Soạn văn

Soạn bài câu trần thuật

Bài tập làm văn soạn bài câu trần thuật ngắn gọn được sưu tầm và giới thiệu với các bạn để tham khảo giúp học tập tốt môn Ngữ Văn lớp 8 chuẩn bị cho bài giảng của học kỳ 2 sắp tới đây của mình.

Soạn bài câu trần thuật
Soạn bài câu trần thuật

Soạn bài câu trần thuật

I. Đặc điểm hình thức và chức năng – Soạn bài câu trần thuật

Câu 1:

Chỉ có câu: Ôi Tào Khê! là mang đặc điểm hình thức của câu cảm thán. Các câu còn lại trong các đoạn trích này đều thuộc kiểu câu trần thuật.

Câu 2:

Những câu này dùng để:

– Trình bày suy nghĩ của người viết về lòng yêu nước của dân tộc ta (đoạn a).
– Kể (câu thứ nhất) và thông báo (câu thứ 2) (đoạn b).
– Miêu tả hình thức của một người đàn ông (đoạn c).
– Bộc lộ cảm xúc (câu thứ 2 và thứ 3 ở đoạn d).

Câu 3:

Trong các kiểu câu nghi vấn, cầu khiến, cảm thán và trần thuật, kiểu câu trần thuật được dùng nhiều nhất. Kiểu câu này có nhiều chức năng khác nhau (bao gồm cả chức năng chính của những kiểu câu còn lại) và không có dấu hiệu hình thức như các kiểu câu khác.

II. Luyện tập – Soạn bài câu trần thuật

Câu 1:

Xác định kiểu câu và chức năng của những câu đó.

a. Cả 3 câu là câu trần thuật. Câu 1 dùng để kể, câu 2 và 3 dùng để biểu lộ cảm xúc, tình cảm của Dế Mèn đối với cái chết của Dế Choắt.
b. Câu 1 là câu trần thuật dùng để kể. Câu 2 là câu cảm thán biểu lộ cảm xúc, tình cảm. Câu 3 và 4 là câu trần thuật biểu thị tình cảm và hành động: cảm ơn.

Câu 2:

Câu thứ hai trong phần định nghĩa bài thơ “Ngắm trăng” của Hồ Chí Minh là một câu nghi vấn (giống với kiểu câu của câu trong nguyên tác bằng chữ Hán: Đổi thử lương tiêu nại nược hà?), trong khi câu tương ứng trong phần dịch thơ là một câu trần thuật. Hai câu này tuy khác nhau về kiểu câu nhưng cũng diễn đạt một ý nghĩa: đêm trăng đẹp gây sự xúc động mãnh liệt cho nhà thơ, khiến nhà thơ muốn làm một điều gì đó.

Câu 3:

– Xác định kiểu câu:

+ Câu (a): là câu cầu khiến.
+ Câu (b): là câu nghi vấn.
+ Câu (c): là câu trần thuật.

– Các câu trên đều được dùng với mục đích cầu khiến, chỉ khác nhau về sắc thái (hai câu sau có ý cầu khiến nhẹ nhàng và lịch sự hơn câu đầu).

Câu 4:

– Các câu được dẫn ở đây đều là câu trần thuật.
– Các câu này dùng để:

+ Câu (a) dùng với mục đích cầu khiến
+ Câu (b): Phần trước dấu hai chấm dùng để kể, phần sau dấu hai chấm dùng với mục đích cầu khiến.

Câu 5:

Đặt câu trần thuật dùng để:

– Hứa hẹn: Xin hứa với anh là ngày mai tôi đến sớm.
– Xin hỗi: Em xin lỗi anh.
– Cảm ơn: Cháu xin cảm ơn bác.
– Chúc mừng: Cô chúc mừng em.
– Cam đoan: Tôi cam đoan đây là hàng thật.

Câu 6:

– Mẹ ơi! Bạn Lan lớp con xin cô giáo cho nghỉ học cả tháng nay rồi.
– Bạn nghỉ vì lí do gì?
– Dạ! Mẹ bạn ấy ốm nặng lắm ạ!
– Trời ơi! Khổ thân con bé! Thể nào, mẹ thấy dạo này nó ít sang chơi. Chiều nay mẹ tan ca sớm, mẹ sẽ cùng con đến bệnh viện thăm mẹ bạn ấy.
– Không nên đi trước 5 giờ. Bởi lúc ấy bệnh viện mới cho người nhà vào thăm mẹ ạ!

Trên đây là bài tập làm văn soạn bài câu trần thuật, chúc các bạn làm tốt bài văn của mình!

Nguyễn Văn Vinh

Chào tất cả các bạn! Mình là Nguyễn Văn Vinh – làm việc tại trung tâm giáo dục BÀI TẬP LÀM VĂN. Rất mong được các bạn ủng hộ!

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Check Also
Close
Back to top button