Soạn bài từ trái nghĩa lớp 7 ngắn nhất
Bài tập làm văn soạn bài từ trái nghĩa lớp 7 bao gồm các bài soạn ngắn gọn. Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các bạn học sinh làm tốt bài văn soạn bài từ trái nghĩa.
I. Thế nào là từ trái nghĩa?
Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược nhau. Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc nhiều cặp từ trái nghĩa khác nhau.
Câu 1 – Soạn bài từ trái nghĩa
Các cặp từ trái nghĩa: ngẩng – cúi (Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh); trẻ – già, đi – trở lại (Ngẫu nhiên viết nhân buổi về quê).
Câu 2 – Soạn bài từ trái nghĩa
Trẻ – già trái nghĩa với nhau về tuổi tác; trong trường hợp rau già, cau già, trái nghĩa với già là non (rau non, cau non)
II. Sử dụng từ trái nghĩa
Câu 1 – Soạn bài từ trái nghĩa
Tác dụng của từ trái nghĩa trong hai bài thơ dịch:
- Ngẩng đầu – cúi đầu: Hai hành động ngược chiều nhau, thể hiện sự trăn trở suy tư trong tâm hồn nhà thơ.
- Đi trẻ – về già: Hai hình ảnh, hai hành động tương phản, làm nổi bật sự thay đổi ở hai thời điểm khác nhau trong cuộc đời người, hàm chứa sự ngậm ngùi, xót xa.
=> Từ trái nghĩa tạo nên phép đối, tô đậm, khắc sâu hình ảnh và tình cảm biểu đạt.
Câu 2 – Soạn bài từ trái nghĩa
Các từ trái nghĩa chủ yếu được sử dụng nhằm tạo mối liên hệ tương phản, gây ấn tượng mạnh, làm cho lời nói thêm sinh động.
III. Luyện tập
Câu 1 – Soạn bài từ trái nghĩa
Những từ trái nghĩa trong các câu ca dao, tục ngữ đã cho là:
Tấm lành – tấm rách, giàu – nghèo, ngắn – dài, đêm – ngày, sáng – tối.
Câu 2 – Soạn bài từ trái nghĩa
Các từ trái nghĩa với những từ in đậm trong các cụm từ sau:
Câu 3 – Soạn bài từ trái nghĩa
Điền các từ trái nghĩa vào các thành ngữ sau:
- Chân cứng đá mềm
- Vô thưởng vô phạt
- Có đi có lại
- Bên trọng bên khinh
- Gần nhà xa ngõ
- Buổi đực buổi cái
- Mắt nhắm mắt mở
- Bước thấp bước cao
- Chạy sấp chạy ngửa
- Chân ướt chân ráo
Câu 4 – Soạn bài từ trái nghĩa
Viết một đoạn văn ngắn về tình cảm quê hương, có sử dụng từ trái nghĩa:
Tham khảo đoạn văn sau:
Đối với người, ai làm gì lợi cho nhân dân cho Tổ quốc ta đều là bạn. Bất kì ai làm gì có hại cho nhân dân và Tổ quốc ta tức là kẻ thù. Đối với mình, những tư tưởng và hành động có lợi cho Tổ quốc cho đồng bào là bạn. Những tư tưởng và hành động có hại cho Tổ quốc và đồng bào là kẻ thù.
(Hồ Chí Minh)
- Các từ trái nghĩa: lợi – hại, bạn – kẻ thù.
- Sự sóng đôi của các từ trái nghĩa có tác dụng gây ấn tượng tương phản cho hình tượng, nêu bật được bản chất của cái được nói đến, giúp cho lời văn nhịp nhàng, tăng sức liên kết,…
Trên đây là bài tập làm văn soạn bài từ trái nghĩa, chúc các bạn làm tốt bài văn của mình!