng ực” rồi say đến lịm người đi. Cái say cùng lúc vừa gây sự lãng quên vừa đem về nỗi nhớ. Mị lãng quên thực tại (nhìn mọi người nhảy đồng, người hát mà không nghe, không thấy và cuộc rượu tan lúc nào cũng không hay) nhưng lại nhớ về ngày trước (ngày trước, Mị thổi sáo cũng giỏi …), và quan trọng hơn là Mị vẫn nhớ mình là một con người, vẫn có cái quyền sống của một con người: “Mị vẫn còn trẻ. Mị muốn đi chơi. Bao nhiêu người có chồng cũng đi chơi ngày Tết. Huống chi Mị và A Sử, không có lòng với nhau mà vẫn phải ở với nhau”.

Tiếng sáo thật có ý nghĩa bởi tiếng sáo là tiếng gọi của mùa xuân, của tình yêu và tuổi trẻ. Tiếng sáo rập rờn trong đầu Mị, nó đã trở nên tiếng lòng của người thiếu phụ. Mị đã thức dậy với sức sống tiềm tàng và cảm thức về thân phận. Cho nên trong thời khắc ấy, ta mới thấy Mị đầy rẫy những mâu thuẫn. Lòng phơi phới nhưng Mị vẫn theo quán tính bước vào buồng, ngồi xuống giường, trông ra cái lỗ vuông mờ mờ trăng trắng. Và khi lòng ham sống trỗi dậy thì ý nghĩ đầu tiên là được chết ngay đi.

Hòa mình vào không khí náo nhiệt của mùa xuân, tâm hồn tưởng như đã chết của Mị dần được sưởi ấm, nó lướn dần và lấn chiếm hẳn trọn bộ tâm hồn và suy nghĩ của Mị, cho tới khi Mị hoàn toàn chìm hẳn vào trong ảo giác: “Mị muốn đi chơi. Mị cũng sắp đi chơi”. Phải tới thời điểm đó Mị mới có hành động như một kẻ mộng du: quấn lại tóc, với thêm cái váy hoa, rồi rút thêm cái áo. Tất cả những việc đó, Mị đã làm như trog một giấc mơ, tuyệt nhiên không nhìn thấy A Sử bước vào, không nghe thấy A Sử hỏi.

Dù bị A Sử trói vào cột nhưng Mị vẫn chìm đắm với những giấc mơ về một thời xuân trẻ, đang bồng bềnh trong cảm giác du xuân. Tâm hồn Mị đang còn sống trong thực tại ảo, sợi dây trói của đời thực chưa thể làm kinh động ngay lập tức giấc mơ của kẻ mộng du. Cái cảm giác về hiện tại tàn khốc, Mị chỉ cảm thấy khi vùng chân bước theo tiếng sáo mà tay chân đau không cựa được. Nhưng nếu cái mơ không đến một lần nữa thì sự tỉnh ra cũng vậy. Lại một giai đoạn chập chờn nữa giữa cái mơ và cái tỉnh, giữa tiếng sáo và nỗi đau nhức của dây trói và tiếng con ngựa đạp vách, nhai cỏ, gãi chân. Nhưng bây giờ thì theo chiều ngược lại, tỉnh dần ra, đau đớn và tê dại dần đi, để sáng hôm sau lại trở về với vị trí của con rùa nuôi trong câm lặng, mà còn câm lặng hơn trước.

Sức sống le lói của mi đã bùng phát lên thành hành động, đó là hành động Mị cởi trói cho A Phủ. Cũng như Mị, A Phủ là nạn nhân của chế độ độc tài phong kiến miền núi. Những va chạm mang đầy tính tự nhiên của lứa tuổi thanh niên trong những đêm tình mùa xuân đã đưa A Phủ trở thành con ở gạt nợ trong nhà thống lí. Và bản năng của một người con vốn sống gắn bó với núi rừng, ham thích săn bắn đã đẩy A Phủ tới hiện thực phũ phàng: bị trói đứng. Và chính hoàn cảnh bi thương đó đã đánh thức lòng thương cảm trong con người Mị. Nhưng tình thương đó không phải tự nhiên bùng phát trong Mị mà là kết quả của một quá trình đấu tranh giằng xé trong thế giới nội tâm của cô. Mấy hôm đầu Mị vô cảm, thờ ơ với hiện thực trước mắt: “A Phủ là cái xác chết đứng đó cũng thế thôi”. Câu văn như một mình chứng sự tê dại trong tâm hồn Mị. Bước ngoặt bắt đầu từ những dòng nước mắt: “Đêm ấy A Phủ khóc. Một dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai lõm má đã xạm đen”. Và giọt nước mắt kia là giọt nước cuối cùng làm tràn đầy cốc nước. Nó đưa Mị từ cõi quên trở về với cõi nhớ. Mị nhớ mình đã từng bị trói, đã từng đau đớn và bất lực. Mị cũng đã khóc, nước mắt chảy xuống cổ, xuống cằm không biết lau đi được. A Phủ, nói đúng hơn là dòng nước mắt của A Phủ, đã giúp Mị nhớ ra mình, xót thương cho mình.

Con người Mị lúc này đã tỉnh táo, Mị đã nhận thức được những đau khổ mà Mị đã phải chịu đựng và thương cho người có cùng cảnh ngộ như mình là A Phủ. Nhưng nó còn vượt lên giới hạn thương mình: “Mình là đàn bà … chỉ còn biết đợi ngày rũ xương ở đây thôi còn người kia việc gì mà phải chết”. Nhưng khi cởi trói cho A Phủ xong, Mị càng tỉnh táo hơn và bất ngờ chạy theo A Phủ. Lòng ham sống của một con người như được thổi bùng lên trong Mị, kết hợp với nỗi sợ hãi, lo lắng cho mình. Mị như tìm lại được con người thật, một con người còn đầy sức sống và khát vọng thay đổi số phận.

Phải nói rằng, nhà văn đã có sự am hiểu sâu sắc về cuộc song của con người Tây Bắc, có sự cảm thông sâu sắc đối với những người phụ nữ nơi đây, nhà văn mới có thể phát hiện ra cái vẻ đẹp nằm sâu trong tâm hồn người phụ nữ bất hạnh ấy.

Thông qua nhân vật Mị nhà văn đã thay toàn dân tố cáo cái thế lực phong kiến đã áp bức, bóc lột và chà đạp nên quyền sống cơ bản của con người. Cũng qua nhân vật ấy Tô Hoài đã ca ngợi khát vọng sống mãnh liệt, khát vọng tự do hạnh phúc của những con người nghèo khổ ấy, đồng thời thể hiện sự đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau, tình giai cấp của dân tộc Việt trong những khó khăn gian khổ.

Phân tích nhân vật Mị – bài 2

Phân tích nhân vật Mị
“Vợ chồng A Phủ” là một truyện ngắn trong tập “Truyện Tây Bắc” của Tô Hoài, được giải nhất tiểu thuyết, giải thưởng Hội Văn nghệ Việt Nam 1954 – 1955. Tác phẩm ra đời từ kết quả cuộc thâm nhập đời sống đồng bào các dân tộc miền núi Tây Bắc, kể về cuộc đời khốn khó trăm chiều của người dân vùng cao khi chưa có ánh sáng của Đảng. Đọc “Vợ chồng Ả Phủ”, ta không thể quên được chi tiết Mị cắt dây trói cứu A Phủ – một chi tiết làm nên mọi giá trị tác phẩm. Và, đúng như ai đó đã từng nói, khi cắt dây trói cứu A Phủ, Mị đã tự cắt dây trói buộc cuộc đời mình với nhà thông lí Pá Tra.

Có thể nói, toàn bộ đoạn trích trong sách “Văn 12” là tất cả những chuỗi ngày cực nhọc mà Mị phải trải qua (kể từ khi cô bước chân vào nhà thông lí Pá Tra, đến khi cô cùng A Phủ trốn thoát. Với một dung lượng truyện ngắn vừa phải, Tô Hoài đã thể hiện rất nghệ thuật, chân thật quá trình chuyển biến của Mị, từ lúc cam chịu thân phận nô lệ của mình, tới khi thức tỉnh, tự giải thoát cởi trói cho A Phủ. Câu chuyện về Mị, được bắt đầu từ một hình ảnh rất giàu sức gợi: “Ai ở xa về có việc vào nhà thông lí Pa Tra, thường trông thấy có một cô gái ngồi quay sợi gai bên tảng đá, cạnh tàu ngựa. Lúc nào cũng vậy, dù quay sợi, thái cỏ ngựa, dệt vải, chẻ củi hay cõng nước dưới khe lên, cô ấy cũng cúi mặt, mặt buồn rười rượi”, chỉ với hai câu văn giản dị ấy thôi, bản chất sự vật đã hiện lên khá rõ nét. Câu văn cũng như dài thêm ra để độc giả lĩnh hội một cách thấu đáo. Vị trí, xuất hiện của Mị đã nói lên tất cả, ngồi quay sợi gai bên tảng đá, cạnh tàu ngựa. Gòn hình ảnh nào đắt hơn chi tiết đó? Con người ngang hàng với những vật vô tri, thân phận trâu ngựa, thậm chí còn như gắn liền với chúng.

Mị vốn là một cô gái con nhà nghèo – “nghèo từ trong trứng”; cô trẻ đẹp, giàu lòng yêu đời, ham sống và có tài thổi sáo; Mị còn là một cô gái chăm làm, một đứa con hiếu thảo… Nhưng, một thứ nợ “gia truyền” của người nghèo, cô đã phải “đi tù khổ sai” trong nhà thống lí Pá Tra, dưới hình thức làm dâu gạt nợ. Biết bao thân phận người dân miền núi, đã bị trả giá bằng cả đời người như thế, bởi hình thức cho vay nặng lãi.

Thời gian đầu, khi mới ở “nhà tù Pá Tra”, Mị đau đớn, uất ức, phản kháng quyết liệt. “Có đến mấy tháng, đêm nào Mị cũng khóc”. Cô không thể chấp nhận làm thân phận nô lệ cho nhà giàu. Nhưng, tất cả đã thành định mệnh. Nàng Kiều của Nguyễn Du trước khi dấn thân vào cuộc đời ô nhục, cũng hơn một lần nghĩ đến quyên sinh mà cũng không thoát khỏi kiếp đọa đày 15 năm. Ở đây, Mị còn khổ hơn, bởi món nợ vẫn còn đấy, đổ lên đầu bố già. Ở địa ngục trần gian của nhà Pá Tra, bao vất vả, cực nhục nhất đổ lên đầu Mị. Mấy năm sau khi bố già qua đời, Mị cũng không nghĩ đến cái chết nữa, bởi vì “Mị quen cái khổ rồi. Bây giờ thì Mị tưởng như mình cũng là con trâu, con ngựa (…) chỉ biết việc ăn cỏ, biết đi làm mà thôi”. Đời Mị chỉ là công việc nối tiếp nhau, mỗi năm, mỗi mùa, mỗi tháng cứ thế làm đi làm lại: tết xong thì hái thuốc phiện, giữa năm thì giặt đay, xe đay, cuối mùa đi bẻ bắp… thêm vào sự đọa đày thể xác ấy, còn là ách áp chế về tinh thần mê tín, thần quyền đã hỗ trợ rất đắc lực cho giai cấp thống trị. Nó thực sự là thứ “thuốc phiện tinh thần” như lời Mác nói.

Không chỉ dừng lại ở đó, ở tầng sâu hơn, ngòi bút Tô Hoài còn nêu lên một sự thực đau lòng: con người bị áp bức, nếu cứ nhẫn nhục chịu đựng, kéo dài đến một lúc nào đó, sẽ bị tê liệt cả tinh thần phản kháng. “Mỗi ngày Mị càng không nói, lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa” thật không ở đâu, mạng sống, nhân cách con người bị coi rẻ đến thế! Cũng không ở đâu, con người lại tự coi rẻ mình một cách tuyệt vọng như vậy. Mị cam chịu thân phận con rùa nuôi trong xó cửa, chỉ biết ngồi trong cái buồng kín mít, trông ra cửa sổ vuông mờ mờ trăng trắng, “đến bao giờ chết thì thôi”.

Khi một “nạn nhân” đau khổ, còn hướng tới cái chết để tìm sự giải thoát, thì phải chăng, trong họ vẫn còn chút gì đó gọi là phản kháng? Mị cũng có lần như thế, nhưng nó bị triệt tiêu và cô đã dường như phó mặc thân phận mình cho định mệnh, không còn ý thức về thời gian. Với Mị, sự chuyển biến của thời khắc sớm tối, năm tháng qua đi cũng không còn ý nghĩa, không gợi cho cô cô cảm xúc gì, cuộc sống chỉ là một màn sương mờ đục, không hiện tại, quá khứ và tương lai.

Nhưng, đó chỉ là một phần trong con người của Mị. Sức mạnh của ngòi bút nhân đạo Tô Hoài không chỉ dừng lại ở tình cảm xót thương Mị, ở sự tố cáo tính tàn bạo của giai cấp thống trị, mà cò lì ở chỗ nhìn ra con người bên trong của nhân vật. Ông đã tìm sâu vào tận cùng ý thức và trong đáy sâu của tiềm thức nhân vật, cho thấy vẫn còn le lói chút ánh sáng, hơi ấm của niềm ham sống, khát khao hạnh phúc, như lớp tro dày nguội lạnh vẫn còn ủ chút than hồng, lớp than ấy chỉ cần một ngọn gió thoảng qua là bùng lên. Tô Hoài dã góp thêm vào truyền thông nhân đạo trong nền văn học dân tộc một tiếng nói có quyền năng và sức tái tạo riêng.

Như đã nói ở phần đầu, Mị có một tuổi trẻ hạnh phúc, một khát khao làm chủ cuộc sông tính cáhu ấy, phẩm chất ấy không bao giờ chết, nó chỉ tạm thời bị đè nén xuống. Và ngọn gió để thổi bùng lên đốm lửa trong lòng Mị, là hoàn cảnh điển hình: mùa xuân về trên vùng cao: “Hồng Ngài năm ấy, ăn tết vào lúc gió thổi cỏ gianh vàng ửng, gió và rét rất dữ dội”. Dẫu trong thời tiết khắc nghiệt, xuân về cũng đem đến cho người dân vùng cao một niềm vui sống được mùa. Sức sống của tạo vật và con người như bừng tỉnh: “trong các làng Mèo đỏ, những chiếc váy hoa đã đem ra treo trên các mỏm dài xòe ra như con bướm sặc sỡ. Hoa thuốc phiện vừa nở trắng, lại đổi ra màu đỏ hau, đỏ thậm rồi sang màu tím man mát. Đám trẻ đợi Tết, chơi quay, cười ầm trên sân chơi trước nhà…”.

Hoàn cảnh ấy, không thể không tác động vào tâm hồn Mị. Trong các yếu tố “ngoại lực” của mùa xuân, phải kể đến tiếng sáo: “Ngoài đầu núi lấp ló đã có tiếng ai thổi sáo gọi bạn đi chơi. Mị nghe tiếng sáo vọng lại, thiết tha bồi hồi…”. Như vậy, với Mị, tiếng sáo là biểu tượng lôi cuốn nhất của tình yêu, của khát vọng ham sống. Trong không khí ấy, Mị lại được kích động bởi men rượu: “Mị lén lấy hũ rượu, cứ uống ực từng bát”. Cách uống rượu ấy như báo trước một sự nổi loạn mà chính Mị cũng chưa ý thức rõ: “Rồi say, Mị lịm mặt ngồi đấy nhìn mọi người nhảy đồng (…), còn Mị thì đang sống về ngày trước”.

Bằng việc nhớ lại quá khứ, Mị đã vượt qua tình trạng sống “phi thời gian” lâu nay của mình. Tiếp đó, lòng ham sống trong cô trỗi dậy mãnh liệt: “MỊ thấy phơi phới trở lại”. Phản ứng đầu tiên đên trong tâm trí Mị là một ý nghĩ: “Nếu có nắm lá ngón trong tay lúc này, Mị sẽ ăn cho chết ngay, chứ không thèm nhớ lại nữa…”. Ý nghĩ về cái chết lúc này, là sự phản kháng quyết liệt với hoàn cảnh.

Trong khi ấy tiếng sáo gọi bạn tình cứ thôi thúc, quyến rũ Mị. Nó là biểu tượng của sự sống mà bấy lâu nay Mị đã quên, giờ đang trở lại. Tiêng sáo theo sát diễn biến tâm trang nhân vật. Tiếng sáo từ chỗ là một sự việc của thực tại bên ngoài (lơ lửng bay ngoài đường), đã trở thành sự hiện hữu của đời sống bên trong (rập rờn trong đầu).

Từ những chuyển biến trong suy nghĩ, Mị đã có một hành động thật ý nghĩa. “Mị đến góc nhà, lấy ống mở, xắn một miếng bỏ vào đèn cho thêm sáng”. Hành động này có nghĩa là Mị đã thắp lên một ngọn đèn, soi rọi cuộc sống tối tăm triền miên của quá khứ. Giữa lúc lòng ham sống trỗi dậy mãnh liệt, cũng là lúc nó bị vùi dập một cách tàn bạo. A Sử bước vào, thản nhiên xách ra một thúng sợi đay, trói đứng Mị vào cột nhà. Suốt cái đêm bị trói đứng vào cột nhà ấy, Mị đã sống trong sự giằng xé mãnh liệt giữa niềm khao khát hạnh phúc cháy bỏng và thực tại tàn bạo, lạnh lùng. Lúc mới bị trói, Mị vẫn còn nhừ sống trong tâm trạng mê say với tiêng sáo ngó kia. Mị như quên mình đang bị trói, Quên những đau đớn thể xác, đến nỗi trong giây phút khao cuộc sông mãnh liệt, Mị đã “vùng bước đi”. Nhưng, thực tế phũ phàng là những vòng dây trói đang thít chặt, dẫu mong ước mãnh liệt đến mấy, Mị cũng không vượt qua được. Hai biểu tượng của ước mơ và thực tại hiện ra trong hai âm thanh trái ngược, tiếng sáo gọi bạn tình tha thiết và tiếng chân ngựa đạp vào vách khô khan.

“Mị không nghe tiếng sáo nữa chỉ còn nghe tiếng chân ngựa đạp vào vách (…). Mị thổn thức nghĩ mình không bằng con ngựa – thực tại phũ phàng đã bóp nghẹt những khát vọng tươi sáng. Kết cục ấy nói lên rằng, chỉ có những phản kháng tự phát, nhân vật không thể tự giải thoát cho mình; đồng thời nó cũng hứa hẹn những cuộc nổi loạn trong tương lai của nhân vật.

Sau đêm xuân bị trói đứng, tình cảnh u mê của Mị có phần trầm trọng hơn. Trước cảnh A Phủ bị trói đứng, lúc đầu Mị là người hoàn toàn vô cảm, vô hồn; cô vẫn thản nhiên thổi lửa hơ tay. A Phủ có là cái xác chết đứng đấy, Mị cũng thế thôi. Đôi mắt mở trừng trừng của A Phủ chẳng gợi cho Mị một điều gì. Nhưng như đã nói ở đoạn trên, khát vọng đi theo tiếng gọi tự do hãy còn đó trong hồn Mị. Không phải ngẫu nhiên, hình ảnh ngọn lửa được tác giả lặp đi lặp lại nhiều lần trong một đoạn văn ngắn. Đấy là đoạn vằn miếu tả tâm lí nhân vật khá sâu sắc, tinh tế. Nhưng, cái gì đã khiến Mị trở lại với con người thật của mình? Một lần trở dậy, khi “ngọn lửa bập bùng sáng lên, Mị hé mắt trông sang thấy hai mắt A Phủ cũng vừa mở, một dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã xám đen lại”. Chao ôi nước mắt! Cái giọt đau, giọt khổ ấy đã làm Mị “chợt nhớ lại” việc Mị bị trói đứng năm trước, cũng nước mắt chảy như thế mà không lau được; Mị lại nhớ tới người đàn bà đã bị trói chết trong nhà này, và A Phủ chỉ đêm nay là chết thôi. Tết năm trước đã thế, lần này trí nhớ của Mị lại lóe lên một cách vô thức. Và như một phản ứng dây chuyền nó nối lại ba số phận. Mị không còn sống với ngọn lửa nữa. Lửa vạc đi mà cô không thổi. Mị chìm vào tưởng tượng.

Mị nghĩ mình có thể chết thay cho A Phủ. Cô đã đứng lên trong một ý thức chấp nhận sự hi sinh về mình: lấy con dao nhỏ cắt dây cho A Phủ. Đó là đỉnh cao của đời Mị và cũng là nơi tập trung giá trị trang văn. Hành động cửa Mị, tuy không thể đoán trước, nhưng vẫn nằm trong sức sống nội tại nhân vật. Bởi, Mị từng nguyện làm rẫy, chịu khổ để trả nợ cho bố, đã toan chết để tìm sự giải thoát thì lẽ nào lại không dám chết để cứu một con người vô tội?

Nhưng, tính cách. Mị có sự hợp lí, quy luật mà vẫn gây cho ta sự bất ngờ, ngạc nhiên thú vị. Vừa mới nghĩ đến việc có thể chết thay cho A Phủ, nhưng khi A Phủ chạy đi, Mị đứng lặng trong bóng tối rồi cũng chạy theo. Một kết cấu thật chặt chẽ: Mị đã cứu A
Phủ, thì tại sao lại không tự cứu mình? Và “hai người lẳng lặng đỡ nhau lao xuống núi”. Thực chất, quá trình Mị cắt dây trói và chạy theo A Phủ là một quá trình tự nhận thức: nhận thức thực tại xã hội tàn bạo, lạnh lùng. Mị cứu A Phủ, bởi cô thấy sự bất công, phi lí sắp giết chết một con người vô tội, và nhận thức “người” cũng là để qua đó nhận thức, soi sáng “mình” cho nên, có thể nói, Mị cắt dây trói cứu A Phủ, cũng là Mị đã tự cắt dây trói buộc cô với nhà thông lí Pá Tra. Điều đó, hoàn toàn đúng với lí luận cũng như thực tiễn thời đại. Dòng đầu tiên của Tuyên ngôn Đảng cộng sản, F. Angghen từng khẳng định: “Lịch sử loài người là lịch sử đấu tranh giai cấp. Áp bức, bóc lột của giai cấp thống trị càng nặng nề, sự vùng lên đấu tranh càng: mạnh mẽ.”

Tuy nhiên, cách kết thúc của tác phẩm, chúng ta có thể thấy được, bởi Tô Hoài sáng tác thiên truyện này sau Cách mạng tháng Tám. Trước đó không lâu, Ngô Tất Tố, Nam Cao, Nguyên Hồng… đã không thể tìm được một con đường tốt đẹp cho nhân vật của mình. Còn Mị, và nhiều nhân vật khác trong các tác phẩm văn học Cách mạng, đã tìm ra con đường giải phóng thật sự, biết cách “cởi trói” cho mình trong quá trình đến với Cách mạng. Tô Hoài đã có được một tác phẩm thật ý nghĩa, góp phần vào viện bảo tàng con người Việt Nam tiến lên dưới lá cờ vẻ vang của Đảng. Mị là nhân vật thành công bậc nhất trong văn xuôi Cách mạng đương đại Việt Nam. Điều này chỉ có thể đạt được khi tác phẩm “chín” về nghệ thuật và đứng trên tầm cao tư tưởng.

Gần nửa thế kỷ đã qua, Vợ chồng A Phủ vẫn đứng vững trước thử thách của thời gian và công luận; nó như chứng minh sức sống bất diệt của nghệ thuật. Và tôi muôn lấy câu nói của Sê-đư-rin để kết thúc bài văn này: “Văn học nghệ thuật luôn đứng ngoài những quy luật của sự băng hoại. Chỉ mình nó không thừa nhận cái chết”.

Phân tích nhân vật Mị – bài 3

Phân tích nhân vật Mị
Trẻ em Việt Nam không ai là không biết đến nhà văn Tô Hoài. Bởi tập truyện “Dế mèn phiêu lưu kí” đã nổi tiếng và gắn liền với tên tuổi của ông. Ông là một trong những nhà văn hiện thực sớm đi đến với cách mạng. Và một trong những tác phẩm xuất sắc của ông trong thời kỳ kháng chiến khốc liệt đó là ” Vợ chồng A Phủ”.

“Vợ chồng A Phủ”  là kết quả của một chuyến đi tham gia chiến dịch Tây Bắc của tác giả, ra đời vào năm 1952 in trong tập “Truyện Tây Bắc”. Một trong những thành công của Tô Hoài trong truyện ngắn này là xây dựng nhân vật Mị đại diện cho cuộc sống cơ cực, tủi nhục của người phụ nữ dưới ách thống trị của phong kiến và bọn chúa đất nơi miền núi.

Ngay từ những dòng đầu của truyện, nhà văn đã để Mị xuất hiện một cách u buồn. “Ai ở xa về có qua nhà thống lí Pá Tra”, cũng thấy một người phụ nữ “ngồi bên tảng đá”, “cạnh tàu ngựa”, “mặt cúi buồn rười rượi”. Tác giả đặt Mị đối lập với mọi thứ xung quanh và tập trung miêu tả ngoại hình của cô. Cô ngồi bên tảng đá trơ trọi chai lì, số phận khổ nhục như kiếp trâu ngựa đối lập với sự giàu có, tấp nập của nhà thống lí. Chỉ bằng vài câu văn, Tô Hoài đã gợi ra một số phận khổ đau nhẫn nhục, éo le trước mắt người đọc. Và từ sự xuất hiện ấy tác giả kể về cuộc đời cơ cực, khổ đau của cô.

Ở Mị trước hết là tài năng, lòng hiếu thảo và có lòng tự trọng. Trước khi về làm dâu cho nhà thống lí, Mị là cô gái trẻ đẹp, có tài thổi lá hay hơn thổi sáo. Trong những đêm tình mùa xuân “trai trong làng đứng nhẵn cả đầu buồng Mị”. Không chỉ thế, cô còn là người con hiếu thảo, chăm chỉ và có lòng tự trọng. Nhà Mị nghèo, bố mẹ Mị có món nợ với nhà thống lí. Nhưng khi biết tin mình phải làm dâu nhà thống lí thì cô không hề mong muốn. Từ trước tới nay cô luôn làm nương để trả nợ cho cha mình. “Con nay đã lớn biết cuốc nương làm ngô, cha đừng bán con cho nhà giàu”. Cô hiếu thảo, thương cha. Nhưng rồi cô cũng bị A Sử bắt về làm vợ. Chỉ vì món nợ truyền kiếp ấy mà Mị phải làm dâu gạt nợ cho nhà thống lí. Mị vừa là con nợ, vừa là con dâu. “Mấy tháng đầu đêm nào Mị cũng khóc”. Với nắm lá ngón trong tay, Mị về lạy cha để chết nhưng nợ chưa trả hết, Mị thương cha không thể chết được. Lòng hiếu thảo không cho phép Mị tự kết thúc cuộc đời mình. Cũng vì lòng hiếu thảo ấy mà Mị chấp nhận cuộc đời cơ cực của mình tại nhà thống lí Pá Tra.

Bị bắt về làm dâu gạt nợ, danh nghĩa là dâu nhưng thực chất Mị đã trở thành một nô lệ không công cho nhà thống lí. Mị bị bóc lột cả về thể xác lẫn tinh thần. Mị phải làm việc cả ngày lẫn đêm khổ hơn cả kiếp trâu ngựa ” con trâu con ngựa đêm nó còn có lúc đứng gãi chân nhai cỏ, đàn bà con gái nhà này vùi đầu làm việc cả ngàu lẫn đêm”. Căn buồng nơi Mị ở không khác gì một ngục tù “chỉ có một lỗ vuông bằng bàn tay trông ra lúc nào cũng chỉ thấy trăng trắng không biết là sương hay là nắng”. Chính hoàn cảnh này đã khiến cho Mị thay đổi. Người con gái tài hoa xinh đẹp ngày nào đã trở nên lầm lì, chai sạn về mặt cảm xúc. ” Mỗi ngày Mị không nói, lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa”. “Bây giờ Mị tưởng mình cũng là con trâu con ngựa”. “Ở lâu trong cái khổ Mị quen khổ rồi”. Cuộc sống tăm tối khổ cực đã khiến Mị bị tê liệt về tinh thần. Điều này được thể hiện rõ nhất trong mấy đêm đầu A Phủ bị trói đứng. Mị thấy A Phủ bị trói nhưng không một chút mảy may quan tâm. Đối với Mị chuyện người nhà thống lí bị trói đứng thế kia cũng chẳng có gì là lạ nên Mị vẫn thản nhiên ngồi sưởi lửa trong đêm giá lạnh ở vùng cao này. “A Phủ có là cái xác chết cũng thế thôi”.

Mặc dù bị tê liệt tinh thần nhưng ở đâu đó trong tâm hồn Mị vẫn có một sức sống tiềm tàng mãnh liệt. Điều đó thể hiện rõ nét trong diễn biến tâm trạng của Mị trong đêm tình mùa xuân. Với cảnh sắc thiên nhiên rực rỡ, rộn rã của ngày Tết cùng tiếng sáo gọi bạn tình thiết tha bổi hổi cùng men say của rượu đẫ khiến Mị dần dần thay đổi tâm trạng. Mị nhớ về kỉ niệm ngày xưa. Mị thấy ” lòng đột nhiên phơi phới trở lại”. Mị ý thức được “mình còn trẻ lắm”. Tiếng sáo tha thiết mời gọi. Tất cả đã dẫn tới hành động Mị muốn đi chơi xuân. Men rượu nồng nàn đã thổi bùng lên ngọn lửa sức sống trong Mị. Dù bị chà đạp, nhưng sức sống của Mị vẫn như một đốm than nhen nhóm trong đống tro tàn chỉ chờ dịp bùng cháy. Mị không hề bị mất hết niềm ham sống của mình.

Không chỉ có một sức sống tiềm tàng mãnh liệt, Mị còn có một lòng đồng cảm với người cùng chung cảnh ngộ với mình. Niềm đồng cảm ấy ẩn kĩ trong tâm hồn Mị mà từ lâu nó đã bị chai sạn một phần. Nhưng không vì thế mà nó bị đánh mất. Niềm đồng cảm ấy phải được đánh thức. Và A Phủ chính là người đã đánh thức nó. Khi “hai hàng nước mắt bò trên hai gò má xám xịt” của A Phủ, Mị bắt đầu thức tỉnh. Mị nhớ lại cảnh mình bị trói rồi cô xót thương cho chính bản thân mình. Mị lại nhớ đến cảnh một người đàn bà hồi trước bị trói đến chết ở cái nhà này. Rồi Mị lại nhìn A Phủ. “Cơ chừng người này mai là chết, chết đau chết đói phải chết”. Lúc này Mị nhận ra tội ác của cha con thống lí “chúng nó thật độc ác”. Lòng đồng cảm với A Phủ ngày một tăng lên rồi nó lẫn át sự sợ hãi của Mị. Nó đã tạo ra một sức mạnh lớn để dẫn tới hành động, Mị cởi trói cứu A Phủ và chạy theo anh trốn thoát khỏi nhà thống lí. Chạy theo A Phủ là Mị chạy theo tiếng gọi của tự do, tiếng gọi của hạnh phúc. Khát khao tự do hạnh phúc đã đẩy bước chân Mị đi nhanh hơn để trốn thoát khỏi cái địa ngục nơi nhà thống lí.  Chi tiết này đã thể hiện ngòi bút nhân đạo của tác giả.

Qua việc miêu tả số phận, Tô Hoài đã mang đến một cô Mị ngoan hiền hiếu thảo. Nổi bật trong con người cô là sức sống tiềm tàng mãnh liệt và khát vọng tự do hạnh phúc. Cô là nhân vật thể hiện rõ giá trị nhân đạo của tác phẩm. Đó  chính là một trong những sức hút của “Vợ chồng A Phủ” đối với người đọc.

Phân tích nhân vật mị trong đêm tình mùa xuân

Phân tích nhân vật Mị
Tô Hoài là một trong những cây bút tiêu biểu của nền văn học Việt Nam hiện đại. Ông được mệnh danh là nhà văn của núi rừng Tây Bắc. Các tác phẩm của ông đều tái hiện một cách sinh động phong tục tập quán của người dân miền núi. “Vợ chồng A Phủ” là một truyện ngắn xuất sắc của Tô Hoài rút từ tập “Truyện Tây Bắc”. Tác phẩm tái hiện lại cuộc đời và số phận của Mị và A Phủ trong hai giai đoạn khi ở Hồng Ngài và Phiềng Sa. Truyện rất thành công trong việc thể hiện bút pháp miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật rất tài hoa của Tô Hoài. Đặc biệt là đoạn trích miêu tả diễn biến tâm lí và hành động của nhân vật Mị trong đêm tình mùa xuân.

Mị là nhân vật trung tâm của tác phẩm, cô mang những nét tiêu biểu của người con gái núi rừng Tây Bắc. Mị là cô gái xinh đẹp, yêu đời. Ở tuổi thanh xuân, cô có một tính cách phóng khoáng, tự do ; một trái tim nồng nhiệt , căng tràn sức sống, khao khát yêu và được yêu . Mị cũng là một cô gái tài năng. Cô thổi sáo rất hay, không những vậy, thổi lá cũng hay như thổi sáo, đã biết bao nhiêu người hằng đêm thổi sáo đi theo Mị. Những đêm tình mùa xuân, trai làng đến đứng nhẵn vách đầu buồng Mị. Tất cả những điều đó như báo trước một cuộc đời tươi đẹp, nhiều ước mơ, khao khát hạnh phúc tuy cuộc sống còn khó khăn. Nhưng không may, Mị lại trở thành nạn nhân của cường quyền và thần quyền Tây Bắc. Chỉ vì món nợ truyền kiếp của gia đình và lần cúng trình ma nhà thống lí, Mị đã vĩnh viễn trở thành cô con dâu gạt nợ của gia đình Pá Tra , để từ đây cuộc sống của Mị hoàn toàn thay đổi. Vốn là một cô gái tràn trề sức sống, Mị trở thành một cô gái mất hết ý chí về cuộc đời, cô ngày càng ít nói “lầm lũi như con rùa nuôi trong xó cửa”, nghĩ mình cũng như là một công cụ lao động, như là một con trâu con ngựa trong nhà thống lí Pá Tra.

Những tưởng cuộc đời Mị sẽ mãi như thế, vĩnh viễn sống trong cảnh tối tăm địa ngục, không có ý định giải thoát cho mình nữa. Nhưng không, sức sống ấy không hề tiêu tan trong tâm hồn đã chai dạn vì quá đau khổ mà nó chỉ tạm thời lắng xuống, như một ngọn lửa nhỏ nằm dưới đám tro tàn chờ cơ hội bùng lên mạnh mẽ.

Khung cảnh mùa xuân năm ấy đã tác động vào tâm hồn Mị với những cơn gió thổi vào cỏ gianh vàng ửng và sắc màu sặc sỡ của những chiếc váy hoa phơi dưới nắng xòe ra trên mỏm đá như những cánh bướm. Những yếu tố đó đã làm cho lòng Mị phơi phới trở lại. Mị lẩm nhẩm hát theo bài hát của người đang thổi sáo, “tiếng sáo gọi bạn nơi đầu núi ” văng vẳng vọng lại. Tuy nhiên, sức sống tiềm tàng trong tâm hồn Mị chỉ thực sự bùng lên mạnh mẽ nhất trong đêm tình mùa xuân.

Mị uống rượu ngày tết và lịm mặt say, ngồi trơ ra giữa nhà . Hơi rượu và “tiếng sáo gọi bạn yêu lơ lửng bay ngoài đường” đã kéo Mị ra khỏi thực tại. Bữa rượu tan từ bao giờ Mị cũng không biết, người về người đi chơi đã vãn cả Mị vẫn ngồi đấy. Tâm hồn Mị đang sống về ngày trước. Mị nhớ lại “mùa xuân này, Mị ngồi thổi sáo bên bếp lửa, Mị uốn chiếc lá trên môi, thổi lá cũng hay như thổi sáo, có biết bao nhiêu người mê ngày đêm thổi sáo đi theo Mị”. Trong đầu Mị nhớ lại những kí ức tưởng chừng đã bị quên lãng.Nhưng quan trong hơn, Mị đã thức tỉnh được sức sống trong tâm hồn mình. Mị vẫn nhớ, vẫn ý thức được về bản thân, ý thức được mình còn là một con người, mình còn trẻ. Nhưng bỗng chốc thực tại tàn nhẫn ùa về làm cho Mị đau đớn “nếu có nắm lá ngón trên tay lúc này Mị sẽ ăn cho chết ngay chứ không thèm nhớ lại nữa”. Điều này càng chứng tỏ sức sống tiềm tàng đang trỗi dậy trong tâm hồn Mị. Khi người ta muốn chết, có ý thức đấu tranh thoát khỏi cuộc sống vô nghĩa thì có nghĩa là lúc đó người ta đang tha thiết sống.

Nhưng ngay sau đó diễn biến tâm lí và hành động của Mị lại đầy mâu thuẫn. Mị muốn đi chơi, khao khát được sống được tự do nhưng Mị lại không bước ra ngoài đường chơi mà lại từ từ bước vào buồng, ngồi trên giường mà nhìn ra cái cửa sổ vuông – ngục giam tâm hồn Mị. Lúc này trong tâm hồn Mị có một diễn biến rất phức tạp, có sự đấu tranh quyết liệt giữa một bên là sức sống mãnh liệt, khát khao hạnh phúc và một bên là hiện thực cuộc sống, là mặc cảm về thân phận. Thế nhưng rồi niềm khát khao đã chiến thắng, Mị sắn thêm miếng mỡ bỏ vào đĩa đèn cho sáng, quấn lại tóc và sửa soạn áo váy chuẩn bị đi chơi. Lúc này Mị không hề sống trong thực tại mà chỉ nhớ về quá khứ, tâm hồn Mị đã đi theo tiếng sáo đến những cuộc chơi những đám chơi. Rồi A Sử về, hỏi Mị, trói Mị vào cột nhà. Mặc cho bị A Sử lấy thắt lưng trói hai tay, lại lấy cả thúng sợi đay trói đứng vào cột nhà, quấn cả tóc vào cột Mị vẫn không hề hay biết. Trong đầu Mị vẫn dập dờn tiếng sáo “em không yêu quả pao rơi rồi – em yêu người nào – em bắt pao nào”. Chỉ cho đến khi định vùng bước đi ra ngoài chơi, bị những sợi đay siết chặt vào người thì Mị mới biết là mình đang bị trói. Lúc này Mị đau đớn không chỉ ở nỗi đau thể xác mà còn ở tâm hồn. Còn gì chua xót tủi nhục hơn khi một con người bị giam cầm, bị chặn đứng khát vọng sống ngay khi khát vọng ấy vừa bùng lên sau bao nhiêu lâu bị thực tại cuộc sống vùi dập, làm cho chai dạn. Mị lúc say lúc tỉnh. Hơi rượu thoang thoảng. Lúc thì Mị thấy trong đầu dập dờn tiếng sáo gọi bạn yêu, lúc lại quay trở về hiện thực bị trói đứng với những sợi dây đay siết chặt quanh người. Nhưng diễn biến tâm lí lại ngày càng diễn biến theo chiều hướng ngược lại so với lúc đầu. Mị càng lúc càng hết say, càng lúc càng tỉnh, càng lúc càng đớn đau. Ý muốn đi chơi dần mất đi, ngọn lửa của sức sóng tiềm tàng nhỏ dần rồi tắt hẳn. Để rồi đến sáng ngày hôm sau Mị hoàn toàn ngã quỵ cả về thể xác lẫn tinh thần. Mị quay trở về là Mị của thường ngày, là “con rùa nuôi xó cửa của nhà thống lí Pá Tra”.

Mị là nhân vật trung tâm của truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ”, qua diễn biến tâm lí và hành động của Mị trong đêm tình mùa xuân, tác giả đã mang đến và thổi bùng ngọn lửa sức sống tiềm tàng trong nhân vật của mình, chứng minh cho khát vọng sống và sức sống mạnh mẽ của người dân miền núi Tây bắc.

Trên đây là bài tập làm văn phân tích nhân vật Mị, Baitaplamvan chúc các bạn học tốt!

Nguyễn Văn Vinh

Chào tất cả các bạn! Mình là Nguyễn Văn Vinh – làm việc tại trung tâm giáo dục BÀI TẬP LÀM VĂN. Rất mong được các bạn ủng hộ!

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button