Phân tích quá trình tha hóa của Chí Phèo ngắn và 3 bài văn mẫu
Bài tập làm văn phân tích quá trình tha hóa của Chí Phèo bao gồm dàn ý phân tích quá trình tha hóa của Chí Phèo và các bài văn mẫu chọn lọc. Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các bạn học sinh phân tích quá trình tha hóa của Chí Phèo hay nhất.
Dàn ý phân tích quá trình tha hóa của Chí Phèo
I.Tìm hiểu chung
1.Tác phẩm
Nam cao đặt tên cho tác phẩm này là Cái lò gạch cũ, 1941 đổI lạI là Đôi lứa xứng đôi, 1945 sửa lạI là Chí Phèo, in trong tập Luống cày.
2.Tóm tắt
* Sống lương thiện, nghèo khổ: Ngày khi chào đờI, Chí Phèo bị bỏ rơi trong một cái lò gạch cũ. Được dân làng nuôi, Chí Phèo lớn lên như một loài cây dạI, tuổI thơ hết đi ở nhà này lạI đi ở cho nhà nọ, tuổI thanh niên ra sức làm thân trâu ngựa cho nhà lí Kiến. Vì một chuyện ngờ ghen vớ vẫn lí Kiến đã nhẫn tâm đẩy Chí Phèo vào tù.
* Bị tha hoá: Sau bảy, tám năm biệt tích, Chí Phèo trở về làng, hoàn toàn biến đổI nhân hình lẫn nhân tính, làm tay sai của bá Kiến và trở thành con quỷ của làng Vũ Đại. Anh sống triền miên trong những cơn say, không ý thức được hành động tàn ác của chính mình: Chí Phèo đã bị biến chất, tha hoá hoàn toàn.
* Rơi vào bi kịch và vùng lên để thoát khỏI bi kịch: Cho nên khi Chí Phèo gặp thị Nở trong một cơn ốm và anh được thị Nở chăm sóc. Tình cảm chân thật của Thị Nở đã khơi dậy ý thức và lương tâm của Chí Phèo. Anh nghĩ rằng thị Nở cảm thông được vớI mình thì ngườI khác cũng có thể chấp nhận mình, nên mong được làm hoà vớI mọI người. Bản chất tốt đẹp của ngườI lao động trong Chí Phèo vốn tiềm tàng, nay có cơ hộI tỉnh thức, anh muốn làm ngườI lương thiện.
* Chí Phèo lạI rơi vào bế tắc và thảm kịch xảy ra: Chí Phèo tha thiết muốn trở về vớI mọI ngườI, nhưng tất cả làng Vũ ĐạI đều sợ hãi và xa lánh anh. Thị Nở lạI “cắt đứt” vớI Chí Phèo. Anh lạI rơi vào tình thế hoàn toàn tuyệt vọng và bỗng nhận ra kẻ đã cướp quyền làm ngườI của mình là bá Kiến. Thảm kịch xảy ra : anh đâm chết bá Kiến rồI tự sát.
3.Chủ đề
Khám phá số phận bi thảm của ngườI nông dân nghèo bị tha hoá trong xã hộI cũ và thể hiện tinh thần nhân đạo chủ nghĩa sâu sắc.
II.Phân tích
1.Lưu ý
* Tha hoá : là biến đổI thành cái khác. Trong truyện Chí Phèo, tình trạng con ngườI bị tha hoá có thể hiểu ở hai phương diện. Một là không được sống như bản chất ngườI của mình: Chí Phèo vốn là một nông dân lương thiện mà phảI sống như một con quỷ dữ của làng Vũ Đại. Hai là những sản phẩm do mình tạo ra lạI trở thành xa lạ, thậm chí thù địch vớI chính mình: những ngườI nông dân như Chí Phèo đã xây dựng nên làng Vũ ĐạI cần lao và lương thiện, nhưng cái làng ấy không chấp nhận Chí Phèo quay về, thậm chí còn thù ghét và sợ hãi anh (khi Chí Phèo chết, cả làng cảm thấy mừng rở).
* Bi kịch : ở đây chỉ con ngườI rơi vào một tình huống bi thảm, không lốI thoát, nhưng ngườI ta chỉ cảm thấy tình huống đó khi ý thức được. Chí Phèo tuy bị tha hoá từ lâu, nhưng trước khi gặp thị Nở, anh sống triền miên trong những cơn say và chưa thấy mình khổ, nghĩa là chưa thật sự có bi kịch nộI tâm. Cho đến lúc bị ốm, gặp thị Nở, Chí Phèo tỉnh ra, mớI ý thức được tình trạng tha hoá của mình và bi kịch bắt đầu diễn ra trong đờI sống nộI tâm của anh.
2. Phân tích cụ thể
a.Giá trị tố cáo hiện thực – nhât vật bá Kiến
* Trong truyện Chí Phèo, Nam Cao có phân tích các quan hệ xã hộI nông thôn miền Bắc nước ta trước Cách mạng tháng Tám 1945. Quan hệ đó gồm hai mâu thuẫn :
o Mâu thuẫn thường xuyên trong nộI bộ bọn cường hào, địa chủ thống trị. Bọn chúng như một đàn cá tranh mồi. MồI thì ngon và bè nào cũng muốn ăn, do đó, chúng luôn luôn rình cơ hộI để trị nhau, muốn cho nhau lụn bạI để cườI lên đầu lên cổ nhau. Mâu thuẫn khá phổ biến, gay gắt ngày có liên quan đến số phận những binh Chức, Năm Thọ, đặc biệt là Chí Phèo.
o Mâu thuẫn giai cấp đốI kháng giữa bọn địa chủ cường hào thống trị vớI ngườI nông dân lao động bị áp bức bóc lột được tác giả tập trung thể hiện một cách sâu sắc.
* Nhân vật tiêu biểu cho gia cấp thống trị là bá Kiến được Nam Cao vạch trần bộ mặt tàn ác, xấu xa của hắn. Đây là một tên cường hào cáo già trong “nghề” thống trị dân đen, được khắc hoạ qua những chi tiết ngoạI hình thật độc đáo, từ giọng quát rất sang, lốI nói ngọt nhạt đến cái cườI Tào Tháo. Bằng cách để nhân vật độc thoạI, tự phơi ra những tính toán, thủ đoạn, âm mưu thâm độc trong việc đàn áp, thống trị tầng lớp nông dân, tác giả đã lột trần bản chất gian hùng của bá Kiến : mềm nắn rắn buông, sợ kẻ cố cùng liều thân, bám thằng có tóc, một ngườI khôn ngoan thì chỉ bóp đến nửa chừng, ngấm ngầm đẩy ngườI ta xuống sông, nhưng rồI lạI dắt nó lên để nó đền ơn… Bản chất gian hùng ấy của bá Kiến tập trung đầy đủ trong cái cách đốI xử của hắn vớI Chí Phèo.
b.Giá trị nhân đạo – nhân vật Chí Phèo
* Trước hết, Chí Phèo là một sản phẩm của tình trạng áp bức bóc lột ở nông thôn nước ta trước Cách mạng tháng Tám 1945. Đó là hiện tượng ngườI lao động lương thiện bị đẩy vào con đường lưu manh dần dần bị tha hoá. Vì hờn ghen vớ vẫn. Lí Kiến đẩy anh canh điền vào nhà tù. Nhà tù thực dân đã tiếp tay lão cường hào thâm độc để giết anh chết phần “ngườI” trong con ngườI Chí Phèo, biến Chí thành Phèo, biến ngườI nông dân lương thiện thành quỷ dữ. Chi tiết kết thúc tác phẩm đầy ngụ ý, biết đâu lạI chẳng có một “Chí Phèo con” bước từ cái lò gạch cũ vào đờI để “nốI nghiệp bố” Hiện tượng Chí Phèo chưa thể hết khi xã hộI tàn bạo vẫn không cho con ngườI được sống hiền lành, tử tế, vẫn còn những ngườI dân lương thiện bị đẩy vào con đường lưu manh, tộI lỗi. Sức mạnh phê phán, ý nghĩa điển hình của hình tượng Chí Phèo chính là vạch ra được cái quy luật tàn bạo, bi thảm này trong cái xã hộI tốI tăm của nông thôn nước ta thờI đó.
* Nam Cao đã cho thấy tất ca nỗI thống khổ ghê gớm của nhân vật Chí Phèo. NỗI thống khổ đó không phảI là không nhà không cửa, không cha không mẹ, không họ hàng thân thích… mà chính là Chí Phèo bị xã hộI vằm nát cả một mặt ngườI, cướp đi linh hồn ngườI, phảI sống kiếp sống tốI tăm của con vật lạ. Đó chính là nỗI thống khổ của cá thể sinh ra là ngườI nhưng lạI không được làm ngườI và bị xã hộI từ chốI, xua đuổI. Tình trạng bi thảm này được tác giả minh chứng trong đoạn mở đầu giớI thiệu một chân dung, một tính cách “hấp dẫn”, vừa hé cho thấy một số phận bi đát. Dù say rượu đến điên khùng, Chí Phèo vẫn như cảm nhận thấm thía “nông nỗI” khốn khổ của thân phận mình. Anh chửI trờI, chửI đờI rồI chuyển sang chửI tất cả làng Vũ ĐạI, cuốI cùng anh chửI thằng cha con mẹ nào đẻ ra cái thằng Chí Phèo. Không ai chửI lạI anh vì rất đơn giãn là không ai coi anh như con người.
* Nam Cao có vài cái nhìn đầy chiều sâu nhân đạo khi đi vào nộI tâm nhân vật để phát hiện và khẳng định bản chất lương thiện của những con ngườI khốn khổ. Chí Phèo đến vớI thị Nở trong một đêm trăng say rượu. Như điều kì diệu là thị Nở không phảI chỉ khơi dậy bản năng ở gã đàn ông say, mà lòng yêu thương mộc mạc chân thành, sự chăm sóc giản dị của ngườI đàn bà khốn khổ ấy đã làm thức tỉnh Chí Phèo. Trong tâm hồn tưởng chừng như chai đá thậm chí bị huỷ hoạI của Chí Phèo, phần bản chất lương thiện ngày thường bị lấp đi vẫn le lói một ánh sáng lương tri, sẽ bừng sáng lên lúc gặp cơ hội. Lúc được thị Nở chăm sóc, Chí Phèo thật sự ngạc nhiên vì xưa nay, nào có thấy ai tự nhiên cho cái gì, mà hắn phãi doạ nạt hay là giật cướp mớI có được. Lần đầu tiên khi tỉnh giấc, anh bâng khuâng nghe tiếng chim hót (…) tiếng cườI nói của những ngườI đi chợ, thì niềm ao ước có một gia đình nho nhỏ trỗI dậy trong lòng anh. Nam Cao viết : “… hắn có thể tìm bạn được, sao lạI chỉ gây kẻ thù ? (…) Hắn thèm lương thiện, hắn muốn làm hoà vớI mọI ngườI biết bao!”
* Còn thị Nở, một ngườI phụ nữ bị ngườI làng xa lánh như tránh một con vật nào rất tởm, khi được yêu thương thì tình yêu làm cho có duyên, chị biết lườm, biết thẹn thùng, tiếng “vợ chồng” thấy ngường ngượng mà thinh thích. Nam Cao tự hỏI : “Đó vẫn là điều mong muốn âm thầm của con ngườI khốn nạn ấy chăng?”
* VớI một tình cảm nhân đạo sâu sắc, Nam Cao đã phát hiện phần sâu kín đang âm ỉ cháy trong tâm hồn của kẻ bị tha hoá là Chí Phèo, của kẻ u mê là thị Nở : họ luôn tha thiết mong được thương yêu. được cảm thông và được sống hoà nhập vớI mọI người.
* Nhưng con đường trở lạI làm ngườI lương thiện vừa mở ra trước mắt Chí Phèo bị chặn đứng lại. Bà cô của thị Nở dứt hoát không cho cháu bà đâm đầu đi lấy một thằng không cha. Ai lạI đi lấy thằng chỉ có một nghề là rạch mặt ra ăn vạ. Bà ta cũng giống như mọI ngườI, quen coi Chí Phèo là “ con quỷ dữ” từ lâu rồi. Thế là Chí Phèo bị rơi vào một bi kịch tâm hồn đau đớn, bi kịch của con ngườI không được nhận làm người. Ngay trong phút giây tuyệt vọng đó, anh xách dao đến nhà Bá Kiến, không chỉ vì say mà chủ yếu vì lòng căm thù vẫn âm ỉ lâu nay trong đầu óc u tốI của anh giờ đây đã bừng lên. Những lờI lẽ cuốI cùng của Chí Phèo bộc lộ tất cả bi kịch nộI tâm đau đớn đó : “Tao muốn làm ngườI lương thiện (…) Không đựơc ! Ai cho tao lương thiện ? Làm thế nào cho mất được những vết mảnh chai trên mặt này? Tao không thể là ngườI lương thiện được nữa. Biết không !”. Sau khi đâm chết Bá Kiến, Chí Phèo chỉ còn một cách là tự sát. Thế là trước đây, để bám lấy sự sống, Chí Phèo đã từ bỏ nhân phẩm, bán linh hồn cho quỷ; giờ đây ý thức về nhân phẩm thức dậy, linh hồn đã trở về, Chí Phèo lạI phảI tự huỷ diệ cuộc sống của mình.
c.Giá trị nghệ thuật
Chí Phèo là một tác phẩm xuất sắc, thể hiện nghệ thuật viết truyện độc đáo cùa Nam Cao.
* Trước hết là cách xây dựng nhân vật điển hình. Bá Kiến, Chí Phèo vừa tiêu biểu cho những loạI ngườI có bề dầy trong xã hộI, vừa là những cá tính độc đáo và có sức sống mạnh mẽ. Tâm lí nhân vật được miêu tả thật tinh tế sắc sảo, tác giả có khả năng đi sâu vào nộI tâm để diễn tả những diễn biến tâm lí phức tạp của nhân vật.
* Cách dẫn dắt tình tiết toàn truyện thật linh hoạt, không theo trật tự thờI gian mà vẫn rành mạch, chặt chẽ, lôi cuốn : cảnh Chí Phèo trở về làng, lai lịch Chí Phèo, cảnh Chí Phèo gây sự, nằm vạ ở nhà Bá Kiến, từ tên cường hào bá Kiến dẫn tớI các tên sừng sỏ khác ở làng Vũ ĐạI, rồI Chí Phèo biến thành tay chân đắc lực cho Bá Kiến, bị tha hoá…
* Ngôn ngữ thật tự nhiên sống động, khẩu ngữ được sử dụng nhuần nhị, mang hơi thở của đờI sống. Ngôn ngữ kể chuyện vừa là ngôn ngữ tác giả, có khi vừa là ngôn ngữ nhân vật.
* Giọng văn biến hoá, không đơn điệu. tác giả như nhập vai vào từng nhân vật, chuyển từ vai này sang vai khác một cách linh hoạt, tự nhiên.
III. Kết luận
– Tác phẩm Chí Phèo mang giá trị nhân đạo sâu sắc, thể hiện tấm lòng yêu thương, trân trọng của Nam Cao đốI vớI những ngườI khốn khổ.
– Chí Phèo còn là tiếng kêu cứu thiết tha của những ngướI bất hạnh. Hãy bảo vệ và đấu tranh cho quyền được làm ngườI của những con ngườI kương thiện. Họ phảI được sống và sống hạnh phúc, không còn những thế lực đen tốI của xã hộI đẩy họ vào chổ cùng khốn, bế tắc, đầy bi kịch xót xa…
Bài văn mẫu phân tích quá trình tha hóa của Chí Phèo
Phân tích quá trình tha hóa của Chí Phèo – bài 1
Chí Phèo – một tấn bi kịch của một người nông dân nghèo bị tha hóa trong xã hội cũ, một con người điển hình. Bản chất của Chí Phèo là một con người lương thiện, luôn khao khát được sống như một người bình thường, muốn sống lương thiện nhưng lại bị xã hội lúc bấy giờ biến thành con quỷ dữ của làng Vũ Đại. Bi kịch này bắt đầu diễn ra trong nội tâm Chí Phèo khi hắn gặp Thị Nở với “bát cháo hành”. Chính tình yêu Chí Phèo – Thị Nở đã đánh thức con người lương thiện của hắn. Hay nói cách khác chính sự xuất hiện của Thị đã cứu Chí Phèo thoát khỏi tấn bi kịch đó dù chỉ là trong phút chốc.
Chí Phèo là kiệt tác của Nam Cao. Trên cơ sở người thật, việc thật ở quê mình, tác giả đã hư cấu, sang tạo nên bức tranh hiện thực sống động về xã hội nông thôn Việt Nam trước CMT8 với tất cả sự tăm tối, ngột ngạt cùng bao nhiêu bi kịch đau đớn, kinh hoàng… Dù có được đặt tên là Cái lò gạch cũ, Đôi lứa xứng đôi hay Chí Phèo thì tác phẩm ấy vẫn được nhận ra bởi giá trị hiện thực và nhân đạo vô cùng to lớn của nó.
Nhân vật chính Chí Phèo là đại diện điển hình cho bi kịch của những người nôn dân bị tha hoá trong xã hội cũ. Nhưng những cảnh ngộ cùng quẫn, bi đát trong cái xã hội ấy đã không thể làm cho những người dân quê khốn khổ như Chí Phèo mất đi niềm khao khát được sống tốt đẹp và lương thiện. Trong con người họ lúc nào cũng luôn âm ỉ một sự phản khánh vô cùng mạnh mẻ.
Một chút về Chí Phèo, ta có thể thấy hắn là một đưa con rơi, ra đời trong cái lò gạch cũ, lớn lên bằng tình thương bố thí của những người nghèo. Khi lớn lên làm canh điền trong nhà Bá Kiến lại bị vợ ba Bá Kiến gọi lên “bóp chân”; Bá Kiến sanh long ghen tuông nên đưa đi tù. Thời gian sau, Chí Phèo lại trở thành “con quỷ dữ của làng “Vũ Đại” tác oai tác quái dân lành. Chí Phèo chìm trong cơn say, chỉ có một lần hắn tỉnh thật sự vào một buối sáng (đã được Thị Nở đánh thức). Nhưng rồi tình yêu bị đổ vỡ. Bế tắc, đi tìm lương thiện, hắn giết Bá Kiến rồi tự giết mình. Chí Phèo chết nhưng chưa hết truyện. Thị Nở “nhìn nhanh xuống bụng” và “và thoáng hiện ra cái lò gạch cũ”. Một “Chí Phèo con” sắp ra đời. Cách sắp xếp khá tinh tế độc đáo. Cứ mỗi lần Chí Phèo ngoi lên thì lại bị cuộc đời này đè xuống. Khiến người đọc phải theo dõi liên tục không thể rời được.
Hay cho Nam Cao khi xây dựng được một chiều diễn biến tâm lý nhân vật thật xuất sắc. Ta có thể nhận thấy dễ dàng nhất ở đoạn Chí Phèo mở mắt thì trời đã sang… Một lần hắn tỉnh. Những thanh sắc cuộc sống “mặt trời chắc đã cao”, “tiếng chim ríu rít” lại hiện lên mặc dù hắn đang ở trong cái lều ẩm thấp. Lần đầu tiên hắn tỉnh, và cũng là lần đầu tiên hắn có những rung động với trước cuộc sống. Hắn nghe “tiếng cười nói của những người đi chợ”, “nghe tiếng thuyền chài gõ mái chèo đuổi cá”.
– Rồi những kỉ niệm xưa lại hiện về. Có lần hắn ước ao “một gia đình nho nhỏ. Chồng cày thuê cuốc mướn, vợ dệt vải…mặc dù chỉ là mơ hồ.
– Từ đấy hắn cảm thấy buồn cô độc.
+ Cái diễn biến tâm lí của một con quỷ đang hướng về lương thiện.
Trong truyện ngắn Chí Phèo, quá trình bị cự tuyệt quyền làm người thật ra đã bắt đầu từ lâu, diễn ra đồng thời với quá trình bị tha hoá. Tiếng chửi ngay từ đầu tác phẩm đã thể hiện điều đó.Chí cất lên tiếng chửi trời, chửi đời, chửi làng xóm, tất cả mọi người – những kẻ không chửi lại, cả những kẻ đã đẻ ra hắn. Tiếng chửi ấy như là tiếng hát để được giải thoát, vu vơ, ngân ngơ của một thằng say. Vậy mà nó thật trừu tượng mà cụ thể, xa đến gần, có thứ tự và vô cùng văn vẻ. Tiếng chửi là khao khát được giao tiếp với đời dù là hình thức giao tiếp hạ đẳng nhất. Nhưng nó lại không được ai đáp lại cả. Nhưng phải từ khi gặp Thị Nở, tức là từ khi Chí Phèo thức tỉnh, bi kịch mới thật sự bắt đầu. Chí Phèo ngạc nhiên, xúc động khi Thị Nở bê bát cháo hành sang cho Chí Phèo. Hương vị cháo hành là hương vị của tình yêu chân thành, hạnh phúc giản dị mà to lớn. Rồi liên tiếp, Chí Phèo đều cảm thấy hơi cháo hành thoang thoảng trong mũi. Lần đầu là khi Thị từ chối, hắn nghĩ ngợi một tí, rồi hình như hiểu, hiểu mình đã có quá nhiều tội lỗi, ngẩn người ra để tự hổi làm sao để trở lại làm một con người bình thường?! Lần thứ hai là lần quyết định hành động, hắn uống thật nhiều rượu nhưng càng uống lại càng tình, tình ra lại buồn, lúc đó hơi cháo hành lại thoang thoảng xuất hiện, đó là ý nghĩa biểu trưng, hắn lại nghĩ đến Thị, phân vân giữa việc làm người và một con quỹ, đó chính là ước mơ lương thiện, làm một con người như mọi người! Rồi đến lúc gặp mặt Bá Kiên, những hành động đó mới là tư thế làm người cuối cùng trước khi chết của Chí Phèo.
Một Chí Phèo tỉnh đã giết chết 1 Chí Phèo say. Chí Phèo bằng xương, bằng thịt đã chết nhưng còn lại trong lọng người đọc là Chí Phèo đòi quyền sống, đang dõng dạc đòi làm người lương thiện. Như vậy, khi ý thức nhân phẩm đã trở về, Chí Phèo không bằng lòng sống như trước nữa. Và Chí Phèo chết trong bi kịch đau đớn, chết trên ngưỡng cửa trở về cuộc sống. Đây không thể là hành động lưu manh mà là sự vùng lên tuyệt vọng của người nông dân khi thức tỉnh cuộc sống. Mang đậm giá trị tố cáo rất cao, lên án giai cấp phong kiến thống trị tha hoá, những bị kịch như vậy sẽ còn tiếp diễn…
Phân tích quá trình tha hóa của Chí Phèo – bài 2
Trong những năm 40 của thế kỉ, cuộc sống của nhân dân ta rất khó khăn, bị bóc lột khổ cực, hay chính họ là những nô lệ cho tầng lớp quan lại, bí bách không lối thoát. Trước hiện thực ấy, đã có rất nhiều nhà văn đứng lên bênh vực cho lẽ phải, phê phán hiện thực bằng ngòi bút của mình. Trong các tác giả đó, phải kể đến Nam Cao, ông nổi bật với những trang viết khai phá sâu sắc bi kịch của những kiếp người khổ đau trong bóng tối của xã hội. Chí Phèo là một trong những tác phẩm được coi là kiệt tác của ông về tài năng cũng như trong phong cách nghệ thuật.
Truyện ngắn Chí phèo đã được Nam Cao tái hiện lại hình ảnh nông thôn của xã hội Việt Nam lúc bấy giờ (trước Cách mạng tháng Tám). Đó là một xã hội được đặc trưng bởi một bên là bộ mặt của Bá Kiến, Lí Cường, Đội Tảo…là một đội ngũ cường hào, đại chủ thống trị, bóc lột sức lao động của nhân dân, nhưng cũng chính trong nội bộ này cũng có sự mâu thuẫn. Bọn chúng như một đàn cá tranh mồi. Mồi thì ngon mà bè nào cũng muốn ăn, do đó, chúng luôn rình cơ hội để thống trị lẫn nhau, muốn cho nhau lụi bại để cưỡi đầu cưỡi cổ lên nhau. Mâu thuẫn khá phổ biến, gay gắt, có liên quan đến những số phận Binh Chức, Năm Thọ và đặc biệt là Chí Phèo.
Tầng lớp thứ hai là những người như Chí Phèo, Năm Thọ, Binh Chức họ lại hợp thành một nhóm riêng. Họ là những người dân thường, những người lao động nghèo, nhưng đã bị manh hóa, bị mua chuộc và trở thành tay sai cho bọn địa chủ thống trị, những tên cường hào, lí dịch và gây nên không biết bao nhiêu tội vạ cho những người lương thiện. Dưới ngòi bút của Nam Cao, bức tranh xã hội hiện lên đầy kịch tính, chất chứa những xung đột bùng nổ.
Tác giả đã xây dựng hình tượng Chí Phèo là người điển hình cho những người bị tha hóa. Tha hóa tức là biến đổi thành cái khác. Khi con người bị tha hóa thường xấu xa đi so với bản chất lương thiện của họ. Chí Phèo, bị tha hóa ở hai phương diện. Chí Phèo vốn là một người có bản chất hiền lành, là người nông dân lương thiện mà phải sống như một con quỷ dữ ở làng Vũ Đại. Không chỉ thế, những người dân làng Vũ Đại trở nên xa lánh Chí, không chấp nhận cho Chí quay về làm “người”. Thậm chí mọi người còn sợ hãi, đáng thương hơn là khi Chí chết cả làng không ai thương tiếc mà lại vui mừng. Thông qua nhân vật Chí Phèo, Nam Cao đã trực tiếp nêu lên vấn đề con người bị tha hóa, bị vong thân, mất nhân tính, nhân cách vì bị áp bức, bóc lột, đói khổ, cùng cực. tác giả đã mổ xẻ vấn đề trong cuộc sống, ý thức về quyền sống, quyền làm người, ý thức nhân cách, nhân phẩm ngay ở những con người bị cộng đồng khinh bỉ, gạt sang bên lề của xã hội. Nhưng người đọc cũng có thể thấy được, truyện Chí Phèo còn giúp người đọc có cơ sở để chia sẻ những dằn vặt, đau khổ của con người khi không được làm người, chỉ mong ước có được cuộc sống bình thường, tiếng kêu không ai đáp “Ai cho tôi lương thiện” của Chí như thức tỉnh về số phận của mình, nhưng tiếng kêu của anh đã không ai chấp nhận.
Chính sự ý thức được bản thân mình bị tha hóa, muốn quay về làm người lương thiện nhưng không ai chấp nhận hắn, đã dẫn đến bi kịch tiếp nối trong cuộc đời hắn. Chí Phèo tuy đã bị tha hóa từ lâu, nhưng trước khi gặp Nở, hắn sống triền miên trong men rượu và chưa thấy mình khổ, tức là chưa thực sự có bi kịch nội tâm. Cho đến lúc bị ốm, Chí gặp Nở, một người phụ nữ xấu đến “ma chê quỷ hờn” đã giúp hắn thức tỉnh ra được tình trạng tha hóa của mình và bắt đầu diễn ra trong đời sống nội tâm của Chí.
Chí Phèo đã ý thức được kẻ gây ra cuộc đời đau khổ, biến hắn thành con quỷ dữ của làng Vũ Đại chính là Bá Kiến, nhân vật tiêu biểu cho giai cấp thống trị. Bá Kiến đã được Nam Cao vạch trần bộ mặt xấu xa, tàn ác của hắn. Đây là một tên cáo già cường hào trong “nghề” thống trị dân đen. Trông thì có vẻ cao sang, ăn nói hiểu đời, hiểu người, giúp đỡ những người khó khăn trong lúc hoạn nạn. Nhưng chính hắn lại đẩy những người tốt như Chí đến con đường tội ác, bản chất của hắn thật ghê tởm. Vì thế, Chí đã đến để đòi lại công bằng với Bá Kiến trong những cơn say, nhưng lại là lúc tỉnh nhất trong đời của Chí. Nhưng vì quá nhỏ bé trước thế lực thống trị độc ác nên khiến Chí đau khổ lại nối tiếp đau khổ.
Đau khổ tột cùng hơn khi Chí muốn có một gia đình với Thị Nở. Mấy ngày ở với Thị Nở hắn mới biết đến cái cảm giác ấm áp của gia đình, biết vui, biết buồn, biết mơ ước, biết ăn năn…Như vậy, Chí không phải là người máu lạnh. Nhưng vốn là người “dở hơi” không có lập trường nên Thị Nở cũng đã cự tuyệt Chí. Và con đường cuối cùng của hắn là đến tìm giết Bá Kiến sau đó tự sát. Một cái kết đau thương cho những con người không lối thoát trong cuộc sống.
Kết thúc câu chuyện, không chỉ dừng ở đấy, tuy Bá Kiến chết nhưng vẫn còn con cái, các thế lực cường hào lại tiếp tục bóc lột dân đen, còn Thị nhìn xuống cái bụng của mình và cái lò gạch bỏ hoang. Người dân hiểu rằng “Tre già măng mọc”. Và như vậy, cái chết của Chí và Bá Kiến tố cáo lên thực cảnh xã hội nhưng chưa giải quyết được thực cảnh ấy.
Nam Cao là người có sự thông cảm, sẻ chia sâu sắc với nông dân mới hiểu được và khắc họa lên bức tranh xã hội như vậy. Tác giả đã xây dựng thành công nhân vật Chí Phèo không chỉ là người đại diện cho tầng lớp bị tha hóa, mà đó còn là tiếng kêu cứu thiết tha của những con người bất hạnh. Hãy bảo vệ và đấu tranh để bảo vệ quyền lợi, quyền sống, quyền làm người của họ. Qua đây, ta có thể thấy được giá trị nhân đạo sâu sắc được thể hiện trong truyện ngắn Chí Phèo.
Phân tích quá trình tha hóa của Chí Phèo – bài 3
Nam Cao là nhà văn lớn, có những đóng góp quan trọng cho văn học dân tộc. Nếu chọn ra ba tác giả văn xuôi nổi tiếng nhất thế kỉ XX của người Việt thì chắc chắn không thể vắng ông- nhà văn của những trí thức, những nông dân nghèo khổ, khốn cùng. Và nếu phải chọn ra ba kiệt tác của Nam Cao thì không thể không có “Chí Phèo”. Trong một số câu chữ không quá nhiều, nhà văn đã chuyển tải được những thông điệp có ý nghĩa rất lớn với con người. Còn Lưu Quang Vũ lại được xem như một nhà soạn kịch tài năng nhất của văn học Việt Nam hiện đại. Ông là tác giả của gần 50 vở kịch trong đó có những vở gây chấn động dư luận như “Lời thề thứ 9”, “Tôi và chúng ta”, “Hồn Trương Ba, da hàng thịt”… Kịch của Lưu Quang Vũ đã phản ánh được những vấn đề bức thiết của thời đại, đồng thời mang tính triết lí sâu sắc. Truyện ngắn “Chí Phèo” của Nam Cao và vở kịch “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” của Lưu Quang Vũ tuy ra đời trong những hoàn cảnh xã hội – lịch sử khác nhau nhưng tất thảy đều đề cập đến những bi kịch của con người, trong đó có bi kịch tha hóa.
Có nhiều cách định nghĩa khác nhau về bi kịch. Thông thường, người ta cho rằng bi kịch là trạng thái đau khổ về tinh thần khi con người đứng trước những mâu thuẫn không thể hóa giải, khi mong muốn khát vọng và thực tiễn hoàn toàn trái ngược… Còn “tha hóa” theo nhiều nhà nghiên cứu, vốn có xuất xứ từ trong triết học của Hê-ghen.Giờ đây, nó đã biến đổi về nghĩa rất nhiều so với ban đầu. Tha hóa được hiểu là đánh mất giá trị, bản chất thông thường vốn có. Chúng ta vẫn quen dùng hai chữ ấy để chỉ những gì thuộc về con người và các hoạt động của con người, liên quan đến chủ thể con người, theo hướng chẳng tốt đẹp gì. Do những nguyên nhân khác nhau, cả Chí Phèo và Trương Ba, hai nhân vật trung tâm trong hai tác phẩm đều rơi vào bi kịch tha hóa đau đớn.
Trong tác phẩm “Chí Phèo”, khác với các nhà văn hiện thực phê phán đương thời Nam Cao không đi sâu miêu tả quá trình đói cơm, rách áo bần cùng khốn khổ của người nông dân, mặc dù trong thực tế, đó cũng là một hiện thực phổ biến.Nhà văn trăn trở băn khoăn suy ngẫm nhiều hơn về một hiện thực còn thảm khốc hơn cả đói rét bần cùng. Đó là sự tha hóa…
Tác phẩm được mở đầu bằng tiếng chửi ngoa ngoắt, thách thức của Chí. Hắn chửi trời, chửi đời, chửi làng Vũ Đại, chửi những ai không chửi nhau với hắn và cuối cùng chửi người đã sinh ra hắn.Đây là tiếng chửi của một tên say rượu, một tiếng chửi vô thức. Nhưng đôi khi trong vô thức, con người lại thể hiện chính mình nhiều hơn khi tỉnh.Qua tiếng chửi của Chí Phèo, người đọc cảm thấy như đang đối diện với một con “người- vật” quái gở, đang ở tận cùng của khổ đau, đang trút lên cuôc đời tiếng nói hằn học, phẫn uất, đầy đau khổ của mình.Cũng qua tiếng chửi của Chí, người đọc nhận ra ba thái độ khác nhau: thái độ hằn học, thù địch đau khổ của Chí, thái độ khinh miệt dửng dưng của người đời, thái độ phẫn uất thương cảm của tác giả.Tiếng nói nhân ái của nhà văn đã đánh thức tấm lòng người đọc. Qua cách dẫn dắt của người kể chuyện, người đọc hiểu rằng trước kia Chí vốn hiền lành lương thiện, tự trọng.Hắn đã từng mơ ước được sống bằng hai bàn tay lao động của mình với “một gia đình nho nhỏ, chồng cuốc mướn cày thuê, vợ dệt vải..”. Làm canh điền cho lí Kiến bị bà ba lợi dụng xúc phạm Chí cảm thấy rất nhục.Chỉ sau khi ở tù về, hắn mới hóa thành một kẻ khác hẳn “Cái đầu thì trọc lốc, cái răng cạo trắng hớn…”.Cái mặt hắn cũng trở nên dị biệt “không trẻ cũng không già, nó không còn phải là mặt người,nó là mặt một con vật lạ..”. Sau khi ở tù về, hắn đã trở thành con quỷ dữ của làng Vũ Đại.Những cơn say triền miên đã cướp đi ngày tháng của hắn “Hắn ăn trong lúc say, ngủ trong lúc say, thức dậy vẫn còn say, đập đầu chửi bới rạch mặt ăn vạ trong lúc say..”. Trong cơn say, hắn đã phá nát bao cơ nghiệp, đập nát bao nhiêu cảnh yên vui, làm chảy máu và nước mắt của bao nhiêu người lương thiện.Chí Phèo đã trở thành con quỷ dữ của làng Vũ Đại.Nhưng hắn chưa bao giờ nhận ra sự thật nghiệt ngã ấy. Thậm chí còn tự đắc “Anh hùng làng này cóc thằng nào bằng ta”.Sự tha hóa hằn in trong bộ dạng trong ngôn ngữ trong hành động và cả trong những ngộ nhận của nhân vật về mình. Chí đã rơi vào tình trạng đáng lo ngại mà không biết.
Bị đối xử tàn bạo Chí đã phản kháng bằng sự bạo tàn. Đó là sự “phẫn nộ tối tăm” như Lênin đã từng nói. Trong “Chí Phèo”, Nam Cao đã chỉ ra rằng, Chí Phèo không phải một ngoại lệ. Bên cạnh hắn còn có Binh Chức, Năm Thọ… Đó là kết quả tất yếu của một lô-gic: một khi đã có Bá Kiến, Lí Cường, Đội Tảo… thì tất sẽ có Chí Phèo, Năm Thọ, Binh Chức…Đó không chỉ là sản phẩm của sự thống trị mà còn là một phương tiện thống trị “Không có những thằng đầu bò thì lấy ai trị những thằng đầu bò”.Xã hội không chỉ đẻ ra Chí Phèo mà còn tiếp tục nuôi dưỡng Chí Phèo, biến những con người như Chí Phèo thành công cụ thống trị xã hội.
Cũng như Chí Phèo, Trương Ba trước đây là con người hoàn toàn khác. Trương Ba là người nông dân chăm chỉ, khéo léo,yêu thương vợ con, chiều quý các cháu, tốt bụng với hàng xóm láng giềng, yêu cây cỏ…Từ khi sống trong xác anh hàng thịt,Trương Ba trở nên vụng về, thô tục, thô bạo, vô tình…Trương Ba thích bán thịt, ham uống rượu, những nước cờ không còn phóng khoáng mà tủn mủn, vô hồn…Trương Ba đã bị xác hàng thịt điều khiển, chi phối. Nếu Chí Phèo tha hóa mà không biết mình tha hóa, thì Trương Ba lại nhận thấy rất rõ tình trạng khốn khổ của mình. Cho dù không muốn thừa nhận, cho dù muốn bám víu vào trò chơi tâm hồn thì Trương Ba vẫn không thể phủ nhận sự thật là ông đang đánh mất mình “Mày đã thắng thế rồi đấy, cái thân xác không phải của ta a, mày đã tìm đủ mọi cách để lấn át ta”. Cuộc đối thoại thẳng thắn giữa hồn Trương Ba và xác hàng thịt đã đã diễn tả khá sâu sắc nỗi hoang mang hoài nghi, sự bất lực của con người. Mọi lí lẽ của Trương Ba không thể lung lay thứ lập luận lấm láp bụi trần nhưng hùng hồn thuyết phục của xác hàng thịt “Hai ta đã hòa vào nhau làm một rồi”. Dù khinh bỉ xác hàng thịt, Trương Ba vẫn phải quay trở lại xác hàng thịt. Sự thay đổi của hồn Trương Ba trong thời gian trú ngụ ở xác hàng thịt càng ngày càng rõ nét.
Lưu Quang Vũ đã khéo léo mượn lời các nhân vật khác- những người thân trong gia đình Trương Ba để chỉ ra điều ấy.Hồn Trương Ba bây giờ đâu còn là người làm vườn chăm chỉ, hết lòng yêu thương vợ con như trước. Ông cũng chẳng quan tâm dến chuyện của bà con làng xóm. Hồn Trương Ba thô lỗ phũ phàng không còn nhẹ nhàng khéo léo khi chữa diều, chăm sóc cây cối như trước nữa. Ngày cả chị con dâu người thông cảm cho tình cảnh của hồn Trương Ba, cũng xót xa ngỡ ngàng bởi không thấy hình ảnh con người “hiền hậu, vui vẻ tốt lành” của Trương Ba trước đây. Những lời thoại sau đó của hồn Trương Ba với Đế Thích chứng tỏ nhân vật đã ý thức sâu sắc, thấm thía về tình cảnh trở trêu của mình:“Ông chĩ nghĩ đơn giản là cho tôi sống nhưng sống như thế nào thì ông chẳng cần biết”.
Nỗi khốn khổ của Trương Ba và Chí Phèo đều do kẻ thống trị gây nên. Bá Kiến nhẫn tâm đẩy Chí Phèo vào tù 7,8 năm. Tiếp thu sự giáo dục của nhà tù thực dân Chí Phèo đã trở thành kẻ côn đồ hung hãn. Hắn vùng lên liều mạng để trả thù. Nhưng hắn đã gặp kẻ thống trị nham hiểm, xảo quyệt và bị biến thành công cụ cho kẻ thù của mình. Ông Trương Ba hiền hậu tử tế, tốt bụng còn đang rất khỏe mạnh,mặc dầu chưa tận số đã phải chết thay cho một tên bạc ác bất nhân, lừa thầy phản bạn, dối trá tham tàn bởi cung cách làm việc luộm thuộm, thiếu trách nhiệm, muốn xong việc nhanh của Nam Tào. Nếu cứ để Trương Ba chết đi thì tác phẩm chỉ là tiếng nói tố cáo sự cẩu thả vô trách nhiệm của Nam Tào. Nhưng Đế Thích đã sữa chữa sai lầm của Nam Tào bằng cách để cho hồn Trương Ba sống lại trong thân xác hàng thịt. Không chỉ Nam Tào mà Đế Thích cũng mắc phải sai lầm. Đâu phải cứ làm điều tốt cho người khác là mang lại hạnh phúc cho họ.Ở địa vị cao, mà không thận trọng với những quyết định của mình, con người dễ gây ra những sai lầm không thể sửa chữa. Bi kịch tha hóa của hồn Trương Ba có nguyên nhân trực tiếp từ sự tắc trách, quan liêu của quan nhà trời. Nhưng còn nguyên nhân gián tiếp? Ấy là định kiến của con người về xác hàng thịt. Đối với những người thân của Trương Ba và ngay cả Trương Ba, xác hàng thịt là hiện thân cho những gì tầm thường phàm tục nhất. Song đó lại là những nhu cầu thiết thực cho mọi sự sống: được ăn, được mặc, được thỏa mãn những nhục cảm cá nhân… Phủ nhận những nhu cầu ấy là phủ nhậnphần bản năng trong mỗi người. Vậy thì đâu chỉ có Trương Ba bất hạnh. Xác hàng thịt cũng thật đáng thương!
Chí Phèo tha hóa đã gây ra bao thảm cảnh cho dân làng. Còn hồn Trương Ba đã trở thành tâm điểm của sự rối ren. Không chỉ riêng hồn Trương Ba hay gia đình ông khốn đốn mà còn bao gia đình khác, bao nhiêu cuộc sống khác chao đảo, chịu hệ lụy. Lỗi lầm bắt đầu từ tiên thánh, những kẻ nắm vận mệnh con người và sau đó con người với sự vô sỉ, thỏa hiệp cùng cái xấu đã đẩy tất cả dến chỗ rối ren hơn.
Tái hiện sống động và rõ nét bi kịch tha hóa của Chí Phèo, Nam Cao đã bộc lộ một cái nhìn hiện thực sắc sảo đồng thời nói lên sự gắn bó đồng cảm thấu hiểu sâu sắc cuộc sống của người nông dân. Ông đã đem đến cho những trang viết của mình sức mạnh của sự khám phá phát hiện. Trước Nam Cao, các nhà văn hiện thực chỉ mới chú ý tới tình trạng bần cùng hóa. Trước Nam Cao, Nguyên Hồng mới chỉ phản ánh và miêu tả loại nhân vật lưu manh thành thị. Hiện tượng tha hóa, lưu manh ở nông thôn với những đặc điểm riêng, với ý nghĩa quan trọng của nó lần đầu tiên được Nam Cao quan tâm và miêu tả tập trung, rõ nét. Ông đã đem đến cho văn học hiện thực 1930-1945 một điển hình về người nông dân, phơi bày bản chất của nông thôn đen tối trước Cách mạng. Với Lưu Quang Vũ, sự tha hóa của hồn Trương Ba cũng là một hiện thực nhức nhối trong xã hội. Con người “muốn nuôi sống xác thân/ Đem làm thịt linh hồn” (Chế Lan Viên). Nhưng bi kịch của Trương Ba còn gợi ra những suy tư về mối quan hệ giữa hồn và xác, giữa ý thức và bản năng…Có ai là toàn vẹn hoàn hảo không? Những đòi hỏi của thân xác có phải tội lỗi đáng ghê tởm không? Vở kịch do vậy vừa có ý nghĩa xã hội vừa mang tính triết lí sâu xa.
Những điều mà hai nhà văn muốn nói qua tấn bi kịch tha hóa không chỉ có thế. Người đọc có thể sẽ nhớ đến một ý kiến rất sâu sắc của Nguyễn Minh Châu: Có một số khá đông con người bây giờ đang sống trong một cái thế rất chông chênh giữa một câu nói lịch sử và một câu nói gắt bẳn (…). Và trong từng con người luôn luôn có tiếng gọi thì thầm “Đừng nói thế, đừng làm thế!” Rồi lại một lời thúc giục khác: “Cứ nói bừa đi! Cứ làm bừa đi!”. Nam Cao, Lưu Quang Vũ, Nguyễn Minh Châu đã rung chuông thức tỉnh mỗi con người chúng ta. Bởi nhiều khi chúng ta vừa là nạn nhân vừa là thủ phạm nhưng ít khi chúng ta thành quan tòa của chính mình. Trong một cơn say, Tự Lãng đã hỏi Chí Phèo: “Con người ta đứng lên bằng cái gì”. Lời giải đáp tùy thuộc vào bản lĩnh và hoàn cảnh của mỗi con người. Có điều, ngã xuống ở đâu thì nên đứng lên ở đó!.
Trên đây là bài tập làm văn phân tích quá trình tha hóa của Chí Phèo, Baitaplamvan chúc các bạn học tốt!