Soạn văn

Soạn bài dùng cụm chủ vị để mở rộng câu

Bài tập làm văn soạn bài dùng cụm chủ vị để mở rộng câu lớp 7 ngắn gọn được sưu tầm và giới thiệu tới các bạn học sinh, chuẩn bị tốt cho bài giảng của học kì mới sắp tới đây của mình.
Soạn bài dùng cụm chủ vị để mở rộng câu

Soạn bài dùng cụm chủ vị để mở rộng câu

I. Thế nào là dùng cụm chủ – vị để mở rộng câu?

Câu 1:

Các cụm danh từ là: những tình cảm ta không có và những tình cảm ta sẵn có.

Câu 2:

Phân tích cấu tạo của những cụm danh từ vừa tìm được:

Phụ ngữ trướcTrung tâmPhụ ngữ sau
nhữngtình cảmta không có
nhữngtình cảmta sẵn có

Có thể xem hai phụ ngữ ta không có và ta sẵn có là những cụm chủ – vị. Nòng cốt của câu (chủ ngữ Văn chương và vị ngữ gây cho ta…) được mở rộng bằng hai cụm danh từ, trong đó có những cụm chủ – vị tham gia cấu tạo cụm danh từ. Điều này là bình thường, khi viết người ta có thể dùng cụm chủ – vị làm thành phần câu hoặc làm thành phần của cụm từ.

II. Các trường hợp dùng cụm chủ – vị để mở rộng câu

Xác định cụm C- V:

(a)
Chị Ba đến / khiến tôi rất vui và vững tâm.
C                         V

Trong đó:

Chị Ba / đến
C            V
tôi / rất vui và vững tâm
C            V
(b)
Khi … chiến, nhân dân ta / tinh … hái.
TN                     C                 V
Trong đó:tinh thần / rất hăng hái
C                               V
(c)
Chúng ta / có thể nói … lá sen.
C                       V

Trong đó:

trời / sinh lá sen để bao bọc cốm
C                      V
trời / sinh cốm nằm ủ trong lá sen
C                      V
(d)
…phẩm… Việt / chỉ… đảm / từ… công.
C                        V                      T

Trong đó:

Cách mạng tháng Tám / thành công
C                                        V

– (a): Chủ ngữ là 1 cụm chủ – vị, vị ngữ có 1 cụm chủ – vị là phụ ngữ trong cụm động từ;
– (b): Vị ngữ là 1 cụm chủ vị;
– (c): Vị ngữ là cụm động từ. Trong cụm động từ ấy phụ ngữ là 2 cụm chủ – vị;
– (d): Trạng ngữ là cụm danh từ, trong đó phụ ngữ cho danh từ là cụm chủ – vị.

III. Luyện tập

Câu 1: Xác định thành phần cấu tạo của các câu dưới đây:
a.

– Trạng ngữ: Đợi đến lúc vừa nhất, mà chỉ những người… mới định được, Trạng ngữ có một cụm chủ vị là phụ ngữ trong cụm danh từ:
– Chủ ngữ: người ta
– Vị ngữ: gặt mang về.

b.

– Chủ ngữ: Trung đội trưởng Bính
– Vị ngữ: khuôn mặt đầy đặn.Vị ngữ là 1 cụm chủ vị:

c.

– Trạng ngữ: Khi các cô gái Vòng đỗ gánh, giở từng lớp lá sen Trạng ngữ là một cụm danh từ có cụm chủ – vị làm phụ ngữ.
– Chủ ngữ: chúng ta
– Vị ngữ: thấy hiện ra từng lớp…, không có mảy may một chút bụi nào.Vị ngữ có một cụm chủ – vị làm phụ ngữ trong cụm động từ.

d.

– Chủ ngữ: Bỗng một bàn tay đập vào vai : Cụm chủ – vị làm chủ ngữ, cụm chủ – vị làm phụ ngữ trong cụm động từ vị ngữ. (Bỗng một bàn tay: chủ ngữ; đập vào vai: vị ngữ
– Vị ngữ: khiến hắn giật mình.

Soạn bài dùng cụm chủ vị để mở rộng câu tiếp theo

Câu 1:
a.

– Có hai cụm C-V
– Một cụm C-V làm chủ ngữ và một cụm C-V làm phụ ngữ trong cụm động từ, bổ nghĩa cho động từ cho phép.

b.

– Câu này gồm có hai phụ ngữ – giống như một câu ghép gồm hai vế.
– Phụ ngữ (1): Danh từ khi có một cụm C-V làm phụ ngữ trong cụm danh từ khi các thi sĩ ngợi cảnh núi noi, hoa cỏ.
– Phụ ngữ (2): Danh từ khi được bổ nghĩa bằng một cụm động từ (cụm C-V làm phụ ngữ trong cụm động từ). Có người lấy tiếng chim kêu, tiếng suối chảy làm để ngâm vịnh.

c.

– Cụm C-V làm phụ ngữ cho danh từ khi chúng ta thấy những tục lệ tốt đẹp ấy mất dần, ….người ngoài […]
– Có 2 cụm C-V làm phụ ngữ động từ “thấy”

  • C-V (1): những tục lệ tốt đẹp ấy mất dần
  • C-V (2): những thức quý của đất nước mình thay dần bằng những thức bóng bẩy hào nhoáng và thô kệch bắt chước người ngoài.
Câu 2:
a. Biến đổi thêm động từ: Chúng em học giỏi làm cho cha mẹ và thầy cô vui lòng.
b. Biến đổi: Dùng lời dẫn trực tiếp làm phụ ngữ cho động từ khẳng định

Nhà văn Hoài thanh khẳng định các đẹp là cái có ích.

c. Biến đổi: bỏ cụm từ điều đó

Tiếng việt rất giàu thanh điệu khiến lời nói của người việt Nam du dương, trầm bổng như một bản nhạc.

d. Biến đổi: thay thế cụm từ từ đó bằng một cụm động từ hoặc têm cụm danh từ đầu câu

– Từ ngày Cách mạng tháng Tám thành công, tiếng Việt có một bước phát triển mới, một số phận mới.
– Cách mạng tháng Tám thành công đã đưa đến cho tiếng Việt một bước phát triển mới, một số phận mới.

Câu 3: Có thể gộp lại thành câu như sau:

– Anh em hoà thuận khiến hai thân vui vầy.
– Đây là cảnh một rừng thông ngày ngày có biết bao nhiêu người qua lại. Nhưng bao nhiêu người qua lại cũng chỉ mải suy tính xem rừng này mỗi năm lấy được bao nhiêu nhựa thông, bao nhiêu củi thông. […]
– Hàng loạt vở kịch như “Tay người đàn bà”, “Giác ngộ”, “Bên kia sông Đuống”,… ra đời đã sưởi ấm cho ánh đèn sân khấu ở khắp mọi miền đất nước.

Trên đây là bài tập làm văn soạn bài dùng cụm chủ vị để mở rộng câu, chúc các bạn làm tốt bài văn của mình!

Nguyễn Văn Vinh

Chào tất cả các bạn! Mình là Nguyễn Văn Vinh – làm việc tại trung tâm giáo dục BÀI TẬP LÀM VĂN. Rất mong được các bạn ủng hộ!

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button