Soạn văn

Soạn bài câu ghép

Bài tập làm văn soạn bài câu ghép ngữ văn 8 ngắn gọn được sưu tầm và giới thiệu với các bạn để tham khảo giúp các bạn học sinh nắm rõ kiến thức về câu ghép, cách nối các vế câu với nhau trong đoạn văn bản để từ đó học tập tốt môn Ngữ Văn lớp 8 chuẩn bị cho bài giảng sắp tới đây của mình.

Soạn bài câu ghép
Soạn bài câu ghép

Soạn bài câu ghép

I. Đặc điểm của câu ghép

Các cụm C-V có trong đoạn trích trên:

1. Câu có cụm C-V trong những câu in đậm:

” Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh, mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp”

2. Cấu tạo của những câu có hai cụm C-V:

  • “Tôi quên thế nào được… giữa bầu trời quang đãng.”
  • “Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính… tôi đi học.”

3. Trình bày kết quả phân tích ở hai bước trên vào bảng theo mẫu

4. Trong những câu trên câu có 1 cụm C-V là câu đơn, câu có 2 cụm C-V trở lên là câu ghép.

II. Luyện tập

Bài 1 (trang 113 sgk Ngữ Văn 8 tập 1)

a. Câu ghép:
  • U van Dần, u lạy Dần! ( không dùng từ nối)
  • Chị con có đi, u mới có tiền nộp sưu, thầy Dần mới được về với Dần chứ! ( không dùng từ nối)
  • Sáng nay người ta đánh trói thầy Dần như thế, Dần có thương không? ( không dùng từ nối)
  • Nếu Dần không buông chị ra, chốc nữa ông lí vào đây, ông ấy trói nốt cả u, trói nốt cả Dần đấy.
b. Cô tôi chưa dứt câu, cổ họng tôi đã nghẹn ứ, khóc không ra tiếng. (Không dùng từ nối)

Giá những cổ tục đầy đọa mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thủy tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết định vồ lấy ngay mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kì nát vụn mới thôi ( có dùng từ nối)

c. Tôi im lặng cúi đầu xuống đất: lòng tôi càng thắt lại, khóe mắt đã cay cay. (Không dùng từ nối)
d. Hắn làm nghề ăn trộm nên vốn không ưa lão Hạc bởi vì lương thiện quá (có dùng từ nối)

Bài 2 (trang 113 sgk Ngữ Văn 8 tập 1)

  • Vì Lan chăm học nên Lan giành được học bổng đi du học.
  • Nếu mẹ đi vắng thì bố con tôi sẽ phải ăn mì.
  • Tuy sức nó yếu nhưng nó không ngại làm bất cứ việc gì.
  • Không những Lan hát hay mà bạn ấy còn vẽ đẹp.

Bài 3 (trang 113sgk Ngữ văn 8 tập 1)

– Bỏ bớt một quan hệ từ:

  • Lan chăm học nên giành được học bổng đi du học.
  • Sức nó yếu nhưng nó không ngại làm bất cứ việc gì.

– Đảo lại trật tự các vế câu:

  • Bố con tôi sẽ phải ăn mì nếu mẹ đi vắng.
  • Lan giành được học bổng đi du học vì Lan chăm học.

Bài 4 (trang 114 Ngữ Văn 8 tập 1)

a. Mẹ nó vừa tới nơi nó đã đòi đi về.
b. Tôi đi đến đâu con Lu đã theo đến đấy.
c. Càng lớn lên nó càng xinh đẹp và giỏi giang.

Bài 5 (trang 114 Ngữ văn 8 tập 1)

a. Thay đổi thói quen sử dụng bao bì ni lông

Túi ni lông cũng là một trong những vật dụng phổ biến trong đời sống nhưng nó cũng là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường trầm trọng. Túi ni lông tiện dụng nên được nhiều người ưa chuộng sử dụng, nhưng ít ai có ý thức sử dụng một cách hợp lý. Thực chất túi ni lông khó phân hủy, hoặc khi phân hủy sẽ tạo ra lượng khí thải độc nên rất cần tìm ra những giải pháp khắc phục hạn chế này. Chúng ta có thể thay thế túi ni lông bằng việc sử dụng túi vải, túi giấy an toàn, thân thiện với môi trường.

b. Tác dụng của việc lập dàn ý trước khi viết bài tập làm văn

Việc viết được một bài văn hay phụ thuộc rất nhiều vào bước lập dàn ý. Thực chất bước lập dàn ý cũng như bản thiết kế xây dựng của các kỹ sư trước khi xây một ngôi nhà. Để bạn đảm bảo độ mạch lạc trong bài, thông tin được sắp xếp một cách hợp lý bạn cần lập dàn ý chi tiết. Trên thực tế rất nhiều bạn viết văn hay nhờ vào việc chuẩn bị kỹ bước lập dàn ý. Trước tiên bạn cần tìm hiểu kỹ đề bài, gạch ra từ khóa chính, sau đó tìm ý. Từ việc có ý chính bạn có thể sắp xếp các ý chính theo thứ tự logic các phần mở bài, thân bài, kết luận. Việc chuẩn bị dàn ý chính là một trong những phương pháp hiệu quả để viết văn hay và hoàn chỉnh.

Soạn bài câu ghép tiếp theo

I. Quan hệ ý nghĩa giữa các vế của câu ghép

1. Quan hệ ý nghĩa trong câu ghép trên là quan hệ nguyên nhân- kết quả

  • Trong đó vế câu “có lẽ” là giả thuyết về kết quả
  • Từ nối “bởi vì” nêu nguyên nhân: tâm hồn người Việt Nam ta rất đẹp, vì cuộc đấu tranh của ta từ trước tới nay cao quý.

2. Những quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu ghép: quan hệ nguyên nhân, giả thuyết, tương phản, tăng tiến, điều kiện, lụa chọn, bổ sung, tiếp nối…

II. Luyện tập

Bài 1 (trang 124 sgk Ngữ văn 8 tập 1)

a. Quan hệ nhân- quả:
  • Nguyên nhân: “tôi đi học”
  • Kết quả “cảnh vật chung quanh thay đổi”
b. Quan hệ giả thuyết- hệ quả
  • Giả thuyết: xóa hết dấu vết của thi nhân
  • Hệ quả: “cảnh tượng nghèo nàn”
c. Quan hệ ý nghĩa giữa các vế: quan hệ đồng thời
  • Một vế là quyền lợi của chủ tướng, vế hai là quyền lợi của tướng sĩ, quân binh
d. Quan hệ ý nghĩa giữa các vế: quan hệ tương phản

+ Vế một rét của mùa đông, vế hai sự ấm áp, tươi mới của mùa xuân

e. Quan hệ giữa các vế: quan hệ tăng tiến
  • Mức độ đấu tranh tăng tiến dần: giằng co -> du đẩy -> vật nhau -> ngã nhào

Bài 2 (trang 124 sgk Ngữ văn 8 tập 1)

a. Câu ghép:

Trời// xanh thẳm, biển// cũng xanh thẳm như dâng cao lên, chắc nịch.
Trời// rải mây trắng nhạt, biển// mơ màng dịu hơi sương.
Trời// âm u mây mưa, biển xám xịt nặng nề.
Trời// ầm ầm dông gió, biển// đục ngầu giận dữ

– Quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu ghép trên: quan hệ nhân quả. Sự thay đổi của trời dẫn tới sự thay đổi của nước.

  • Vế một là sự thay đổi màu sắc của trời dẫn đến kết quả biển thay đổi màu sắc.
b. Câu ghép:

Buổi sớm, mặt trời// lên ngang cột buồm, sương//tan, trời// mới quang.
Buổi chiều, nắng// vừa nhạt, sương// đã buông nhanh xuống biển.

– Quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu: quan hệ đồng thời.

  • Vế một nêu lên sự thay đổi của mặt trời, vế hai nêu sự thay đổi đối ứng của sương.

– Không thể tách các vế câu trên thành câu đơn, sẽ làm mất đi quan hệ ý nghĩa vốn luôn song hành (nguyên nhân- kết quả)

Bài 3 (trang 125 sgk Ngữ văn 8 tập 1)

– Hai câu ghép:

  • “Việc thứ nhất: lão thì già…trông coi nó”
  • “Việc thứ hai: lão già yếu lắm rồi… hàng xóm gì cả”

– Ta có thể tách mỗi vế của câu ghép dài phía trên thành những câu đơn, vì mỗi vế diễn đạt trọng vẹn một ý biểu đạt.
– Xét về mặt biểu hiện, các câu ghép dài như trên có tác dụng:

  • Diễn đạt chuẩn xác mối băn khoăn, trăn trở, sự lo nghĩ nhiều của nhân vật
  • Phù hợp với tâm lý và cách nói của người già
  • Lão Hạc có thể nói gọn hết những suy nghĩ, lo toan cẩn thận của lão trong hai câu vỏn vẹn.

Bài 4 (trang 125 sgk Ngữ văn 8 tập 1)

a. Quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu ghép thứ hai là quan hệ giả thuyết- kết quả. Không thể tách mỗi vế của câu ghép thành câu đơn:
  • Hai vế liên kết với nhau chặt chẽ, mỗi vế chỉ là một ý chưa trọn vẹn
  • Cặp từ hô ứng nếu…thì
b. Nếu tách vế câu ghép 1 và 3 thành những câu đơn thì lời nói của nhân vật rời rạc, không diễn đạt hết sự tha thiết, liền mạch, khẩn khoản trong lời nói và hành động của nhân vật chị Dậu.

Trên đây là bài tập làm văn soạn bài câu ghép, chúc các bạn làm tốt bài văn của mình!

Nguyễn Văn Vinh

Chào tất cả các bạn! Mình là Nguyễn Văn Vinh – làm việc tại trung tâm giáo dục BÀI TẬP LÀM VĂN. Rất mong được các bạn ủng hộ!

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Check Also
Close
Back to top button