Soạn bài từ láy
Bài tập làm văn soạn bài từ láy lớp 7 ngắn gọn được soạn bám sát sách giáo khoa ngữ văn giúp các bạn học tập tốt môn Ngữ Văn lớp 7 chuẩn bị cho bài giảng sắp tới đây của mình.
Soạn bài từ láy
Soạn bài từ láy ngắn gọn
I. Các loại từ láy
Câu 1:
– Giống nhau:
- Cả ba từ láy đăm đăm, mếu máo, liêu xiêu đều có sự hòa phối về âm thanh.
- Đều do hai tiếng tạo thành.
- – Khác nhau:Đăm đăm – láy hoàn toàn
- Mếu máo – láy phụ âm (m) (láy bộ phận)
- Liêu xiêu – láy vần (iêu) (láy bộ phận)
Câu 2:
Tìm thêm các từ láy cùng loại với các từ trên rồi điền vào bảng sau:
Câu 3:
Các từ bật bật, thẳm thẳm sai về nguyên tắc cấu tạo từ láy toàn bộ. Từ láy toàn bộ có trường hợp láy lại nguyên dạng âm gốc như đăm đăm, song cần lưu ý các trường hợp do sự hoà phối âm thanh nên tiếng láy có biến đổi thanh điệu, phụ âm cuối, chẳng hạn: đo trong đo đỏ, xôm trong xôm xốp, bần trong bần bật, thăm trong thăm thẳm, … Các từ này vẫn thuộc loại từ láy toàn bộ.
II. Nghĩa của từ láy
Câu 1:
Các từ này được tạo thành dựa trên nguyên tắc mô phỏng âm thanh (còn gọi là từ láy tượng thanh): ha hả như tiếng cười, oa oa giống như âm thanh tiếng khóc của em bé, tích tắc giống như âm thanh quả lắc đồng hồ, gâu gâu giống như âm thanh của tiếng chó sủa.
Câu 2:
– Các từ thuộc nhóm (1) đều có khuôn vần i. Âm thanh của khuôn vần này gợi ra những cái nhỏ vụn, tương ứng với những sự vật, hiện tượng mà các từ lí nhí, li ti, ti hí,… biểu đạt.
– Các từ thuộc nhóm (2) có đặc điểm là:
- Láy bộ phận phụ âm đầu, tiếng gốc đứng sau.
- Các tiếng láy đều có chung vần âp, có thể hình dung mô hình cấu tạo loại từ này như sau: (x + âp) + xy; trong đó, x là phụ âm được láy lại, y là phần vần của tiếng gốc, âp là phần vần của tiếng láy.
- Các từ thuộc nhóm này có chung đặc điểm ý nghĩa là: chỉ sự trạng thái chuyển động liên tục, hoặc sự thay đổi hình dạng của sự vật.
Câu 3:
– Đặt câu với mỗi từ.
- Tấm vải này rất mềm mại.
- Quả cà chua này có màu đo đỏ.
Các từ láy: mềm mại, đo đỏ so với nghĩa từ gốc của chúng đỏ, mền -> sắc thái của từ láy giảm nhẹ so với gốc đo đỏ và nhấn mạnh hơn mềm mại.
III. Luyện tập
Câu 1:
Câu 2: Cấu tạo từ láy từ những tiếng gốc cho trước theo bảng sau:
Câu 3:
Từ thích hợp điền được bôi đậm trong dấy “…”
– Bà mẹ “nhẹ nhàng” khuyên bảo con.
– Làm xong công việc nỏ thở phào “nhẹ nhõm” như trút được gánh nặng.
– Mọi người đều căm phẫn hành động “xấu xa” của tên phản bội.
– Bức tranh nó vẽ nguệch ngoạc “xấu xí”.
– Chiếc lọ rơi xuống đất vỡ “tan tành”.
– Giặc đến, dân làng “tan tác” mỗi người một nơi.
Câu 4:
– Cô giáo em có dáng người nhỏ nhắn.
– Anh Dũng nói năng nhỏ nhẹ như con gái.
– Mẹ chăm chút cho các con từ những cái nhỏ nhặt nhất.
– Bạn bè không nên nhỏ nhen với nhau.
– Cánh chim nhỏ nhoi giữa bầu trời cao rộng.
Câu 5:
Tất cả đều là từ ghép, bởi vì mỗi tiếng trong từ đầu có nghĩa, chúng chỉ láy ở việc lặp phụ âm đầu.
Câu 6:
a. Nghĩa của các từ:
– chiền: từ cổ, cũng có nghĩa là chùa.
– nê: từ cổ, có nghĩa là chán, con người ăn vào nhưng ko tiêu hóa được thức ăn.
– rớt: rơi ra một vài giọt (còn sót lại, hỏng, không đỗ) hoặc cũng có nghĩa là rơi.
– hành: thực hành.
b. Theo cách giải nghĩa trên đây thì các từ đã cho là từ ghép vì cả hai tiếng trong từ đều có nghĩa.
Soạn bài từ láy ngữ văn 7
I. Các Loại từ láy
1. Từ láy đăm đăm có các tiếng lặp lại nhau hoàn toàn. Từ láy mếu máo: Sự giống nhau về phụ âm đầu giữa các tiếng. Từ láy liêu xiêu có sự giống nhau về vần giữa các tiếng.
2. Dựa vào kết quả phân tích trên, từ láy được phân làm hai loại: Từ láy toàn bộ và từ láy bộ phận.
3. Sở dĩ không nói bật bật, thẳm thẳm mà lại nói bần bật, thăm thẳm vì thực chất đó là những từ được cấu tạo theo lối lặp lại tiếng gốc, nhưng để cho dễ nói, nghe xuôi tai nên có sự biến đổi về âm cuối hoặc thanh điệu.
II. Nghĩa của từ láy
1. Nghĩa của các từ láy ha hả, oa oa, tích tắc, gâu gâu được tạo thành nhờ đặc điểm âm thanh của tiếng (nháy lại các tiếng kêu, tiếng động…)
2. a) Các từ láy lí nhí, li ti, ti hí… có chung khuôn vần thường gợi những âm thanh, hình dáng nhỏ bé.
b) Các từ láy nhấp nhô, phập phồng, bập bềnh có chung khuôn vần thường gợi tả những hình ảnh, động tác lên xuống một cách tiếp.
3. So với tiếng gốc mềm, từ láy mềm mại có sắc thái nghĩa nhấn mạnh hơn. So với tiếng gốc đỏ, từ láy đo đỏ có sắc thái giảm nhẹ đi.
III. Hướng dẫn tìm hiểu câu hỏi phần bài học
1. Các loại từ láy
Câu 1.
– Giống nhau:
- Cả ba từ láy đăm đăm, mếu máo, liêu xiêu đều có sự hòa phối về âm thanh.
- Đều do hai tiếng tạo thành.
– Khác nhau:
- Đăm đăm – láy hoàn toàn
- Mếu máo – láy phụ âm (m) (láy bộ phận)
- Liêu xiêu – láy vần (iêu) (láy bộ phận)
Câu b. Các từ láy bần bật, thăm thẳm trong các câu:
– Vừa nghe thấy thế, em tôi bất giác run lên “bật bật”, kinh hoàng đưa cặp mắt tuyệt vọng nhìn tôi.
– Cặp mắt đen của em lúc này buồn thăm thẳm, hai bờ mi đã sưng mọng lên vì khóc nhiều.
- Ta không thể thay thế: Bật bật, thăm thẳm.
- Bởi vì: Không đúng nghĩa với nội dung câu văn.
2. Nghĩa của từ láy.
a. Nghĩa của các từ láy ha hả, oa oa, tích tắc, gâu gâu = > mô phỏng âm thanh: Âm thanh tiếng cười, âm thanh tiếng trẻ khóc, âm thanh tiếng đồng hồ chạy, âm thanh tiếng cho sủa.
b. Đặc điểm của nhóm từ láy.
– Lí nhí, li ti, ti hí.
- Miêu tả những âm thanh, những hình dáng nhỏ bé.
- Đều thuộc loại láy vần.
– Nhấp nhô, phập phồng, bồng bềnh.
- Miêu tả trạng thái dao động, ẩn hiện, không rõ ràng.
- Đều thuộc láy phụ âm.
c. Ý nghĩa biểu đạt.
Các từ láy: Mềm mại, đo đỏ so với nghĩa từ gốc của chúng đỏ, mền – > sắc thái của từ láy giảm nhẹ so với gốc đo đỏ và nhấn mạnh hơn mềm mại.
IV. Luyện tập
Câu 1:
Đọc đoạn đầu trong văn bản “Cuộc chia tay của những con búp bê” (từ “Mẹ tôi giọng khản đặc” đến “nặng nề thế này”). Tìm những từ láy trong đoạn văn đó và xếp theo sự phân loại láy toàn bộ, láy bộ phận.
a. Những từ láy trong đoạn văn: Bần bật, thăm thẳm, chiêm chiếp, nức nở, tức tưởi, rón rén, lặng lẽ, rực rỡ, nhảy nhót, ríu ran, nặng nề.
Câu 2:
Điền các từ vào trước hoặc sau các tiếng gốc để tạo từ láy. Lấp ló, nho nhỏ, nhức nhối, khang khác, Thâm thấp, chênh chếch, anh ách.
Câu 3:
Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống trong câu.
– Bà mẹ “nhẹ nhàng” khuyên bảo con.
– Làm xong công việc nỏ thở phào “nhẹ nhõm” như trút được gánh nặng.
– Mọi người đều căm phẫn hành động “xấu xa” của tên phản bội.
– Bức tranh nó vẽ nghuệch ngoạc “xấu xí”.
– Chiếc lọ rơi xuống đất vỡ “tan tành”.
– Giặc đến, dân làng “tan tác” mỗi người một nơi.
Câu 4:
Đặt câu với mỗi từ: Nhỏ nhắn, nhỏ nhẻ, nhỏ nhỏ, nhỏ nhen, nhỏ nhoi.
– Bàn tay cô gái “nhỏ nhắn” thoăn thoăn đưa từng mũi kim qua đường vẽ trên mặt vải.
– Bà ta vừa hung dữ lại vừa “nhỏ nhặt” nên ai cũng ngại tiếp xúc.
– Bạn ấy nói năng “nhỏ nhẻ”, cử chỉ nhã nhặn nên ai cũng yêu mến.
– Hắn ta thật “nhỏ nhen” luôn tính toán từng đồng một.
– Cánh chim “nhỏ nhoi” giữa bầu trời cao rộng.
Câu 5:
Tất cả những từ này đều là từ ghép, bởi vì mỗi tiếng ở trong từ đều có nghĩa. Chúng chỉ giống từ láy ở việc lặp phụ âm đầu.
Câu 6:
a. Giải thích nghĩa của các từ:
– Chiền là tòa nhà xây lên để thờ phụng đức Phật giống như chùa.
– Nê là trạng thái mà con người ăn vào nhưng không tiêu hóa được thức ăn.
– Rớt là sự vật bị rơi bất ngờ mà con người không lường tới.
– Hành là thực hành áp dụng lí thuyết vào công việc.
b. Tất cả những từ đó đều là từ ghép, bởi vì cả hai tiếng trong từ đều có nghĩa.
Trên đây là bài tập làm văn soạn bài từ láy, chúc các bạn làm tốt bài văn của mình!