Soạn văn

Soạn bài sài gòn tôi yêu

Bài tập làm văn soạn bài sài gòn tôi yêu lớp 7 ngắn gọn được sưu tầm và giới thiệu tới các em học sinh tham khảo để chuẩn bị tốt cho bài giảng của học kì mới sắp tới đây của mình.

Soạn bài sài gòn tôi yêu
Soạn bài sài gòn tôi yêu

Soạn bài sài gòn tôi yêu

Bài soạn 1: soạn bài sài gòn tôi yêu

I. Đọc – hiểu văn bản

Câu 1:

– Phương diện cảm nhận :

Tác giả cảm nhận Sài Gòn trên các phương diện : thiên nhiên, khí hậu, thời tiết, cuộc sống sinh hoạt của thành phố, cư dân và phong cách con người Sài Gòn.

– Bố cục bài văn : 3 phần.

  • Phần 1 (từ đầu đến ‘tông chi họ hàng’’) : Ấn tượng chung về Sài Gòn và tình yêu của tác giả đối với thành phố.
  • Phần 2 (tiếp theo đến ‘hơn năm triệu’’) : Cảm nhận và bình luận về phong cách người Sài Gòn.
  • Phần 3 (còn lại) : Khẳng định tình yêu bền chặt với Sài Gòn của tác giả.
Câu 2:

– Nét riêng về thiên nhiên và khí hậu Sài Gòn.

  • Nắng sớm, buổi chiều gió lộng, những cơn mưa nhiệt đới ào ào mau tạnh.
  • Thời tiết thay đổi bất ngờ : ‘đang ui ui buồn bã bỗng trong vắt như thủy tinh’’
  • Cuộc sống sôi động của thành phố lúc cao điểm và tĩnh lặng lúc về khuya và buổi sáng tinh sương.

– Tình cảm của tác giả đối với Sài Gòn.

  • Đó là một tình yêu nồng nhiệt sâu sắc, tác giả đã khẳng định ‘Tôi yêu Sài Gòn da diết’’ : yêu mọi không gian, mọi thời điểm, từ thiên nhiên đến con người, từ cái bình thường đến cả cái bất thường của thời tiết ‘Yêu cả đường đi lối về’’.
  • Tình yêu đó được thể hiện bằng phương thức biểu cảm gián tiếp và trực tiếp : Tôi yêu Sài Gòn da diết – gió nhớ thương nắng ngọt ngào. Điệp từ Yêu được lặp lại tới 6 lần, đứng đầu câu mở ra sau động từ yêu ấy là mở ra một không gian, cảnh vật, nét riêng của thành phố.
  • Niềm tự hào của tác giả về Sài Gòn mến yêu, về một thành phố trẻ hoài và đang độ ‘nõn nà’’ sinh sôi phát triển.
Câu 3:
a. Phong cách người Sài Gòn

– Đoàn kết yêu thương : Người Sài Gòn là người ở khắp bốn phương trời : Bắc, Trung, Nam, Khơ me, Hoa kiều về hội tụ không phân biệt nguồn gốc.
– Chân thành bộc trực : chân thành, bộc trực, tự nhiên nhiều lúc đến dễ dãi – còn ở các cô gái vẻ đẹp được thể hiện bằng vẻ đẹp đơn sơ, đôn hậu nhưng cũng không kém phần duyên dáng.
– Hiên ngang khí phách : Những lúc nghiêm trọng, những lúc sục sôi nhất của đất nước, người Sài Gòn không chút do dự dấn thân vào khó khăn nguy hiểm sẵn sàng hi sinh cả tính mạng.
– Rộng mở hào phóng : Người Sài Gòn sẵn sàng gian tay đón nhận người khắp mọi nơi về Sài Gòn sinh động lập nghiệp, dân số Sài Gòn đã leo lên tới 5 triệu.

b. Tình cảm và thái độ của tác giả.

Ở đoạn văn này nhà văn không dùng một từ Yêu nào, khác hẳn ở đoạn trên. Nhưng bằng những hình ảnh đẹp, những động từ, tính từ, đặc tả, gợi hình nhà văn vẫn bộc lộ biết bao yêu thương, lòng quý trọng và cả sự biết ơn đối với mảnh đất và con người Sài Gòn giản dị, chân thành, nhân hậu.

Câu 4:

Để trả lời câu hỏi này, em học thuộc phần ghi nhớ trong sách giáo khoa.

Bài soạn 2: soạn bài sài gòn tôi yêu ngữ văn 7

Câu 1:

Bài tuỳ bút này thể hiện tình cảm yêu mến của tác giả về Sài Gòn trên các phương diện: thiên nhiên, khí hậu, thời tiết, cuộc sống, sinh hoạt của thành phố, cư dân và phong cách của con người Sài Gòn.
Bài văn gồm ba đoạn:

  • Đoạn 1: Từ đầu đến “tông chi họ hàng”: ấn tượng chung và tình yêu của tác giả với Sài Gòn.
  • Đoạn 2: tiếp theo đến “leo lên hơn năm triệu”: Những cảm nhận và những lời bình luận của tác giả về phong cách con người Sài Gòn.
  • Đoạn 3: Phần còn lại: Khẳng định một lần nữa tình yêu của tác giả với thành phố ấy.
Câu 2:

– Nét riêng về thiên nhiên và khí hậu Sài Gòn.

  • Nắng sớm, buổi chiều gió lộng, những cơn mưa nhiệt đới ào ào mau tạnh.
  • Thời tiết thay đổi bất ngờ : ‘đang ui ui buồn bã bỗng trong vắt như thủy tinh”
  • Cuộc sống sôi động của thành phố lúc cao điểm và tĩnh lặng lúc về khuya và buổi sáng tinh sương.

– Tình cảm của tác giả đối với Sài Gòn.

  • Đó là một tình yêu nồng nhiệt sâu sắc, tác giả đã khẳng định ‘Tôi yêu Sài Gòn da diết”: yêu mọi không gian, mọi thời điểm, từ thiên nhiên đến con người, từ cái bình thường đến cả cái bất thường của thời tiết ‘Yêu cả đường đi lối về”.
  • Tình yêu đó được thể hiện bằng phương thức biểu cảm gián tiếp và trực tiếp: Tôi yêu Sài Gòn da diết – gió nhớ thương nắng ngọt ngào. Điệp từ Yêu được lặp lại tới 6 lần, đứng đầu câu mở ra sau động từ yêu ấy là mở ra một không gian, cảnh vật, nét riêng của thành phố.
  • Niềm tự hào của tác giả về Sài Gòn mến yêu, về một thành phố trẻ hoài và đang độ ‘nõn nà” sinh sôi phát triển.
Câu 3:

Trong phần thứ hai của bài tuỳ bút, tác giả đã tập trung nói về con người Sài Gòn với những nét nổi bật về dân cư, phong cách:

Nhận xét về dân cư Sài Gòn, tác giả khẳng định: đây là nơi hội tụ của con người ở khắp bốn phương nhưng đã hoà hợp, không còn phân biệt nguồn gốc mà chỉ còn là những người con của Sài Gòn.

Nét phong cách nổi bật của con người Sài Gòn được tác giả khái quát là tự nhiên, chân thành, cởi mở, mạnh bạo, mà vẫn ý nhị. Tác giả đã chứng minh những nhận xét ấy bằng thực tế hiểu biết về con người Sài Gòn của mình qua gần năm mươi năm. Những tính cách ấy được biểu hiện trong đời sống hàng ngày và trong những hoàn cảnh thử thách của lịch sử. Vẻ đẹp của con người Sài Gòn được minh hoạ qua hình ảnh của các cô gái Sài Gòn với trang phục khoẻ khoắn, cử chỉ, dáng điệu vừa yểu điệu, ngây thơ vừa nhiệt tình, tươi tắn.

Câu 4:

Qua bài văn, ta hiểu thêm nhiều phương diện về Sài Gòn, một trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá ở phương Nam của Tổ quốc. Đó là thành phố không chỉ lớn về diện tích, dân cư mà còn rất độc đáo về thời tiết, khí hậu, đặc biệt là về con người.

Trên đây là bài tập làm văn soạn bài sài gòn tôi yêu, chúc các bạn làm tốt bài văn của mình!

Nguyễn Văn Vinh

Chào tất cả các bạn! Mình là Nguyễn Văn Vinh – làm việc tại trung tâm giáo dục BÀI TẬP LÀM VĂN. Rất mong được các bạn ủng hộ!

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Check Also
Close
Back to top button