Soạn văn

Soạn bài Thạch Sanh

Bài tập làm văn soạn bài Thạch Sanh lớp 6 ngắn gọn được sưu tầm và giới thiệu với các em học sinh tham khảo hiểu rõ về khái niệm về sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh cũng như quá trình chiến đấu chống lại chằn tinh cứu công chúa và tấm lòng nhân hậu của Thạch Sanh giúp học tốt môn Ngữ văn lớp 6 và chuẩn bị cho bài giảng sắp tới đây của mình.

Soạn bài thạch sanh
Soạn bài thạch sanh

Soạn bài Thạch Sanh

Tóm tắt bài Thạch Sanh:

Xưa, có hai vợ chồng già sống nhân hậu mà vẫn chưa có con. Ngọc Hoàng cho Thái tử xuống trần đầu thai làm con hai vợ chồng già ấy. Đó là Thạch Sanh.

Thạch Sanh mồ côi cha mẹ, sống ở gốc đa và được các thiên tướng dạy cho võ nghệ. Lí Thông dỗ Thạch Sanh kết nghĩa anh em với mình. Năm ấy, Lí Thông phải đi nộp mạng cho Chằn Tinh. Hắn đã lừa Thạch Sanh đi thế mạng với lí do đi canh miếu thờ. Thach Sanh đã giết chết Chằn Tinh, đốt xác nó và được cây cung vàng. Thế nhưng, chàng bị Lí Thông cướp công, lại trở về gốc đa sống. Lí Thông đem đầu chằn tinh vào nộp cho vua để lĩnh thưởng, được vua phong làm Quận công.

Nhà vua có công chúa đến tuổi kén chồng. Trong ngày hội lớn, công chúa bị đại bàng khổng lồ quắp đi. Lí Thông lại nhờ Thạch Sanh giết đại bàng cứu công chúa, Thạch Sanh xuống hang, giao chiến với Đại bàng và cứu được công chúa nhưng sau khi đưa được công chúa lên khỏi hang. Lí Thông đã lấp hang để giết Thạch Sanh. Chàng lại cứu được con vua Thuỷ Tề và được vua Thuỷ Tề tặng cho cây đàn thần.

Từ khi được cứu về, công chúa không cười không nói. Hồn chằn tinh và đại bàng trả thù, vu vạ cho Thạch Sanh khiến chàng bị nhốt vào ngục. Chàng đánh đàn, công chúa nghe thấy liền khỏi bệnh câm. Thạch Sanh được vua cho gọi lên. Chàng kể lại rõ mọi việc. Vua giao cho chàng xử tội mẹ con Lí Thông. Được chàng tha bổng nhưng hai mẹ con trên đường về đã bị sét đánh chết, hoá kiếp thành bọ hung.

Thái tử 18 nước chư hầu vì không được vua gả con gái cho, đã kéo quân sang đánh nước ta. Thạch Sanh đem đàn ra gảy và lui được quân các nước chư hầu. Chàng cũng đã hào phóng cho họ ăn cơm đựng trong niêu cơm thần.

Bố cục bài Thạch Sanh:

– Đoạn 1 (Từ đầu … mọi phép thần thông): Sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh.
– Đoạn 2 (tiếp … bị bắt hạ ngục): những thử thách và chiến công của Thạch Sanh.
– Đoạn 3 (phần còn lại): phơi bày tội Lí Thông, Thạch Sanh cưới công chúa và lui yên quân lính chư hầu.

I. Hướng dẫn soạn bài Thạch Sanh

Câu 1: Sự ra đời của nhân vật Thạch Sanh rất khác thường.

  • Thái tử con trai Ngọc Hoàng xuống đầu thai làm con.
  • Vừa khôn lớn, Thạch Sanh mồ côi, phải sống trong túp lều cũ dưới gốc đa làm nghề đốn củi.
  • Thạch Sanh được thiên thần dạy võ nghệ và phép thần thông.

Sự ra đời và lớn lên như vậy của Thạch Sanh đã cho thấy nhân dân rất thông cảm với hoàn cảnh nghèo khổ và mồ côi của chàng. Tuy nhiên điều đó không làm người ta hèn nhát mặc cảm mà Thạch Sanh đã mang trong mình dòng máu nam nhi của người dũng sĩ. Nghèo khổ vẫn nghĩa hiệp là điều nhân dân muốn gửi gắm ở Thạch Sanh.

Câu 2 & 3:

STTViệc làm của Thạch SanhLý ThôngThạch Sanh
1Kết nghĩa an hemLợi dụngCảm động chân tình.
2Giết chằn tinh, đại bàng cứu công chúaLừa gạt, hãm hãi, cướp côngThật thà, tin tưởng, giúp đỡ.
3Giải thoát con vua Thủy Tề. Được thưởng đàn thầnNgười dũng sĩ không màng vật chất, là nghệ sĩ.
4Gảy đàn… được giải oan – đánh lui chư hầu.

= > Công lý, cái thiện, yêu hòa bình

Anh hùng chống xâm lược (bằng trí tuệ, bằng chính nghĩa, ằng cảm hóa người)
5Ban niêu cơ.

= > Tấm lòng nhân đạo

Bị sét đánh chết biến thành bọ hung.Anh hùng có tấm lòng nhân đạo, tinh thần yêu chuộng hòa bình.

Lấy được công chúa, lên ngôi vua.

6Kết quả« Gieo gió gặp bão »« Ở hiền gặp lành ».

Câu 4: Chi tiết thần kỳ :

(1)

– Tiếng đàn :

  • Giải oan cho mình và nên duyên với công chúa.
  • Khiến quân 18 nước chư hầu phải bãi binh.

– Ý nghĩa :

  • Tâm hồn trong sáng, nghĩa hiệp.
  • Khát vọng hòa bình. Muốn giải quyết chiến tranh bằng hòa bình, bằng lẽ phải của chính nghĩa.

(2)

– Niêu cơm đất:

  • Đãi hàng binh.
  • Ăn mãi không hết.

– Ý nghĩa:

  • Sự chân tình một mạc của lòng người.
  • Tình người, lòng nhân đạo của Thạch Sanh không bao giờ vơi cạn.

Câu 5: Lý Thông chết, Thạch Sanh hạnh phúc là kết thúc có hậu trong hầu hết truyện cổ tích:

– Làm ác sẽ bị trừng trị.
– Làm lành sẽ hưởng phúc dày.

II. Luyện tập

Có thể vẽ cảnh Thạch Sanh giương cung bắn đại bàng để cứu công chúa.

Trên đây là bài tập làm văn soạn bài Thạch Sanh, chúc các bạn làm tốt bài văn của mình!

Nguyễn Văn Vinh

Chào tất cả các bạn! Mình là Nguyễn Văn Vinh – làm việc tại trung tâm giáo dục BÀI TẬP LÀM VĂN. Rất mong được các bạn ủng hộ!

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button