Soạn văn

Soạn bài tình thái từ

Bài tập làm văn soạn bài tình thái từ lớp 8 ngắn gọn được sưu tầm để tham khảo giúp các bạn học sinh nắm rõ kiến thức về khái niệm, đặc điểm và cách dùng tình thái từ trong văn bản để từ đó học tập tốt môn Ngữ Văn lớp 8 chuẩn bị cho bài giảng sắp tới đây của mình.

Soạn bài tình thái từ
Soạn bài tình thái từ

Soạn bài tình thái từ

Bài soạn 1

I- Chức năng của tình thái từ

1. Quan sát chức năng của các từ in đậm và trả lời câu hỏi

Trong các ví dụ (a), (b), (c) nếu bỏ đi các từ in đậm “à”, “đi”, ” thay”, “ạ” thì ý nghĩa của câu sẽ thay đổi.

  • Bỏ từ “à” câu không còn là câu nghi vấn
  • Bỏ từ “đi” câu không còn là câu cầu khiến
  • Câu “thay” câu không còn là câu cảm thán
2. Ở ví dụ (d) từ “ạ” biểu thị thái độ lễ phép của người nói.

II- Sử dụng tình thái từ

Các tình thái từ in đậm dưới được dùng trong những hoàn cảnh giao tiếp ( quan hệ tuổi tác, thứ bậc xã hội, tình cảm…) khác nhau:

  • Từ “à” biểu thị sự tò mò, nghi vấn
  • Từ “ạ” biểu thị thái độ lễ phép, kính trọng
  • Từ “nhé” thể hiện tình cảm thân mật

II. Luyện tập

Bài 1 (trang 81sgk Ngữ Văn 8 tập 1)

b. Nhanh lên nào anh em ơi! -> tình thái từ cầu khiến biểu thị sự thúc giục, rủ rê

c. Làm như thế mới đúng chứ! -> nhấn mạnh sự đồng tình, ủng hộ

e. Cứu tôi với! -> tình thái từ cầu khiến

i. Nó thích hát dân ca Nghệ Tĩnh kia. -> tình thái từ biểu thị cảm xúc

Bài 2 (trang 82 sgk Ngữ Văn 8 tập 1)

a. Tình thái từ nghi vấn “chứ”: dùng để hỏi, nhưng điều muốn hỏi ít nhiều đx biết trước câu trả lời

b. Tình thái từ cảm thán “chứ” : nhấn mạnh điều vừa thực hiện

c. Tình thái từ nghi vấn “ư” biểu lộ sự hoài nghi, thắc mắc

d. Tình thái từ nghi vấn “nhỉ” biểu lộ sự băn khoăn, nghi vấn

e. Tình thái từ biểu thị sắc thái tình cảm “nhé”: biểu thị thái độ thân mật, cầu mong

g. Tình thái từ cảm thán “vậy”: miễn cưỡng đồng ý

h. Tình thái từ “cơ mà”: biểu thị thái độ động viên, an ủi một cách thân tình.

Bài 3 (trang 83 sgk Ngữ Văn 8 tập 1)
  • Em vẫn ngoan ngoãn mà!
  • Mẹ mua quà cho em đấy.
  • Nó háu ăn thế chứ lị.
  • Anh chỉ muốn khuyên em thôi!
  • Nó có voi còn muốn đòi tiên cơ!
  • Em đành chịu vậy, chứ biết làm sao được.
Bài 4 (trang 83 sgk Ngữ Văn 8 tập 1)
  • Thầy cô với học sinh: Hôm nay em bị mệt à?
  • Bạn nam với bạn nữ cùng lứa tuổi: Cậu có biết chơi cờ vua không vậy?
  • Con với bố mẹ: Bố có ăn cơm ở nhà không ạ?
Bài 5 (trang 83 Ngữ Văn 8 tập 1)
  • Một số tình thái từ địa phương Nam bộ
  • Ha ( như từ hả trong từ ngữ toàn dân): Chiếc váy này đẹp quá ha?
  • Nghen ( nhé): Em ở nhà một mình nghen.
  • Há ( nhỉ): Lạnh quá chú Năm há!
  • Mừ (mà): Má hứa với con rồi mừ!
  • Đa (nhỉ): Bữa nay coi bộ bà khó tính dữ đa.

Bài soạn 1

I. Kiến thức cơ bản

A. Chức năng của tình thái từ

Nếu bỏ các từ in đậm trong các ví dụ thì ý nghĩa của câu có sự thay đổi:

a. Nếu lược bỏ từ “à” thì câu này không còn là câu nghi vấn nữa.

b. Nếu lược bỏ từ “đi” thì câu này không còn là câu cầu khiến nữa.

c. Nếu không có từ “thay” thì không thể cấu tạo được câu cảm thán.

d. Từ “ạ” giúp cho câu chào thể hiện tính lễ phép cao hơn.

B. Sử dụng tình thái từ.

Các từ tình thái in đậm (trong SGK) có ý nghĩa khác nhau.

– Bạn chưa về à? (hỏi, thân mật)

– Thầy mệt à? (hỏi, kính trọng)

– Bạn giúp tôi một tay nhé! (cầu khiến, thân mật)

– Bác giúp cháu một tay ạ! (cầu khiến, kính trọng)

II. Luyện tập

1. Tìm từ tính thái từ ở các câu trong SGK (in đậm)

a. Nào không phải là tình thái từ.

b. Nào là tình thái từ.

c. Chứ là tình thái từ.

d. Chứ không phải là tình thái từ

e. Với là tình thái từ

f. Với không phải là tình thái từ

g. Kia không phải là tình thái từ

h. Kia là tình thái từ.

2. Giải thích ý nghĩa của các tình thái từ in đậm trong những câu.

a. Chứ nghi vấn, dùng trong trường hợp có điều muốn hỏi, nhưng đã có khẳng định ít nhiều.

b. Chứ nhấn mạnh điều vừa khẳng định, ý muốn nói là không thể khắc phục.

c. U hỏi với thái độ phân vân.

d. Nhỉ thái độ thân mật.

e. Nhé dặn dò, thái độ thân mật.

f. Vậy thái độ miễn cưỡng, không muốn như vậy.

g. Cơ mà thái độ thuyết phục.

3. Đặt câu với các tình thái từ : mà, đấy, chứ lị, thôi, cơ, vậy.

– Vết thương của mẹ còn đau, cẩn thận kẻo lại bị nhiễm trùng.

– Mẹ rất chú ý kiêng cự mà !

– Đấy, anh lại đi chơi.

– Liệu có chắc là bạn ấy làm được bài không ?

– Chắc làm được chứ lị !

Các em đặt câu với các từ tình thái từ còn lại.

4. Đặt câu hỏi có dùng các tình thái từ nghi vấn phù hợp với những quan niệm xã hội.

– Thưa cô, bao giờ lớp ta đi thăm quan ạ ? (Học sinh và cô giáo)

– Các cậu nên phân chia một bên nam một bên nữ đấu bóng chuyền xem sao ? (các bạn nam nữ)

– Vậy ngày mai chúng ta thực hiện nhé !

– Bố ơi, mấy giờ bố con mìn đi thăm ông bà nội ?

– Con đã chuẩn bị lên đường rồi chứ ! (bố nói với con)

5. Một số từ tình thái tiếng địa phương.

– Ngày mai anh đến nhé ! (Hà Tây)

– Anh nói thế dư mà em lại nghĩ khác ! (Nam Định)

Các em tìm tiếp các từ tình thái ở địa phương khác.

Trên đây là bài tập làm văn soạn bài tình thái từ, chúc các bạn làm tốt bài văn của mình!

Nguyễn Văn Vinh

Chào tất cả các bạn! Mình là Nguyễn Văn Vinh – làm việc tại trung tâm giáo dục BÀI TẬP LÀM VĂN. Rất mong được các bạn ủng hộ!

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Check Also
Close
Back to top button